Tin mới
2
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Người Việt trẻ chọn lấm bẩn tạo "màn chắn xanh" bảo vệ Việt Nam

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2020-08-14 11:08
Đã đến lúc giới trẻ thực sự “xắn tay áo và cầm xẻng lên” để trồng mảng xanh, thay vì “thả tim” và chia sẻ lời cầu nguyện ảo cho những cánh rừng đang dần biến mất.

“Một nhóm nhỏ người dân ý thức và tận tâm có thể thay đổi cả thế giới là sự thật không thể chối bỏ”, câu nói nổi tiếng của nhà nhân học người Mỹ - Margaret Mead - trong những năm 70 của thế kỷ trước vẫn giữ nguyên giá trị đến ngày nay, khi nhắc tới những nhóm người “thiểu số” đang kiên nhẫn trồng từng cây xanh để cứu lấy thiên nhiên.

Những năm gần đây, tình trạng mất rừng phòng hộ tại Việt Nam ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến thiên tai dày đặc, đời sống người dân thêm khó khăn. Hơn ai hết, thế hệ trẻ cần nhìn thẳng vào sự thật, rằng muốn bảo vệ rừng thì chính họ phải là người trồng rừng.

Đừng nghĩ trồng cây là việc khó khăn, vất vả, phải trèo đèo lội suối hay lên tận đồi trọc để đào hố gieo mầm, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu từ những khoảng đất trống tại con hẻm nơi bạn sống, sân vườn và ban công. Mỗi cây cổ thụ đều khởi nguồn từ một mầm non, và một xã hội yêu thiên nhiên được bắt đầu từ những nhóm nhỏ có ý thức.

Dạo một vòng mạng xã hội, đôi lúc chúng ta vẫn bắt gặp những bài viết của các chuyên gia môi trường hoặc kênh truyền thông, cảnh tỉnh thực trạng mất rừng, thiên nhiên bị tàn phá tại một địa danh nào đó ở Việt Nam. Những nội dung như vậy thường được người trẻ chia sẻ lại khá nhiều, lượng tương tác cũng lớn… Song, tất cả chỉ có vậy.

“Đừng nói chúng mình thờ ơ với thiên nhiên. Chúng mình cũng lo lắng về vấn đề biến đổi khí hậu, bão lũ, hạn hán, nhưng còn nhiều nỗi lo thực tế hơn như công việc, cuộc sống, chuyện tình cảm… cần để tâm trước”, một bạn trẻ giấu tên để lại bình luận dưới bài đăng cảnh báo về tình trạng cháy rừng vào mùa khô ở miền Trung.

Nhiều người trẻ thậm chí còn cho rằng mất rừng chẳng thể ảnh hưởng tới đô thị nơi họ đang sống, mà không nhận ra khi rừng xanh mất đi, ô nhiễm môi trường, bệnh tật và đói nghèo sẽ kéo đến.

Đây hoàn toàn không phải viễn cảnh xa vời. Tổng cục Lâm nghiệp cảnh báo trong 4 năm 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270 ha/năm, nhưng vẫn có đến 7.283 ha biến mất. Trung bình mỗi năm, Việt Nam mất 2.430 ha rừng.

Viện Điều tra và Quy hoạch rừng chỉ ra một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến rừng tự nhiên biến mất là vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức của con người, đặc biệt tại khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra, nạn chặt phá rừng cũng là vấn nạn nhức nhối chưa thể giải quyết dứt điểm.

Ngoài vai trò “lá phổi xanh” cho Trái Đất, rừng có tác dụng chắn gió, cản sức nước, góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng bão đi qua. Đồng thời, rễ cây cũng có vai trò hút nước lũ. Vì vậy, mất rừng sẽ dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, làm Trái Đất nóng lên, hạn hán, nước biển dâng cao, khiến mùa màng thất bát, từ đó dẫn đến đói kém.

Tại Việt Nam, những năm gần đây, thực trạng mất rừng đã khiến chúng ta phải đón nhận khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất mỗi năm (theo Tổng cục Phòng - chống thiên tai), đặc biệt tại các vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá khiến cường độ nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.

Mưa bão lũ xảy ra thường xuyên trở thành mối đe dọa với cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước, không chỉ ở các khu vực làng xã, tỉnh huyện, mà cả đô thị lớn.

Cụ thể, khi bão lũ xảy ra, lượng mưa tại các thành phố lớn cũng gia tăng, khiến đường xá ngập nước, giao thông và sinh hoạt của người dân bị đình trệ. Ngoài ra, vì cây xanh bị thiếu hụt nên không thể hấp thụ kịp CO2 thải ra từ phương tiện xe cộ và nhà máy, gây ô nhiễm không khí, sản sinh bụi mịn, các bệnh về hô hấp...

“Mỗi khi mưa bão, nông sản, thuỷ sản mất mùa, thực phẩm, mặt hàng gia dụng thiết yếu trở nên khan hiếm, dẫn đến giá cả đắt đỏ. Từ đó có thể thấy, mất rừng ảnh hưởng tới tận bữa cơm của gia đình bạn”, tài khoản Nam Tran phân tích trong một bài viết về tác hại của mất rừng trên mạng xã hội.

Trong khi đó, một dân mạng thắc mắc: “Mấy năm gần đây, người dân có ý thức bảo vệ rừng hơn, chăm chỉ trồng cây hơn. Chắc chắn số lượng cây đã được cải thiện, nhưng vì sao vẫn lũ lụt nhiều?”.

Trả lời câu hỏi này, Viện Nghiên cứu Môi trường Nông nghiệp Nông thôn nhận định thực tế đúng là rừng đang tăng diện tích, đồi núi trọc giảm dần, nhưng nước ta vẫn bị lũ lụt tàn phá nghiêm trọng bởi số lượng rừng phòng hộ chất lượng được trồng mới chưa nhiều, trong khi đó, nạn chặt phá rừng bừa bãi không giảm.

Từ đó có thể thấy, việc trồng rừng không bao giờ là đủ. Người Việt Nam, nhất là người trẻ không nên chủ quan, nghĩ rằng số lượng cây đang tăng nghĩa là rừng đã được cứu.

Một trong những xu hướng “sống ảo” không bao giờ lỗi mốt của giới trẻ là chụp ảnh với cây cối, hoa lá. Khi đi du lịch, nhiều người cũng lựa chọn địa điểm còn hoang sơ để thoả sức khám phá, thay vì nơi hiện đại được bê tông hoá. Từ đó có thể thấy người Việt trẻ rất yêu thiên nhiên, đặc biệt là cư dân đô thị, vốn luôn thiếu thốn mảng xanh trong lành. Tuy nhiên, từ sự trân trọng thiên nhiên đơn thuần đến thôi thúc phải trồng cây vẫn là một khoảng cách khá xa. Chủ yếu, người trẻ bị đóng đinh quan niệm “trồng cây là công việc quá to tát so với sức lực của mình”.

Một bạn trẻ có tên tài khoản Ly Le phân tích: “Rừng bị chặt rất nhanh, nhưng để trồng lại phải mất cả đời người. Hơn nữa, bọn mình không thể rủ nhau vác cuốc, mang hạt giống lên rừng để tự ý đào bới. Chưa kể sau đó, khi mình rời đi, ai dám đảm bảo hạt giống sẽ nở, hay cây non không bị kẻ xấu và thiên tai tàn phá tiếp? Nói chung, mình nghĩ trồng cây là công việc đòi hỏi sự lãnh đạo của bộ ngành, tổ chức lớn. Một người hay một nhóm nhỏ tự phát không thể làm được".

Thế nhưng, nhiều người trẻ khác lại cho rằng nên hiểu trồng cây theo nghĩa rộng hơn. “Đâu phải chỉ trong rừng mới cần cây xanh? Ngay tại khu bạn sống cũng đang thiếu hụt nhiều mảng xanh. Mỗi người chung tay trồng một chậu cây nhỏ cũng đủ giúp ngõ hẻm trở nên mát mẻ, trong lành hơn”, Ngọc Miên - chủ một homestay nằm trong cư xá cũ tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) - cho biết.

“Sau khi tích luỹ đủ vốn, tôi bỏ việc văn phòng để mở homestay theo phong cách sinh thái. Nhằm tiết kiệm chi phí, tôi mua các chậu đất, thùng xốp về và tự tay gieo hạt giống, tưới nước hàng ngày, thay vì mua những chậu cây đã lớn sẵn. Không ngờ chính vì được phát triển theo cách tự nhiên và ngẫu hứng, ‘đàn con’ có vẻ mọc lộn xộn của tôi lại trở thành yếu tố hút khách”, chị Miên nhớ lại.

Từ đó tới nay, Ngọc Miên không chỉ đầu tư các chậu cây trong homestay của chị, mà còn tình nguyện phủ xanh cả cư xá bằng vô số loài thực vật khác.

Còn tại thủ đô, nhóm Xanh Hà Nội với tham vọng phủ kín thành phố bằng một triệu cây xanh được xem là ví dụ điển hình cho những người trẻ yêu thiên nhiên và muốn bảo vệ môi trường. Dù mới trồng được hơn 3.000 cây trong 3 năm hoạt động, nhóm vẫn lạc quan tin dưới sự trợ giúp cả về tài chính lẫn nhân lực từ các tổ chức, nhãn hàng, tiến độ sẽ được đẩy nhanh hơn nhiều lần trong thời gian tới.

Gần đây nhất, nhóm kết hợp cùng nhãn hàng OMO tổ chức trồng 50 cây xanh cho 6 trường học tại Hà Nội, khi nhìn từ trên cao sẽ tạo thành một chiếc khiên, với thông điệp bảo vệ người dân thủ đô khỏi ô nhiễm, khói bụi.

“Bạn không cần vào tận rừng để trồng một cái cây, hãy bắt đầu từ những khoảng đất trống gần nhà, mua thêm nhiều cây cảnh cho sân vườn và ban công. Bạn cũng có thể tặng những chậu cây cảnh nhỏ xinh cho người thân, bạn bè. Một hành động nhỏ được thực hiện bởi nhiều người sẽ tạo nên kết quả to lớn”, đại diện OMO - doanh nghiệp đang tích cực tổ chức các hoạt động xã hội hướng tới bảo vệ môi trường - phân tích.

omo anh 1

Đây cũng là thông điệp OMO muốn truyền tải thông qua chương trình Lấm bẩn vì những màn chắn xanh Việt Nam, đang được triển khai trên cả nước, với sự kết hợp cùng nhiều tổ chức bảo vệ môi trường, diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng.

Để hiện thực hoá thông điệp, hãng khuyến khích dân mạng chụp ảnh cây cối tự trồng và gửi về cho OMO. Nhãn hàng cam kết sẽ trồng số lượng cây tương đương với số hình ảnh nhận được, tại rừng ngập mặn hoặc rừng phòng hộ đầu nguồn trên khắp Việt Nam.

Chương trình hướng đến mục tiêu thay đổi hành vi của cộng đồng để tạo ra những chuyển biến tích cực và bền vững hơn cho môi trường sống, bằng việc khuyến khích mọi thành viên trong gia đình cùng nhau lấm bẩn, trồng thêm nhiều cây xanh.

“Bảo vệ môi trường không phải là những gì đao to búa lớn, cần sự can thiệp của một bộ máy nhiều người. Bạn trồng một cái cây và lan toả tinh thần tích cực của việc trồng cây để người khác làm theo bạn, đó chính là hành động thiết thực, đóng góp đáng kể cho màn chắn xanh Việt Nam”, đại diện nhãn hàng nhấn mạnh.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận