Tin mới
1
Miền Bắc mưa giông, Trung Bộ nắng chang chang
Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa lớn cục bộ, trời dịu mát. Trung Bộ đến Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp diễn nắng nóng, nhiều nơi đến mức gay gắt và có xu hướng gia tăng trong ít ngày tới
5
Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn
Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn

Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.

Nỗi lo tái diễn việc sập tấm đan, thủng cầu Long Biên

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-06-01 09:06
Trong khi tấm đan 2 bên mặt cầu Long Biên được gá chắc chắn vào dầm cầu, tấm đan ở giữa chỉ được đặt trên gờ thép đã han gỉ, tiềm ẩn nguy cơ thủng cầu tái diễn.

Sau sự cố sụt tấm đan bê tông gây thủng cầu Long Biên, dòng xe lưu thông qua cây cầu này đã chủ động né tấm đan giữa, đi sát vào 2 bên lề vì lo ngại sự cố tái diễn.

Trong cuộc họp giữa Cục Đường sắt và Sở GTVT Hà Nội, những lo ngại về sức chịu lực của tấm đan giữa một lần nữa được đưa ra bàn thảo. Khó khăn nằm ở chỗ hiện tượng han gỉ, xuống cấp của kết cấu thép bên dưới khó quan sát được khi đứng trên cầu.

"Phải chui xuống đáy cầu mà kiểm tra"

Trao đổi với PV, ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt (Bộ GTVT), cho biết kết cấu chịu lực của mặt đường cầu Long Biên chủ yếu dựa vào tấm đan bê tông và gờ thép đỡ tấm đan ở bên dưới. Tình trạng của tấm đan có thể dễ dàng quan sát nhưng hiện tượng han gỉ, xuống cấp của gờ thép thì rất khó kiểm tra.

"Sau sự cố, tôi đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt phải dùng quang treo chui xuống đáy cầu mà kiểm tra, điểm nào hỏng phải gia cố ngay. Chưa hàn lại được khung thép bên dưới thì dùng tấm thép đậy tạm lên trên mặt đường để đảm bảo đi lại an toàn", ông Khôi chia sẻ.

Nhiều ý kiến lo ngại tấm đan ở giữa chịu lực yếu hơn 2 bên, có thể tiếp tục bị sụt. Ảnh: Ngọc Tân.

Trong cuộc họp của Cục Đường sắt về tình trạng xuống cấp cầu Long Biên, nhiều kỹ sư đã chỉ ra vấn đề với kết cấu mặt đường bộ gồm 3 hàng tấm đan xếp cạnh nhau, trong đó tấm đan ở giữa chịu lực yếu hơn do chỉ kê lên thép mỏng.

Trước đây, cầu Long Biên được thiết kế cho ôtô đi trên đường cánh gà, vệt bánh chủ yếu đè vào 2 tấm đan 2 bên. Hai tấm bên này được gá vào hệ dầm nên chắc chắn hơn hẳn tấm ở giữa.

Thực tế quan sát tại cầu Long Biên, phóng viên nhận thấy không cần chờ đến phân tích của chuyên gia, nhiều người dân đi xe máy đã chủ động né làn giữa khi lưu thông trên cầu. Họ lo sợ sự cố sập tấm đan như ngày 28/5 lại tái diễn.

Là đơn vị chịu nhiều áp lực dư luận khi phát sinh sự cố, Giám đốc Công ty CP Đường sắt Hà Hải Nguyễn Quốc Vượng cho biết khó khăn lớn với doanh nghiệp là kinh phí bảo trì cầu rất hạn hẹp.

Trước mắt, để đảm bảo an toàn, Công ty CP Đường sắt Hà Hải tập trung nhân lực và ứng kinh phí để giải quyết cơ bản những vị trí có nguy cơ lớn ngay trong tháng 6, không để tái diễn hố sụt nguy hiểm.

Đồng thời, công ty sẽ lắp camera quay dọc 2 bên đường cánh gà để có thể quan sát lại tình huống chở quá tải gây hủy hoại mặt đường.

"Cụ chỉ vác được 20 kg, không thể cố hơn"

Chia sẻ ý kiến tại cuộc họp, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) ví von sức chịu tải của cầu Long Biên như một cụ già cao tuổi, không thể bắt cây cầu đã yếu sẵn lại thường xuyên phải chịu quá tải trọng.

Đơn cử, trong 6 giờ từ 12h đến 20h ngày 30/5, tổ kiểm tra của VNR đã đếm được 150 xe ba gác lưu thông qua cầu Long Biên. Đây là phương tiện chở hàng có tải trọng lớn không phù hợp để lưu thông trên cầu. Trong báo cáo của Cục Đường sắt, cơ quan này khẳng định vụ việc thủng mặt cầu ngày 28/5 có nguyên nhân trực tiếp từ một xe ba gác chở nặng gây sụt tấm đan.

Xe ba gác đi lên cầu Long Biên gây quá tải, đồng thời chiếm dụng làn đường, ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông của phương tiện phía sau. Ảnh: Ngọc Tân.

Với tình trạng xuống cấp của cây cầu, VNR đã phải điều chỉnh giảm tốc độ chạy tàu hỏa qua cầu từ 25 km/h xuống còn 15 km/h. Năm ngoái, doanh nghiệp cũng phải dồn vật tư kinh phí của vài cây cầu sắt khác để tập trung đắp vá cho cầu Long Biên. Nói như đại diện doanh nghiệp, kết cấu cầu hiện nay như "tấm áo rách, vá chỗ này lại thủng chỗ kia".

Để giảm tải cho cầu Long Biên, Cục trưởng Cục Đường sắt yêu cầu Tổng công ty Đường sắt phải mạch lạc làm rõ những loại xe nào được phép qua lại để thống nhất cắm biển hạn chế, thay thế biển báo cũ vì chưa nêu rõ việc cấm xe ba gác đi lên cầu.

Đặc biệt, hành vi đi xe máy lên làn đường bộ hành 2 bên mép cầu phải cấm tuyệt đối nếu không muốn "rơi cả người và xe xuống sông". Hiện, các tấm đan trên làn bộ hành chỉ là tấm bê tông lưới thép, không chịu được tải trọng của phương tiện.

Cục Đường sắt đề nghị Sở GTVT Hà Nội phối hợp tổ chức phân luồng cả hai đầu lên xuống của cầu Long Biên, kiểm soát xe ba gác hướng lên cầu.

Về lâu dài, cầu Long Biên đang được kiểm định lại tổng thể để xác định mức độ hư hỏng, ước lượng chi phí đầu tư và lập dự án đại tu. Ông Khôi cho biết việc quản lý và đầu tư cầu Long Biên trong tương lai sẽ được giao cho UBND Hà Nội.

Lúc 10h30 ngày 28/5, người dân lưu thông trên cầu Long Biên (Hà Nội) hướng từ nội thành sang phường Ngọc Lâm phát hiện mặt cầu xuất hiện một lỗ thủng lớn hình chữ nhật.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Công ty CP đường sắt Hà Hải (đơn vị quản lý cầu Long Biên), cho biết khung thép bị han gỉ đã khiến một tấm bê tông xi măng sụt xuống, tạo lỗ thủng nhìn thấy cả mặt sông Hồng. Tấm bê tông mắc lại ở hệ dầm thép bên dưới, không bị rơi xuống sông.

Đến 11h30, lỗ thủng tạm thời được gia cố lại. Sự cố khiến giao thông ùn tắc cục bộ, nhiều người lái xe máy phải quay đầu ngay trên cầu.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận