Tin mới
4
Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn
Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn

Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.

Người nước ngoài giải cứu rùa bán trái phép ở TP.HCM

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-01-11 01:01
Anh Robin Mahieux (30 tuổi, người Pháp) mua 2 con rùa bị bày bán trên vỉa hè ở quận 7 và gửi chúng cho trung tâm chằm sóc. Tuy nhiên, anh không biết bản thân vô tình vi phạm.

“Tôi biết rùa là loài cần được bảo vệ. Song tôi chưa biết phải làm gì ngay khi nhìn thấy nó, người bán có thể mang chúng đi nếu đợi tôi báo công an. Do đó tôi đã mua chúng về trước”, Mahieux giải thích động cơ anh “giải cứu” rùa.

Theo thông tin từ tổ chức bảo vệ động vật hoang dã có tên gọi Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (Education for Nature Vietnam - ENV), TP.HCM là một “điểm nóng” ghi nhận việc buôn bán rùa trên đường phố diễn ra phổ biến, kéo dài nhiều năm.

Trong vòng 30 ngày từ đầu tháng 12/2021, ENV liên tục nhận được phản ánh tình trạng trên từ người dân với tổng cộng 128 vụ, trong đó có nhiều người nước ngoài.

“Không chỉ vi phạm pháp luật, việc buôn bán rùa nay còn tạo hình ảnh không đẹp trong mắt người ngoại quốc ở Việt Nam”, đại diện ENV cho hay.

Người nước ngoài hành động

Ngày 31/12/2021, Robin Mahieux và bạn nhìn thấy 2 con rùa trên vỉa hè ở góc đường giao giữa Nguyễn Thị Thập và Nguyễn Hữu Thọ (quận 7). Người bán là một đàn ông khoảng 50-60 tuổi đội mũ lưỡi trai.


Hai con rùa được Robin Mahieux nhìn thấy vào buổi trưa 11-12h ngày 31/12/2021 dưới tiết trời nóng nực. Ảnh: NVCC.

“Khi chúng tôi đến gần, người bán có động thái đề phòng, có thể ông ta sợ rằng tôi sẽ gọi công an. Sau đó, tôi hỏi giá 2 con rùa, ông ta đòi 2 triệu đồng. Không mặc cả, tôi đã trả tiền ngay và mang rùa về”, anh Mahieux kể lại.

Chàng trai Pháp cho biết anh đã không kìm lòng được khi thấy tình trạng của con rùa. Anh nghi con rùa lớn thuộc loài trong danh sách động vật gặp nguy hiểm cần được bảo vệ.

“Chúng tôi đã cố gắng hành động nhanh trước khi con rùa có thể được đưa đến nhà hàng để làm thức ăn”, Mahieux nghĩ.

Ban đầu khi mang rùa về, anh Tây cung cấp nước và rau cho chúng ăn. Bạn anh đã giúp đăng tin trên mạng xã hội để tìm phòng thú y kiểm tra tình trạng của chúng thật kỹ lưỡng trước khi thả vào chùa.

Lúc này, người đàn ông ngoại quốc chưa biết đường dây nóng để phản ánh đến cơ quan chức năng liên quan đến động vật hoang dã.

“Rất nhiều người khuyên chúng tôi thả rùa vào chùa với hình thức phóng sinh. Chúng tôi đã chần chừ trong 2 tuần, sau đó quyết định liên hệ với ENV. Tổ chức này đã báo với đơn vị kiểm lâm của thành phố và tôi giao rùa cho họ”, người bạn của Robin Mahieux trình bày.

Sau bài đăng, nhiều người Việt và cư dân ngoại quốc ở TP.HCM chia sẻ từng cùng cảnh ngộ với Mahieux khi ra tay “giải cứu” rùa không đúng cách, hoặc phải nhắm mắt làm ngơ khi không đủ tiền mua. Phần lớn họ chưa biết việc mua rùa là tiếp tay cho hành vi mua bán trái phép động vật hoang dã, đồng thời chưa nhận thức được việc phản ánh với cơ quan chức năng.

“Tôi đã hai lần thấy việc bán rùa trên đường ở TP.HCM. Tôi biết đó là hành vi vi phạm pháp luật nhưng khi đó tôi không biết làm thế nào để báo cáo. Chắc chắn lần sau tôi sẽ chụp ảnh lại và liên hệ với ENV”, một người chia sẻ.

Theo cơ sở dữ liệu của ENV, rùa là một trong các loài thường xuyên bị ghi nhận nuôi nhốt hoặc buôn bán trái phép tại Việt Nam. Giai đoạn 1/1/2016-30/11/2021, ENV ghi nhận 1.482 vụ việc vi phạm; trong đó số vụ việc buôn bán rùa tại các địa điểm cụ thể (không phải buôn bán online) chiếm 695.

ban rua tren via he TP.HCM anh 2

ban rua tren via he TP.HCM anh 3
Hai con rùa được Robin Mahieux mang về nhà tạm thời chăm sóc. Sau đó, chàng trai ngoại quốc bàn giao chúng cho cơ quan kiểm lâm của TP.HCM. Hiện chúng đang được chăm sóc tại Củ Chi. Ảnh: NVCC.

Không nên tự giải cứu và phóng sinh rùa

Trao đổi với PV, đại diện ENV cho biết việc nuôi nhốt, mua bán rùa không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và không đáp ứng các điều kiện khác theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật.

“Những người có ý tốt đã bỏ tiền túi mua rùa về, mang đến chùa phóng sinh, chăm sóc tại nhà, hoặc mang đến các đơn vị bảo vệ động vật. Những trường hợp đó có thể bị tính là vi phạm”, đại diện ENV cho hay.

Tổ chức bảo vệ động vật này khuyến cáo người dân nếu chứng kiến vi phạm hãy báo tin cho ENV (theo hotline 18001522) hoặc cơ quan chức năng địa phương trong thời gian sớm nhất để kịp thời phát hiện và xử lý.

Song thực tế tình trạng buôn bán rùa trái phép ngày càng gia tăng và tinh vi hơn khiến lực lượng chức năng khó theo dõi và ngăn chặn. Nhất là vào những ngày cuối năm âm lịch và cận Tết Nguyên đán, nhu cầu từ thông tục phóng sinh giải hạn, cầu may khiến người dân mua rùa nhiều hơn.


Thực tế phóng sinh rùa tại một chùa ở TP.HCM (ảnh chụp hồi tháng 1/2017). Những con rùa được bán ở khuôn viên chùa. Tại đây có dịch vụ thuê thuyền cho khách thả rùa giữa sông. Người ta viết, khắc chữ lên mai rùa những lời cầu nguyện. Ảnh: Lê Quân.

“Rùa là một trong 4 tứ linh. Nuôi rùa trong nhà hoặc chùa có ý nghĩa phong thủy rất lớn. Rùa đóng vai trò hút long mạch của khu đất mình đang sống giúp gia chủ an lành làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn. Hơn nữa rùa là động vật chậm chạp, nuôi rùa sẽ rèn luyện cho gia chủ có tính kiên trì nhẫn nại”, một nơi cung cấp rùa phóng sinh viết.

Những lời quảng cáo này cũng là nội dung chào mời của người bán rùa trên vỉa hè. Nhiều người dân đã tin theo “mù quáng” khiến tình trạng mua bán rùa diễn ra.

ENV đã ra mắt phim ngắn tên Không phóng sinh rùa chính là tạo phúc trên nền tảng YouTube hồi tháng 10/2021, để khuyến cáo người dân không mua rùa phóng sinh hoặc nuôi nhốt.

Đoạn phim truyền tải thông điệp việc mua bán, phóng sinh rùa tiềm ẩn nhiều rủi ro và không đúng với tinh thần tôn giáo. Thả chúng vào ao chùa, sông hồ khi không hiểu rõ đặc điểm sinh thái của các cá thể rùa có thể khiến chúng chết, nếu là rùa ngoại lai có thể gây hại sinh vật khác. Điều này không phù hợp với giáo lý của Phật giáo, đồng thời còn là hành vi vi phạm pháp luật, tiếp tay cho việc săn bắt, buôn bán rùa trái phép.

Tùy theo loài bị vi phạm, số lượng hoặc giá trị các cá thể bị vi phạm, hành vi nuôi nhốt, buôn bán trái phép các cá thể rùa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù tối đa đối với cá nhân lên đến 15 năm theo quy định tại Điều 234, 244 BLHS; hoặc bị xử phạt hành chính lên đến 400 triệu đồng đối với cá nhân theo quy định tại Điều 21, 22, 23 Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận