Tin mới
2
Triệu phú cố tình phá sản
Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Tiệc sinh nhật mừng 19 tuổi của Tập đoàn Trần Doãn Group

Tập đoàn Trần Doãn, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, đã tổ chức buổi tiệc sinh nhật tại một trong những nhà hàng sang trọng thuộc hệ thống nhà hàng của tập đoàn vào ngày 26/04/2024. Sự kiện ấm cúng, sang trọng với đông đảo khách mời là đối tác kinh doanh và khách hàng thân thiết.
Triệu phú cố tình phá sản

Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm

Nhiều thanh niên Trung Quốc ăn bám bố mẹ vì thất nghiệp

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-04-21 01:04

Có bằng tốt nghiệp đại học, nhiều người trẻ xứ tỷ dân vẫn phải vật lộn tìm việc làm khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.


Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng cao tại Trung Quốc, khiến sinh viên mới tốt nghiệp khó tìm được việc làm. Ảnh: CNA.

Tony Bie tốt nghiệp đại học cách đây 2 năm, nhưng vẫn thất nghiệp và sống cùng bố mẹ ở Trung Quốc.

“Đôi khi, tôi tự hỏi vì sao mình lại học đại học. Nếu có việc ngay sau khi tốt nghiệp trung học, bây giờ tôi có thể đã lên cấp quản lý”, chàng trai 23 tuổi nói.

Mặc dù vậy, Bie muốn học lên cao hơn để lấy bằng thạc sĩ vì điều đó sẽ tăng cơ hội kiếm được việc làm.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh vào các trường đại học rất khốc liệt. Anh trượt kỳ thi tuyển sinh của khóa học 3 lần.

“Tôi không biết liệu mình có thể vượt qua kỳ thi hay ngày ấy sẽ không bao giờ đến”.

Bie là một trong khoảng 30 triệu thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc.

Dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố cho thấy tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc đối với những người 16-24 tuổi hiện là 19,5%, cao hơn gần 3% so với tháng 12/2022, theo ABC News.

Sự gia tăng đó diễn ra bất chấp việc chính sách “Zero Covid-19” của Trung Quốc kết thúc vào đầu năm nay. Để so sánh, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là 7,5% ở Mỹ và 7,8% tại Australia vào tháng 3.


Nhiều thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc dựa vào sự hỗ trợ của gia đình để kiếm sống. Ảnh: Ng Han Guan/AP.

Ít việc làm hơn

Tao Yu, giảng viên cao cấp về nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học South Australia, cho biết giới trẻ Trung Quốc thường tin rằng nền tảng giáo dục tốt sẽ dẫn đến công việc được trả lương cao.

Tuy nhiên, thực tế là khó khăn kinh tế của Trung Quốc, chủ yếu do chính sách “Zero Covid-19” kéo dài 3 năm, có nghĩa là có ít việc làm hơn cho sinh viên tốt nghiệp đại học.

“Có sự chênh lệch giữa những kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp có và một số nhu cầu của thị trường. Khi nhận ra bằng tốt nghiệp không đảm bảo cho việc có công việc tốt hay dễ dàng, họ phải đối mặt với một số điều không chắc chắn”, ông Tao nói.

Vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với lạm phát tăng cao, nền kinh tế Trung Quốc cũng vật lộn với chi phí sinh hoạt leo thang.

Trong thị trường việc làm khó khăn hiện nay, một số thanh niên Trung Quốc đang chọn mở gian hàng ở chợ đêm để tránh văn hóa làm việc “996” (làm việc từ 9-21h, 6 ngày/tuần) và giải quyết vấn đề thu nhập của họ.

Tuy nhiên, nhiều người khác phải dựa vào sự hỗ trợ của gia đình để kiếm sống qua ngày vì không có khoản trợ cấp nào cho thanh niên thất nghiệp ở Trung Quốc.


Nhiều người trẻ Trung Quốc nhận ra tấm bằng tốt nghiệp đại học không đảm bảo cho họ có công việc tốt hay dễ dàng. Ảnh: Shi Yangkun/Sixth Tone.

Tina Li (24 tuổi), tốt nghiệp đại học với bằng nghiên cứu truyền thông, thất nghiệp và sống nhờ bố mẹ gần 2 năm.

“Việc học đại học không mang lại cho tôi nhiều lợi thế so với những người có kỹ năng vì tôi thiếu kinh nghiệm. Tôi bây giờ hơi hối hận, công việc thực sự rất khó kiếm”, cô nói.

Dữ liệu từ Bộ Giáo dục Trung Quốc cho thấy có hơn 10 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học vào năm 2022 và dự kiến có thêm 11,6 triệu người trong năm nay.

Sa thải làm trầm trọng hơn vấn đề

Sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc đối với các lĩnh vực công nghệ, giáo dục và bất động sản cũng khiến một số lượng lớn thanh niên trong những ngành này mất việc làm.

Nhiều gã khổng lồ công nghệ đã sa thải hàng nghìn công nhân. Alibaba đã cắt giảm ít nhất 19.000 nhân viên vào năm ngoái.

Alan Rong (26 tuổi) làm việc cho một nhà phát triển bất động sản ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc bất ngờ bị sa thải vào tháng 2.

Nhưng anh không ngạc nhiên.

Chàng trai có bằng quản lý kỹ thuật cho biết sự suy giảm nghiêm trọng của thị trường bất động sản trong 3 năm qua gây ra tình trạng mất việc làm.

“Có áp lực đối với các công ty bất động sản khi căn hộ không bán được. Sau đó, công ty không đủ khả năng trả lương cho nhiều nhân viên vì vấn đề về dòng tiền”, anh nói.

Rong hiện thất nghiệp được 2 tháng và đang sống dựa vào trợ cấp thôi việc. Anh không thể tìm được công việc mới trong thị trường việc làm khốc liệt như vậy.

“Đôi khi, cha mẹ tôi nói rằng những người không học đại học đang làm việc tại các công trường xây dựng và có thể kiếm được hơn 10.000 nhân dân tệ (2.000 USD) mỗi tháng. Họ thắc mắc vì sao tôi thậm chí không thể tìm được công việc tốt”, anh nói.

Rong cảm thấy lo lắng về tình hình này, rằng không có tương lai cho anh và việc học đại học bị lãng phí.


Những người trẻ tuổi tìm đến mạng xã hội để bày tỏ quan điểm về vấn đề thất nghiệp của thanh niên. Ảnh: Aly Song/Reuters.

Hans Hendrischke, GS quản lý và kinh doanh Trung Quốc tại Đại học Sydney (Australia), cho biết tác động của chính sách “Zero Covid-19” đối với khu vực tư nhân và những người trẻ tuổi là rất đáng kể, đồng thời đặt ra một số câu hỏi đáng lo ngại.

“Chính sách này ảnh hưởng đến nhóm trẻ tuổi ở Trung Quốc - những người đang cố gắng tìm kiếm vị trí của họ trong xã hội. Quan sát của tôi là thực sự không có giải pháp ngắn hạn nào”, ông nói.

GS Hendrischke nói thêm: “Hệ thống giáo dục Trung Quốc vẫn chú trọng khá nhiều vào giáo dục phổ thông, trong khi ở các quốc gia khác, xu hướng hướng nhiều hơn đến việc hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ năng cho sinh viên tốt nghiệp. Đó là điều mà hệ thống giáo dục Trung Quốc phải được nâng cấp. Sẽ cần thời gian để tạo ra sự thay đổi đó”.

Vấn đề thất nghiệp ở Trung Quốc khiến những người trẻ tuổi bày tỏ mối quan ngại của họ trên mạng xã hội. Nhiều người so sánh mình với “Kong Yiji” - nhân vật văn học cổ điển của Trung Quốc, có học thức cao nhưng không muốn làm công việc chân tay trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Bie cho biết “hiện tượng Kong Yiji” phản ánh cảm xúc thực sự của những người trẻ Trung Quốc như anh: bị cô lập khỏi xã hội và lo lắng vì không thể kiếm được việc làm.

Bie cho biết anh rất vui nếu kiếm được bất kỳ công việc nào. Việc thất nghiệp khiến anh cảm thấy có lỗi với cha mẹ.

“Tôi ước bố mẹ sẽ gây áp lực cho mình. Nhưng họ không căng thẳng và động viên tôi rằng mọi chuyện vẫn ổn. Càng được an ủi, tôi càng cảm thấy có lỗi với họ”.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận