Tin mới
3
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'
Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
5
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google
Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'

Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng

Người mẹ mù chữ trở thành nhà văn vì lời hứa với con

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2024-01-04 06:01

Thấy con trai chơi bời lêu lổng, Vương Tú Vân tuyên bố nếu con đỗ Đại học Thanh Hoa, bà sẽ học đọc viết và trở thành một nhà văn.

Bà Vương sinh năm 1960 ở huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông thuở nhỏ không được đi học vì gia đình nghèo. Năm 20 tuổi, bà kết hôn với một giáo viên trong làng và có một con trai tên Lưu Hoa Nam.

Thành tích học tập thời nhỏ của cậu bé khá tốt. Khi lên cấp hai, gia đình khó khăn, người cha phải lên thành phố làm thuê. Thấy kỳ vọng bố mẹ dành cho mình quá cao, việc học trở thành gánh nặng với Hoa Nam. Cậu bắt đầu trốn học, đánh nhau khiến không ít lần người mẹ phải lên trường giải quyết hậu quả.

Năm cuối cấp 2, giáo viên nói Hoa Nam khó có khả năng thi đỗ vào cấp 3 nếu tiếp tục như vậy. Như thường lệ, người mẹ chỉ biết dùng đòn roi dạy bảo con. Nhưng lần này, cậu con trai phản kháng lại, cãi mẹ tới nửa đêm.

"Con thấy học chẳng để làm gì. Thi đỗ Đại học Thanh Hoa hay Đại học Bắc Kinh thì cũng như bố, lại đi làm thuê trên thành phố", Hoa Nam nói. Trước sự bướng bỉnh của Hoa Nam, bà Vương gay gắt: "Con mà đỗ được Đại học Thanh Hoa thì mẹ, một người mù chữ, có thể trở thành nhà văn!".

Hoa Nam nghe xong nghĩ rằng một người như mẹ không có cơ hội trở thành nhà văn nên định nhân cơ hội này để làm bình phong cho những thất bại của mình. Cậu bé lấy ra một tờ giấy soạn bản cam kết: "Hai mẹ con, một người phải được nhận vào Đại học Thanh Hoa, người còn lại phải trở thành nhà văn".

Thấy con trai quyết tâm, bà Vương mạnh mẽ điểm chỉ vào tờ giấy.


Bà Vương Tú Vân xuất hiện trong bộ phim tài liệu năm 2019. Ảnh: 163.com.

Vụ "cá cược" với mẹ khiến Hoa Nam cảm thấy áp lực, dù luôn tin bà sẽ không thể trở thành nhà văn. Trong lúc đó, bà Vương bắt đầu tập đọc, học viết bằng từ điển mỗi ngày. Từ đó về sau, hai mẹ con âm thầm thực hiện kế hoạch của mình. Cậu con trai ngày nào cũng học tới khuya, người mẹ không chịu thua cũng cầm sách học từ mới sau những buổi đi làm ruộng về.

Quay lại với sách vở, Lưu Hoa Nam, một học sinh có nền tảng kém do bỏ học nhiều cảm thấy rất đuối sức, nhưng do cam kết với mẹ nên nhiều hôm dù rất mệt cũng gắng dậy học tiếp. Sự thay đổi của Hoa Nam khiến bạn bè bất ngờ, khi hỏi lý do cậu chỉ đáp: "Tôi muốn vào được đại học Thanh Hoa".

Về phía người mẹ, thấy con trai chăm chỉ như vậy cũng tạo áp lực cho bà. Lời nói trong lúc tức giận chỉ là bộc phát hàm ý "đó là điều bất khả thi". Nhưng bà biết nếu không cố gắng, sẽ làm Hoa Nam thất vọng. "Nếu bản thân bỏ cuộc, con trai cũng sẽ bỏ cuộc theo. Dù thế nào cũng phải cố gắng hết mình", bà Vương tự động viên bản thân.

Thời điểm này, chồng bà Vương vì tai nạn lao động đã trở về quê dưỡng bệnh. Hàng ngày ông giúp vợ tập đọc, tập viết. Sau một thời gian, Vương có thể đọc báo và tạp chí rồi tập viết văn, viết thơ. Lúc đầu, những câu văn của bà thường mắc lỗi chính tả, nhưng được sự động viên của chồng, bà tiếp tục kiên trì. Kinh nghiệm sống ở nông thôn nhiều năm cũng trở thành nguồn cảm hứng để người phụ nữ này sáng tác. Miền quê trong những tác phẩm của Vương hiện lên với những cánh đồng lúa, tình làng nghĩa xóm cùng cuộc sống bình dị. Không được đào tạo chuyên nghiệp, dù bài viết của bà đơn giản nhưng luôn thể hiện được sự chân thành.

Lưu Hoa Nam cũng bước vào lớp 12. Năm 2001, dù rất cố gắng và đạt thành tích khá cao nhưng điểm số của cậu chỉ được nhận vào Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh. Tuy không phải là Đại học Thanh Hoa nhưng bà Vương đã rất tự hào. Thành công bước đầu của con trai đã khiến người mẹ có động lực, tiếp tục sáng tác và đến năm 2003 đã xuất bản tác phẩm đầu tiên trên một tờ báo của địa phương.

Sau đó, bà Vương xuất bản thêm nhiều tác phẩm và trở thành hội viên của Hiệp hội Nhà văn tỉnh Sơn Đông vào năm 2018. Khi trở thành nhà văn thực sự, Vương Tú Vân xuất bản được một số tiểu thuyết như: "Bốn kho báu", "Điện ảnh đêm nay", "Canh gác", "Cuộc sống của thị trấn nhỏ" và "Ngưu gia".

Thành công của người mẹ cũng thôi thúc cậu con trai Lưu Hoa Nam không ngừng cố gắng. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đi làm và tiếp tục học lên thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa năm 2007, hoàn thành cam kết với mẹ.


Bà Vương Tú Vân trong buổi lễ kết nạp vào hội nhà văn tỉnh Sơn Đông năm 2018. Ảnh: 163.com.

Nhà văn Mạc Ngôn từng giành giải Nobel, bình luận về cách dạy con của bà Vương như sau: "Hai mẹ con chỉ đánh cược với nhau thông qua bản hợp đồng. Khi đặt con người vào nghịch cảnh mới thấy sự nỗ lực, dù khó khăn nhưng không chùn bước. Từ tức giận dẫn đến cãi vã, sau đó là sự thấu hiểu, cuối cùng cả hai mẹ đều đạt được mục đích và thành tựu riêng".

Câu chuyện của hai mẹ con từng được đài truyền hình Trung Quốc làm thành một bộ phim tài liệu. Trong phim, Vương Tú Vân chia sẻ, cha mẹ có nhiều cách để giáo dục con cái và cách tốt nhất là cùng chúng lớn lên.

"Muốn dạy con, phụ huynh trước hết phải làm gương", là thông điệp bà Vương muốn gửi gắm khi chia sẻ câu chuyện của mình.

Theo vnExpress.net

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận