Tin mới
2
Miền Bắc mưa giông, nguy cơ cao lốc sét kèm mưa đá
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (30/4-10/5), nắng nóng mạnh còn duy trì ở hầu khắp các vùng trên cả nước trong ngày 30/4. Từ đêm 30/4 đến 1/5, miền Bắc chuyển mưa giông, chấm dứt nắng nóng
3
Hai ôtô tông nhau, một người chết
Xe giường nằm chở hàng chục hành khách về quê nghỉ lễ, bất ngờ tông nhau ở ngã tư đường tránh huyện Chư Sê, một nguời chết, 9 người bị thương
5
Hai người tử vong dưới hồ tưới cà phê
Phát hiện cháu gái bị đuối nước dưới hồ tưới cà phê sau vườn, người mợ tìm cách để cứu, song bị trượt chân rơi xuống hồ, khiến cả hai tử vong
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Miền Bắc mưa giông, nguy cơ cao lốc sét kèm mưa đá

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (30/4-10/5), nắng nóng mạnh còn duy trì ở hầu khắp các vùng trên cả nước trong ngày 30/4. Từ đêm 30/4 đến 1/5, miền Bắc chuyển mưa giông, chấm dứt nắng nóng
Hai ôtô tông nhau, một người chết

Xe giường nằm chở hàng chục hành khách về quê nghỉ lễ, bất ngờ tông nhau ở ngã tư đường tránh huyện Chư Sê, một nguời chết, 9 người bị thương

Những người bạch tạng châu Phi bị săn lùng để làm bùa may mắn

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2019-07-19 09:07

Phần thưởng cho những bộ phận cơ thể của người bạch tạng là rất cao, và chúng được cho là đem đến may mắn.

Bạch tạng (albinism) là thuật ngữ dùng để chỉ một triệu chứng bẩm sinh mà ở đó, da, tóc và mắt của người mắc chứng này bị mất đi toàn bộ sắc tố. Triệu chứng này xuất hiện ở mọi chủng tộc trên thế giới, với tỷ lệ trung bình là 1/17.000 người.

Đặc biệt ở Tanzania, một quốc gia còn nghèo và lạc hậu ở Đông Phi, tỷ lệ này là rất cao: 1/1.400 người. Nguyên nhân xuất phát từ tập tục kết hôn cận huyết ở những vùng quê xa xôi hẻo lánh.

 
Tanzania là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc chứng bạch tạng thuộc hàng cao nhất thế giới.
Tanzania là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc chứng bạch tạng thuộc hàng cao nhất thế giới.

Mất đi 1 phấn thân thể vì niềm tin mù quáng, thiếu cơ sở

Ở những vùng đất này, việc chứng kiến một đứa trẻ trắng toát chào đời là một điều gì đó dị thường. Và không rõ từ đâu, người ta lại có một niềm tin mù quáng rằng nếu sở hữu các bộ phận cơ thể của người bạch tạng, họ sẽ gặp may mắn hay trở nên giàu có. Chính vì thế, những người bạch tạng ở đây luôn sống trong nỗi sợ hãi bị tấn công hay hãm hại để làm "chiến lợi phẩm".

Kể từ khi người ta bắt đầu thu thập các số liệu thống kê, họ đã ghi nhận 74 trường hợp bị hại và 59 nạn nhân bị cắt tay chân vì những vụ tấn công. Ngay cả khi đã qua đời họ vẫn không được an toàn: có đến 16 ngôi mộ bị đào xới để trộm thi thể. Đó mới chỉ là những con số được thống kê.

 
Những đứa trẻ bạch tạng cụt tứ chi vì bị tấn công để cướp tay chân.
Những đứa trẻ bạch tạng cụt tứ chi vì bị tấn công để cướp tay chân.

Phần thưởng cho những vụ trộm người như thế này là rất cao. Với một cánh tay hay khúc chân, hung thủ sẽ được trả 3.000 - 4.000 đô (69 - 92 triệu đồng), một số tiền quá hấp dẫn so với thứ người ta vất vả kiếm được cả đời. Còn nếu kiếm được "full set", tức là nguyên một người, họ sẽ nhận khoảng 75.000 đô (1,7 tỷ đồng).

Cậu bé 10 tuổi Mwigulu Matonange bị 2 người đàn ông tấn công khi đang cùng một người bạn đi bộ về nhà lúc tan trường. Họ đè cậu xuống đất và cắt cụt cánh tay trái của cậu, rồi ôm "phần thưởng" biến vào rừng sâu.

Một người phụ nữ 38 tuổi bị chính chồng mình cùng 4 người đàn ông khác tấn công trong khi đang ngủ. Đứa con gái 8 tuổi của cô đứng nhìn khi bố cô bé bỏ chạy khỏi phòng ngủ, mang theo cánh tay của mẹ.

 
Ngay cả người lớn cũng không thoát khỏi những kẻ săn người man rợ.
Ngay cả người lớn cũng không thoát khỏi những kẻ săn người man rợ.

