Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Nghĩ từ phép thử "em yêu anh" và phản ứng của các ông chồng

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-04-27 04:04

Vài ngày qua dân mạng "dậy sóng" với phép thử đầy hào hứng mang tên "em yêu anh" mà các bà vợ nhắn tin gửi cho chồng.

Phản ứng của các ông chồng khiến mọi người "cười nghiêng ngả", kéo theo nhiều người lao vào thử rồi chụp hình chia sẻ cho nhau. Chạnh lòng nghĩ, nếu "phép thử" này xảy ra ở một đất nước phương Tây, có tạo thành "hiệu ứng" như thế?

Người phương Tây có một lợi thế là đặc điểm tính cách hướng ngoại, rất phóng khoáng trong việc bộc lộ cảm xúc yêu thương. "Yêu" còn được xem là từ quá phổ biến để họ dùng nói với tất cả mọi người - cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em... Khi một người nói "I love you" (em yêu anh/anh yêu em), phần đa chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời tương tự. Và với một việc mà kết quả gần như đã biết trước, chẳng ai nghĩ cần phải "thử" làm gì.

Tại sao "phép thử" xuất hiện và được hưởng ứng mạnh mẽ như vậy giữa chúng ta?

Bởi vì chúng ta đang chìm trong thói quen bộc lộ yêu thương quá ít! Việt Nam, cũng giống như những đất nước khác mang nặng tư tưởng Á Đông "kín đáo và ý nhị", xem bộc lộ yêu thương, cảm xúc cá nhân là một điều gì đó thật đáng ngại ngùng. 

Không ít người con ngày nhỏ sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, được ôm nựng, hôn hít nhưng khi trưởng thành dần dần đã trở nên xa cách với chính những người thân từ việc thiếu những cử chỉ bày tỏ yêu thương nho nhỏ ấy.

Đôi bên không thể bày tỏ tình yêu dù trong lòng rất muốn, một việc rất dễ làm như một cái ôm lại có thể khiến người ta đỏ mặt, xấu hổ. Câu chuyện về một cậu bé nói với cha lúc đôi bên tâm sự "như hai người đàn ông với nhau" trong một show truyền hình thực tế: "Con thấy bố ôm ông hơi ít", "bố cần phải ít ngại ngùng đi"..., giống như trường hợp này, là điều đáng để chúng ta suy nghĩ về cách bày tỏ yêu thương và ý thức hình thành thói quen bày tỏ yêu thương đối với những người thân, vợ chồng, con cái và cha mẹ.

Không ít các cặp tình nhân khi yêu thì quấn quýt, ngọt ngào, nhưng khi về chung một nhà thì thói quen bày tỏ yêu thương dần bị xóa bỏ. Họ quên nói yêu, quên bộc lộ những cử chỉ ân cần, thế nên cũng dễ hiểu khi một ngày người này nổi hứng nhắn "em yêu anh/anh yêu em" sẽ nhận lại được phản ứng ngạc nhiên, thậm chí là "không tin đấy là vợ/chồng mình" của đối phương.

Những phản ứng của các ông chồng được chia sẻ trên mạng dẫu chỉ là chuyện rất nhỏ, "vui là chính", nhưng hãy suy ngẫm đôi chút từ sau những mẩu tin nhắn ấy thay vì chỉ khúc khích cười. 

Một cặp đôi luôn dành cho nhau những lời yêu thương, hôn tạm biệt mỗi sáng trước khi đi làm hay nói yêu nhau mỗi cuối ngày trước khi đi ngủ, nói chung là có thói quen bộc lộ yêu thương, chắc chắn chẳng bao giờ rơi vào "bị động" khi nhận được tin nhắn "em yêu anh" từ nửa kia. Họ sẽ thuộc nhóm có phản ứng "nhàm chán" nhất như "anh yêu em"/ "anh cũng yêu em, vợ ạ"... 

Những người thường ngày đến một lời nói yêu cũng không có sẽ rơi vào phản ứng nghi ngờ không biết có phải vợ mình hay không, hay vợ đang nhắn tin nhầm cho "thằng nào", hoặc nghi ngờ đến lúc phải "nộp" lương, hay bà xã đang có "âm mưu" nào đó... Họ thuộc nhóm có phản ứng gây cười. 

Không phủ nhận việc một số ông chồng thực sự có khiếu hài hước trong phản ứng với vợ. Nhưng rõ ràng chúng ta đang cười không chỉ vì những phản ứng hài hước, ta còn cười vì những phản ứng quá thật, quá đúng với thực tế của chúng ta: Sự thiếu thốn, nghèo nàn trong cách bày tỏ yêu thương đang làm chúng ta "khô đi như ngói", ngỡ ngàng khi được nhận yêu thương, và sau những phản ứng buồn cười thì rất có thể nhiều bà vợ sẽ chỉ còn biết... cười buồn.

Theo Dân trí

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận