Tin mới
2
Triệu phú cố tình phá sản
Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Tiệc sinh nhật mừng 19 tuổi của Tập đoàn Trần Doãn Group

Tập đoàn Trần Doãn, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, đã tổ chức buổi tiệc sinh nhật tại một trong những nhà hàng sang trọng thuộc hệ thống nhà hàng của tập đoàn vào ngày 26/04/2024. Sự kiện ấm cúng, sang trọng với đông đảo khách mời là đối tác kinh doanh và khách hàng thân thiết.
Triệu phú cố tình phá sản

Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm

Người trẻ Hàn Quốc vỡ mộng

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-12-14 05:12

Từ thời niên thiếu và đầu những năm 20 tuổi, Park Jung-mi tự coi mình là một người thành công, ngay cả khi thành tích không cao nhất lớp.

Thời học cấp 3, Jung-mi liên tục học đến nửa đêm, hy vọng đỗ vào một trường đại học danh giá. Khi trúng tuyển vào trường top 10 của Hàn Quốc, nữ sinh vẫn duy trì kỷ luật và sự chăm chỉ. Cô tốt nghiệp đại học và bắt đầu bước vào thị trường lao động

Jung-mi năm nay 31 tuổi với sự nghiệp không có gì nổi bật. Cô làm nhân viên hợp đồng hai năm cho một cơ quan nhà nước nhưng không được vào biên chế. Hai năm tiếp công tác trong một công ty kinh doanh nhỏ với mức lương thấp. Nhưng từ tháng 5 đến nay, cô đã ngừng tìm kiếm việc làm. "Tôi muốn thoát khỏi cái guồng căng thẳng đó", Jung-mi nói.

Giống như nhiều bạn học đại học, cô gái 31 tuổi ban đầu muốn công việc tại một công ty lớn. Nhưng Jung-mi chưa từng nghĩ ước mơ lại xa đến thế.

"Thật buồn khi nghĩ về cha mẹ và nỗi thất vọng tôi đang phải đối mặt", cô gái nói.


Một người tìm việc trả lời phỏng vấn tại hội chợ việc làm tổ chức ở Gangnam-gu, Seoul đầu tháng 1/2023. Ảnh: Yonhap.

Sự thất vọng của Jung-mi phản ánh nỗi đau chung của nhiều thanh niên Hàn Quốc, những người đang trong tình thế mắc kẹt, không còn trong độ tuổi đi học nhưng không muốn có việc làm. Nhóm người này được gọi bằng thuật ngữ NEET, viết tắt của Not in Education, Employment or Training (không học vấn, không việc làm hoặc không được dạy nghề).

Theo các chuyên gia, phía sau làn sóng buông xuôi của giới trẻ là câu chuyện về những ước mơ sụp đổ, kỳ vọng không được đáp ứng và vỡ mộng trước thực tế khắc nghiệt.

Dữ liệu của Bộ Lao động Hàn Quốc cho biết số thanh niên "nằm im" tăng đều từ 284.000 năm 2005 lên 307.000 người năm 2015 và đến 390.000 vào năm 2022. Xét về tỷ lệ, con số này thể hiện mức tăng trưởng từ 2,7% năm 2005 lên 4,5% năm 2022.


Một người tìm việc nhìn vào thông báo tại Lễ hội việc làm dành cho phụ nữ tỉnh Kyunggi 2023 được tổ chức tại tỉnh Kyunggi, hôm 21/11. Ảnh: Yonhap.

Park Ka-yeul, một nhà nghiên cứu về thị trường lao động, cho biết điểm khác biệt đáng chú ý của Hàn Quốc so với các quốc gia khác là trong khi NEET ở các nước khác thường có trình độ học vấn và địa vị xã hội thấp, nhiều cá nhân ở Hàn Quốc có trình độ học vấn cao. Tình trạng này phản ánh việc lạm phát giáo dục.

"Đây chính là sự lạm phát về trình độ giáo dục so với kỹ năng nơi làm việc", Park nhấn mạnh. Ông cho biết minh chứng rõ nhất là thay vì chấp nhận ổn định tại các công ty nhỏ, nhiều người trẻ từ chối đi làm cho đến khi tìm được vị trí đáp ứng kỳ vọng. Điều này thường dẫn đến tình trạng thất nghiệp kéo dài.

Hàn Quốc luôn tự hào là nơi có tỷ lệ vào đại học cao nhất trong số các nước OECD với gần 74% học sinh tốt nghiệp phổ thông đăng ký học đại học. Trong khi giáo dục công được miễn học phí hết cấp 3, người dân vẫn chi một khoản tiền đáng kể cho học thêm, đặc biệt là trước kỳ tuyển sinh đại học. Tính riêng năm 2022, tổng tiền đầu tư cho giáo dục tư nhân ước tính đạt 26 nghìn tỷ won, chiếm 1,2% GDP Hàn Quốc.

Tuy nhiên, việc đầu tư vào giáo dục khiến những thanh niên mang lại kỳ vọng không thể được đáp ứng. Nhiều người bỏ nhiều tiền bạc, công sức để học lên cao, mong được đền đáp nhưng cuộc sống chỉ cho họ những vị trí không xứng đáng.

Câu hỏi đặt ra: người trẻ định nghĩa thế nào về công việc tốt?

Khảo sát hồi tháng 5 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc, hơn 64% thanh niên thích làm ở công ty lớn, 44% chọn làm công chức, 36% chọn doanh nghiệp có quy mô vừa và gần 16% đồng ý vào công ty nhỏ.

Mức lương và phúc lợi xã hội cũng là yếu tố chính. Theo Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc, lương của doanh nghiệp nhỏ bằng 47% mức lương của các tập đoàn, tính đến năm 2021.

Hay trước đó, Viện CXO Hàn Quốc, cơ quan chuyên theo dõi doanh nghiệp cho biết 64 công ty lớn nhất cả nước, chiếm 84% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia chỉ tuyển dụng 11% tổng lực lượng lao động. Kế hoạch tuyển dụng lao động mới của họ dự kiến không tăng trong thời gian tới do kinh tế tăng trưởng chậm. Trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng gần 81% lực lượng lao động, nhưng đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực.


Một người tìm việc chờ tư vấn tại hội chợ việc làm tổ chức ở Gangnam-gu, Seoul hôm 1/11. Ảnh: Yonhap.

Khó khăn trong chuyển việc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giới trẻ ngại bắt đầu công việc tại doanh nghiệp nhỏ.

Kim Sung-hee, giáo sư Trường Nghiên cứu Lao động của Đại học Hàn Quốc cho biết cấu trúc cứng nhắc của thị trường lao động khiến lao động khó di chuyển từ công ty nhỏ sang doanh nghiệp lớn. Khoảng 3% lao động chuyển đổi thành công trong năm 2021.

Chưa kể, quốc gia này còn có sự phân biệt đối xử giữa việc làm bán thời gian và toàn thời gian. Trên thực tế, công việc bán thời gian được coi có mức lương thấp, ít phúc lợi và không được đảm bảo. Điều này khiến họ không được coi trọng và cố xin ứng tuyển vào công ty danh giá.

Kim Hye-won, chủ tịch nhóm dân sự địa phương Pie for Youth cho biết hơn 70% người Hàn Quốc theo học đại học, nhưng nhiều người không thực sự quan tâm đến theo đuổi học thuật. Bà Kim nhấn mạnh những người này thường gặp khó khăn trong việc hình dung ra hướng đi mới, trái ngược với con đường được cha mẹ vạch sẵn.

Trong khi đó, chuyên gia Park Ka-yeul cảnh báo người trẻ khi trải qua thời gian tìm việc kéo dài, ý chí và lòng tự trọng của họ giảm sút. Cuối cùng họ từ bỏ tham gia thị trường lao động

"Nếu sống trong NEET quá lâu sẽ làm suy yếu sức mua và sức sống của một quốc gia. Đặc biệt khi bước sang tuổi 40, nhóm đối tượng này ngày càng phụ thuộc vào tài chính của cha mẹ, ngại kết hôn, sinh con", ông Park nói.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng, chính phủ Hàn Quốc gần đây đã phân bổ khoảng 1.000 tỷ won để thúc đẩy thanh niên tham gia thị trường lao động. Khoản trợ cấp này nhằm hướng tới việc hỗ trợ các sáng kiến, chương trình thực tập ở khu vực tư nhân, công cộng và các dịch vụ tư vấn việc làm.

Jeon Seong-shin, đồng giám đốc điều hành của nhóm dân sự Neetpeople - tổ chức hỗ trợ các cá nhân NEET về mặt tinh thần và xã hội, cho biết nhiều người đang đổ lỗi cho thế hệ trẻ lười làm mà không biết họ đang vật lộn với chứng trầm cảm, thờ ơ và cảm giác tội lỗi khi không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ.

"Nhưng là một cộng đồng, chúng ta cần phối hợp để tạo ra mạng lưới an toàn cho xã hội, chấp nhận nhiều hơn về sự đa dạng và dần đưa mọi thứ về chuẩn mực", bà Jeon nói.

Theo vnExpress.net

 

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận