Tin mới
2
Nguồn gốc hiếm người biết về Ngày của Mẹ
Trong năm, thế giới dành ra một dịp nhất định để tôn vinh những người mẹ. Dịp này được gọi là Ngày của Mẹ. Năm 2024, Ngày của Mẹ là vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này ra sao?
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Nguồn gốc hiếm người biết về Ngày của Mẹ

Trong năm, thế giới dành ra một dịp nhất định để tôn vinh những người mẹ. Dịp này được gọi là Ngày của Mẹ. Năm 2024, Ngày của Mẹ là vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này ra sao?

Nhờ cộng đồng mạng, cô gái tìm được ân nhân sau 8 năm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-01-10 02:01

Từ một status trên mạng, Đỗ Quyên Quyên tìm được hai chàng trai giúp cha con cô đẩy chiếc xe máy hỏng suốt chặng đường 130 km từ Hà Nội về Ninh Bình.

Sau khi tìm thấy ân nhân, cô gái 24 tuổi chia sẻ cảm xúc trên Facebook: "Hẹn gặp nhé duyên đời để nợ/ Xa nhau rồi chẳng lẽ lại quên. Tôi đã khóc ngay trong cuộc điện thoại đầu tiên nói chuyện với các anh. Cảm ơn mọi người, sau 3 tuần tìm kiếm đã có kết quả. Tôi thấy mình hạnh phúc khi giờ có tận hai người anh".

quyen1-7002-1398043737.jpg
Anh Vũ Văn Kỷ (sinh năm 1983) cùng bạn tên Hải là hai người đã giúp cha con Quyên đẩy xe đi hơn 130 km từ Hà Nội về Ninh Bình. Ảnh: NVCC.

Cuối tháng 3, Quyên viết trên Facebook cá nhân về câu chuyện xảy ra năm 2006. Khi ấy, cô học lớp 11 và luôn bị đau hốc mắt. Hai cha con chạy xe máy từ Ninh Bình lên Hà Nội khám bệnh và trở về lúc trời khuya. Đến cao tốc Pháp Vân thì xe bị hỏng. Mặc bố cô vẫy nhờ trợ giúp, những chiếc xe vẫn lao đi. Chợt có hai thanh niên một béo, một gầy, chừng 25 tuổi, ngập ngừng dừng lại.

Hai thanh niên cô gái nhớ tên là Kỷ và Hải, đã giúp bố con Quyên đẩy chiếc xe đi hơn 30 km đến cuối đường cao tốc thì gặp quán sửa xe. Họ không về luôn mà ở lại cùng thợ sửa giúp. Không có phụ tùng thay thế nên chủ quán cũng đành chịu. Anh Kỷ thuyết phục người bạn tiếp tục đẩy chiếc xe hỏng trong đêm, đi hơn 100 km về tới Yên Khánh (Ninh Bình).

Dọc đường, Kỷ hỏi han chuyện học hành, khám bệnh của Quyên. Anh còn hát to để quãng đường về bớt xa và hứa đưa cô đi ăn kem Tràng Tiền khi nào cô đỗ đại học. Tới nhà Quyên hơn 3h sáng, hai chàng trai ngồi bất động vì toàn thân tê mỏi. Đêm đó, họ ngủ lại nhà cô để chờ sáng mai về quê sớm.

Buổi trưa, Quyên đi học về thì họ đã đi. Hai bên lưu số điện thoại và thi thoảng liên lạc. Sau này, chiếc điện thoại của bố cô bị mất nên gia đình cũng biệt tin hai chàng trai từ đó. Quyên chỉ biết nhà họ ở gần nhau, cùng quê Hải Hậu (Nam Định). Gia đình anh Hải có tàu ra khơi, còn anh Kỷ từng là giáo viên dạy tiếng Trung tại Hà Nội.

"8 năm trôi qua, tôi học ở Hà Nội, ra trường rồi đi làm. Tôi nhiều lần đi trên đường cao tốc để về quê, ăn kem Tràng Tiền và kể chuyện này với những người thân thiết. Tôi gặp nhiều người, gắng sống cho tốt, nhưng vẫn nghĩ mình mang nợ các anh. Nếu là tôi trong hoàn cảnh đó có lẽ cũng không giúp đỡ nhiệt tình như vậy. Có duyên rồi nên không quên được, tôi phải đi tìm lại thôi", cô gái cho hay.

quyen3-2707-1398043737.jpg
Quyên hội ngộ anh Hải tại Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Đăng status, Quyên mong mọi người chia sẻ với hy vọng cuộc sống có phép màu giúp cô toại nguyện. Nhiều người hỏi cô vì sao không đi tìm từ nhiều năm về trước, Quyên chỉ nói khi đó còn nhỏ nên chưa có điều kiện tìm. Lớn lên, tiếp xúc với nhiều người, va chạm nhiều trong cuộc sống càng khiến cô nhớ về lòng tốt và sự tử tế của những người đã gặp năm xưa.

Sau khi thông tin được chia sẻ trên mạng, Quyên nhận được nhiều sự giúp đỡ của bạn bè. Các diễn đàn mạng cũng vào cuộc giúp cô. Sau 3 tuần, cô nhận được hơn 500 e-mail, người bày cách rà lại hộ khẩu các xã ven biển Hải Hậu, người kể câu chuyện tìm người của họ nhằm tiếp thêm hy vọng cho cô. Quyên xúc động vì không ngờ chuyện riêng của mình lại trở thành sự quan tâm chung của nhiều người.

Bạn thân của anh Kỷ ở Sài Gòn đọc được câu chuyện trên. Chị nhận ra ngay vì thông tin trùng khớp và biết tính anh Kỷ rất hay giúp đỡ người khác. Vài ngày sau, chị giúp cho hai người nối liên lạc với nhau sau 8 năm dài đứt quãng.

Nghe giọng anh Kỷ trong điện thoại, Quyên vẫn ngờ ngợ vì không nhận ra. Trước đó, cô từng nhiều lần thất vọng vì không tìm đúng người. Khi đầu dây bên kia miêu tả ngôi nhà của Quyên, cô òa khóc vì biết đúng là anh.

Hai bên nói chuyện khá lâu. Sau đó, nhờ anh Kỷ mà Quyên có số điện thoại của người còn lại. Anh Hải đang trên đường giám sát xe tải từ Nam ra Bắc nên Quyên gặp được anh ở Hà Nội. Sáng 16/4, Quyên trở về nhà và cùng bố mẹ đến xã Hải Triều (Hải Hậu) để gặp anh Kỷ và thăm gia đình hai anh. Trong cảm nhận của cô, hai người thanh niên ngày xưa nay vẫn hiền, thân thiện và rất tốt bụng.

quyen2-2909-1398043737.jpg
Bố mẹ Quyên tâm sự, họ cũng nhiều lần muốn đi tìm những người năm xưa giúp đỡ, nhưng ở quê không biết tìm thế nào. Khi biết con gái đăng tin tìm người, ngày nào họ cũng gọi điện hỏi thăm. Bố mẹ Quyên chụp ảnh chung với anh Kỷ tại xã Hải Triều (Nam Định). Ảnh: NVCC.

Nhắc lại chuyện năm xưa, anh Kỷ chỉ cười: "Lúc thấy người vẫy xe trên đường cao tốc, tôi định không dừng lại vì có nhiều vụ cướp giật xảy ra. Nhưng khi nhìn thấy bố Quyên mặc chiếc áo xanh bộ đội và ánh mắt của cô bé đáng thương nên thuyết phục bạn mình cùng giúp. Không ngờ sau 8 năm, Quyên lại đi tìm. Đúng là duyên phận, mọi việc như một giấc mơ".

Sau khi giúp đỡ Quyên thì hai anh đều ra nước ngoài, vừa học vừa làm nên không thể liên lạc với gia đình cô. Sau này, anh Hải vào Nam sinh sống, còn anh Kỷ mua tàu đánh cá ra khơi. Giờ cả hai người đều có cuộc sống gia đình êm ấm. Họ nhận Quyên là em gái, nhận bố mẹ cô là bố mẹ nuôi.

"Trong hành trình tôi đi tiếp theo, có đôi cánh đại bàng này ở bên thì chẳng còn sợ gì nữa. Những ai lạc mất nhau thì tìm lại đi nhé. Nếu không thấy thì cũng sẽ nhẹ lòng hơn lúc chưa đi tìm. Tin tôi đi, cuộc sống luôn có phép nhiệm màu", Đỗ Quyên nhắn gửi.

Vnexpress

Nội dung Đỗ Quyên Quyên chia sẻ trên mạng xã hội:

-Tìm chàng trai đã gặp trên đường cao tốc-

Không biết cách nào để có thể tìm được các anh. Vì vậy tôi viết lại câu chuyện nhỏ của mình mong mọi người chia sẻ. Biết đâu Facebook hình tròn và cuộc sống luôn có phép nhiệm màu.

Tôi là Quyên - Đỗ Quyên Quyên, 24 tuổi, quê Ninh Bình, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Mong muốn gặp lại 2 người anh không quen biết, đã dùng chân đẩy chiếc xe máy hỏng cùng bố con tôi chạy hết quãng đường 120 km từ Hà Nội về Ninh Bình, trong đêm tối.

Chuyện xảy ra từ 8 năm trước, khi là học sinh lớp 11, do bị đau ở 2 hốc mắt, luôn nghĩ mình sẽ bị mù nên bố đưa tôi bằng xe máy đi từ Ninh Bình lên Hà Nội để khám bệnh.

Rồi trở về nhà lúc 8h tối. Khi đó bố còn đi một chiếc xe máy tàu cũ, màu đỏ, được 1/3 quãng đường cao tốc Pháp Vân thì xe hỏng. Bố vẫy tay, cầu cứu sự trợ giúp từ những chiếc xe khác đang lao hun hút trên đường. Nhưng không một ai dừng lại.

Gần như bất lực, bố lầm lũi dắt xe đi về phía trước. Tôi đeo ba lô mệt nhọc phía sau. Đường về còn hơn 100 km, hai bên không thấy nhà cửa, chỉ toàn bóng tối. Một chiếc xe máy khác được bố vẫy, ngập ngừng rồi dừng lại. Đó là 2 thanh niên, 1 béo, 1 gầy cỡ chừng tuổi tôi bây giờ (24-27).

Bố kể chuyện xe hỏng, cần sự giúp đỡ. Anh mập hơn tên là Kỷ, nói có biết về máy móc nên đã dùng dụng cụ cùng bố tháo lắp bộ phận trong xe nhưng không sửa được. Sau đó, 2 anh giúp bố con tôi đẩy xe đi hết 30km trên đường cao tốc bằng cách 2 xe đi song song, các anh dùng chân phải của mình đặt lên xe bố, lấy lực đẩy.

Dừng chân trên 1 quán sửa xe phía cuối đường, địa phận Hà Tây. 2 anh không về luôn mà ở lại, cùng thợ sửa xe cho bố. Loay hoay sửa mãi, không có dụng cụ thay thế, ông thợ nói hãy vào nhà nghỉ bên cạnh để sáng mai tính tiếp. Không hiểu sao lúc đó bố luôn có cảm giác sốt ruột và mong muốn trở về nhà bằng được.

Bố nói chuyện, một trong 2 người hơi do dự, nhưng sau đó người kia thuyết phục bạn mình tiếp tục đẩy chiếc xe hỏng trong đêm đi 100km từ Hà Tây về Ninh Bình. Con đường tối tăm, nhiều ổ gà trở nên xa lắc.

Trên đường đi, anh Kỷ hỏi han chuyện học hành, chuyện tôi đi viện khám bệnh. Anh nói, tôi nhỏ quá, lại còn bị ốm bao giờ mới lớn được. Chủ yếu thời gian trên đường anh hát tiếng Trung cho tôi nghe. Tôi hầu như không nói, chỉ im lặng nghe anh hát nghêu ngao.

Tất cả trở về nhà khoảng 3h sáng. Khi chiếc xe dừng lại hầu như 2 anh ngồi bất động vì toàn thân tê mỏi. Mẹ đã chuẩn bị sẵn bữa ăn đêm cho mọi người. Sau đó, các anh lên phòng tôi ngủ. Tôi xuống phòng bố mẹ. Sáng sớm, khi bạn đến rủ đi học, anh Kỷ còn dặn bạn đèo vì tôi còn ốm.