Ở một đất nước nghèo khổ như Tanzania​, ai là người cần đến những bộ phận của người bạch tạng?

Trường hợp gần đây nhất là vụ mất tích của bé gái 4 tuổi Pendo Emmanuelle Nundi khi cô bé bị bắt cóc ngay tại nhà vào tháng 12 năm ngoái. Người bố và người chú của Pendo bị bắt giữ vì tội đồng lõa, nhưng bất chấp phần thưởng lên đến 1.400 đô (32 triệu đồng), cô bé vẫn chưa được tìm thấy. Người ta vẫn đang nỗ lực tìm kiếm, nhưng nửa năm trôi qua, niềm hy vọng cô bé sẽ sống sót trở về càng mong manh hơn nữa.

Nhưng ai là người đứng đằng sau tất cả những vụ tấn công này? Ai là người cần đến những bộ phận của người bạch tạng? Ở một đất nước nghèo khổ như Tanzania, ai là người có chừng ấy tiền để trả cho những kẻ bắt cóc? Không ai trả lời được.

 
Không ai biết danh tính những kẻ đứng đằng sau các vụ tấn công này.
Không ai biết danh tính những kẻ đứng đằng sau các vụ tấn công này.

Từ trước đến nay mới chỉ có 10 người bị xét xử vì dính líu đến những vụ tấn công, nhưng tất cả chỉ là những kẻ côn đồ. Không ai biết danh tính của người mua, khách hàng của họ, là những ai. Chỉ biết rằng những vị khách hàng giàu có này luôn cần sự "phù phép" của các phù thủy, lang băm để biến những chỗ chân tay ấy thành bùa may mắn.

Ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng cảnh báo về sự xuất hiện tràn lan của các vị phù thủy lang băm này, và chính quyền Tanzania cũng ban hành một bộ luật nghiêm cấm các vị phù thủy này hành nghề. Nhưng trong những cộng đồng mà mê tín dị đoan vẫn còn là một vấn nạn, thì cách làm này không đem lại nhiều hiệu quả.

 
Trong nhiều cộng đồng ở châu Phi, người bạch tạng bị kỳ thị nặng nề vì bị xem là hiện thân của ma quỷ.
Trong nhiều cộng đồng ở châu Phi, người bạch tạng bị kỳ thị nặng nề vì bị xem là hiện thân của ma quỷ.

Để bảo đảm an toàn cho những người bạch tạng, họ được đưa đến những khu trại tập trung có tường cao, rào chắn và người canh gác. Đây được xem là một giải pháp tạm thời, nhưng nhiều năm trôi qua, nó dần trở thành một giải pháp lâu dài.

Nhiều đứa trẻ bị bắt ra khỏi gia đình và đưa đến đây, kể cả những người lớn bị bạch tạng cũng phải đến đây sống đằng sau những bức tường cao, không còn cơ hội trở về nhà. Dân làng cũng không muốn họ trở về, vì ở đây, người bạch tạng bị kỳ thị rất nặng nề.

Hiện tại, chính quyền Tanzania đang nỗ lực chấm dứt nạn tấn công và bắt cóc người bạch tạng bằng cách giáo dục người dân.

Ngay cả những nạn nhân bị tấn công cũng mạo hiểm tính mạng mình, lặn lội đến những vùng quê xa xôi hẻo lánh để tuyên truyền ý thức cho dân làng, rằng họ không phải là ma quỷ, cơ thể họ không mang đến sự may mắn nào, họ cũng chỉ là người, là xương và thịt, chỉ có làn da của họ là khác màu thôi.

 
Họ được đưa đến sống ở những khu trại cách ly để đảm bảo an toàn.
Họ được đưa đến sống ở những khu trại cách ly để đảm bảo an toàn.

Có lẽ đây là một bước đường dài, nhưng nó là con đường duy nhất để chấm dứt nạn săn người man rợ ở Tanzania chỉ vì một niềm tin mù quáng.

Dấu hiệu nhận biết chứng bạch tạng ở người:

- Người bạch tạng toàn phần thường có tóc trắng, da hồng và mắt màu hồng

- Người bạch tạng một phần thì khó nhận biết hơn vì da và mắt họ vẫn có màu nâu hay màu xanh nhưng nhạt hơn so với người cùng huyết thống

- Tròng đen mắt trong suốt nên ánh sáng dễ dàng xuyên qua, vì thế người bạch tạng rất nhạy với ánh nắng mặt trời

- Người bạch tạng sống ở vùng nhiệt đới rất dễ bị bỏng nắng hoặc ung thư da

- Bạch tạng là người bình thường, không phải là dấu hiệu của ma quỷ, không đem đến điều xui xẻo, không liên quan gì đến việc thế hệ trước trong gia đình họ "ăn ở" như thế nào

- Cơ thể họ là cơ thể của người bình thường, không đem đến may mắn và cũng không giúp chữa khỏi bệnh tật

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận