Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Ngưỡng mộ chàng sinh viên không tay với kì tích đỗ hai trường Đại học

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-12-21 11:12

Dù cuộc sống cướp đi ở chàng trai trẻ đôi tay, nhưng bằng đôi chân, Minh Phú đang từng ngày vẽ nên cho mình một tương lai tươi sáng.

Nguyễn Minh Phú (sinh năm 1990, quê Yên Thành, Nghệ An) được nhiều người mệnh danh là Nick Vujicic Việt Nam. Không may mắn khi ra đời đã phải chịu cảnh khuyết tật hai tay do di chứng chất độc da cam nhưng bằng nỗ lực bản thân, em đang từng ngày tạo dựng nên tương lai phía trước.

Bố của em là thương binh hạng 4/4 trở về từ chiến trường miền Nam.Bố của em là thương binh hạng 4/4 trở về từ chiến trường miền Nam.

Sinh ra tại dãy đất miền Trung nghèo khó và mang trong mình khiếm khuyết lớn, nhưng dường như tất cả không thể ngăn cản niềm khát khao được đến trường của em. Từ những năm tháng ấu thơ, trong lúc bạn bè cùng trang lứa háo hức đến trường, em chỉ dám len lén nhìn qua khung cửa sổ lớp mẫu giáo để quan sát bạn bè học hát, học múa. Rồi khát khao càng cháy bỏng hơn, vào thời điểm bạn bè bằng tuổi bắt đầu vô lớp 1.

Với một học sinh khuyết tật như em, việc đến trường đâu phải dễ dàng, nhất là nơi em sinh sống lại là vùng quê nghèo khó. Thương con chịu nhiều thiệt thòi, ông Nguyễn Quỳnh Lộc (cha của Phú) đã bỏ ngang công việc để chạy vạy khắp nơi tìm trường cho con, nhưng những gì hai cha con nhận lại chỉ là những cái lắc đầu từ chối.

Không đầu hàng số phận, người cha nghèo quyết tâm trở thành người thầy để chỉ bảo con những con chữ đầu tiên, thậm chí chs còn cầm chân con uốn nắn cách dùng bút. Với những đứa trẻ bình thường, việc bắt đầu tiếp xúc với con chữ đã không phải là điều dễ dàng, thì với em, đây còn là gian nan gấp bội phần. “Viết bằng chân thật sự là một việc khó khăn, và để làm chủ được cây bút là cả một quá trình” - Phú chia sẻ.

Trong quãng thời gian này, cha luôn bên cạnh và không ngừng động viên em. Rồi khi những nét chữ đầu tiên được viết nên, cũng là lúc hai cha con vỡ òa trong nước mắt hạnh phúc. Bỏ dở 3 năm tập tành viết từng con chữ, thì cuối cùng cậu bé khuyết tật đã có thể cắp sách đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa khác.

Không chỉ cần mẫn viết chữ bằng chân, chàng trai trẻ còn được biết đến là một học sinh giỏi của trường khi liên tiếp 12 năm liền đều là học sinh xuất sắc. Không dừng lại ở đó, Phú còn đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh môn Toán, Anh văn. Hay gần đây nhất, Phú đã tạo nên kì tích tại vùng quê nghèo Yên Thành khi xuất sắc đỗ hai trường đại học.

Ngưỡng mộ chàng sinh viên không tay với kì tích đỗ hai trường Đại học

Không chỉ có thể viết chữ bằng chân, nhiều người không khỏi nể phục em bởi tinh thần ham học.
Không chỉ có thể viết chữ bằng chân, nhiều người không khỏi nể phục em bởi tinh thần ham học.

Ngày nhận được giấy báo nhập học của ngành Công nghệ thông tin trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) và ngành Quản trị kinh doanh trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cũng là lúc niềm hạnh phúc của em và gia đình được vỡ òa khi bao cố gắng trong thời gian qua đã được đền đáp xứng đáng.

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn và quãng đường 4 năm Đại học cũng chẳng phải là ngắn nhưng gia đình vẫn cố gắng gói ghém cho Phú khăn gói vào TP.HCM để theo đuổi ước mơ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin. Chia sẻ mong muốn về chặng đường tương lai phía trước, Phú bộc bạch: "Bố năm nay đã 63 tuổi, còn mẹ thì quanh năm “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, nên em càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để giúp gia đình thoát khỏi cái nghèo đeo bám".

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...