Sau lần duy nhất đó, tôi không còn gặp 2 anh nữa. Bởi khi đi học về các anh đã đi rồi. Bố kể lại, anh Kỷ đã thức để đọc tập bản thảo truyện ngắn tôi viết trên bàn học. Anh cũng dùng guitar của bố để chơi lại bản “À ơi” – được phổ nhạc từ bài thơ của tôi. Mẹ nói, biếu mãi 2 anh một ít bột sắn và hạt sen mới chịu nhận.

Nửa tháng sau tôi tìm thấy trong quyển sách của mình một bức thư dài kín 4 trang giấy. Anh Kỷ để lại, nét chữ rất đẹp. Anh nói, lúc có người vẫy xe trên đường cao tốc, anh định không dừng lại vì đã có rất nhiều vụ cướp giật tương tự. Nhưng khi nhìn thấy bố tôi mặc chiếc áo xanh bộ đội, và ánh mắt của con bé 17 tuổi đáng thương. Và anh tin là 1 mối duyên kỳ lạ nào đó, đã khiến anh dừng lại, rồi đẩy xe giúp bố con tôi suốt 120km bằng chân. Anh thích học văn, thích đọc sách và ăn mì tôm. Anh hứa, sẽ đưa tôi đi ăn kem Tràng Tiền khi đỗ đại học ở Hà Nội. Ngày đó, tôi không thể tưởng tượng được mùi vị kem Tràng Tiền sẽ thế nào.

Bố có lưu số điện thoại của anh Hải và nói chuyện sau đó. Cuộc điện thoại đầu tiên và cũng là cuối cùng, tôi nhận anh Kỷ là anh trai, sau đó biết thông tin anh đi Trung Quốc dạy tiếng Trung qua anh Hải.

Nhưng, không lâu sau, điện thoại của bố bị mất, không còn số của các anh nữa, cũng không lưu lại thông tin cá nhân gì. Cuộc gặp gỡ trong 1 đêm đầy lo âu, ở thời buổi còn nghèo khó đã khiến tôi mất liên lạc với các anh dễ dàng và đầy tiếc nuối như vậy. Không điện thoại riêng, không nick yahoo, không Facebook.

Có lẽ, các anh cũng vô tình làm mất số điện thoại, không nhớ đường về nhà tôi, hoặc cuộc sống quá bận rộn ở nơi nào đó rất xa đã khiến anh không tìm lại. Nhưng riêng với tôi, là người trong vị trí được giúp đỡ luôn nghĩ mình mang nợ.

Và cho đến bây giờ, 8 năm đã trôi qua. Tôi là sinh viên ở Hà Nội, ra trường và đi làm, nhiều lần đi ăn kem Tràng Tiền, nhiều lần đi trên con đường cao tốc để về quê. Nhiều lần kể lại câu chuyện này với những người thân thiết. Tôi cũng gặp nhiều người, cố gắng sống sao cho tốt nhưng vẫn nghĩ, nếu đặt trong địa vị của mình, chắc sẽ không làm được như các anh. Bố tôi cũng vậy, thi thoảng vẫn nhắc lại câu chuyện và nói về 2 anh như những thành viên trong gia đình.

Gặp gỡ trong đêm, tôi không còn nhớ rõ gương mặt của họ, chỉ nhớ dáng người, anh béo tên là Kỷ, anh gầy hơn là Hải. Ngày ấy, tôi gầy dí và tóc dài, có lẽ bây giờ các anh cũng khó nhận ra. Họ là bạn thân, nhà gần nhau, ở Hải Hậu - Nam Định, gia đình anh Hải có tàu ra khơi. Anh Kỷ từng là là giáo viên dạy tiếng Trung tại Hà Nội. Anh Hải làm cho 1 trung tâm xuất khẩu lao động sang Trung Quốc.

Trong bức thư anh Kỷ viết để trong quyển sách trên bàn học cho tôi có câu thơ: "Hẹn gặp nhé duyên đời để lại/ Xa nhau rồi chẳng lẽ lại quên". Có duyên rồi, không quên được, tôi phải đi tìm lại thôi.

P/S: Chuyện đã 8 năm. Ngày đó, khi còn là học sinh lớp 11 tôi không nghĩ nhiều lắm. Nhưng dạo gần đây tôi có nghĩ nhiều hơn, thường khóc, cảm giác sốt ruột, lo lắng như có chuyện không được tốt :(

-doquyenquyen35@gmail.com-

 

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận