Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Nghi lễ đêm tân hôn khiến nhiều cô dâu, chú rể sợ khiếp vía

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-06-14 11:06

Có rất nhiều cặp vợ chồng đã trở thành nạn nhân của nghi lễ này.

Có nguồn gốc cách đây 2000 năm từ đời nhà Hán, nghi lễ náo động phòng (nao dong fang) cho phép những người bạn của cô dâu chú rể bày những trò vui để chọc phá họ trong đêm tân hôn. Việc này nhằm tạo nên không khí vui vẻ, thư giãn cho những cặp hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, chú rể và cô dâu chưa từng quen nhau trước đó.

Tuy nhiên ngày nay, nghi lễ này đã bị biến chất và trở thành những trò đùa khiếm nhã và kém văn minh.

Vào tháng trước tại tỉnh Thiểm Tây, một chú rể đã bị lột sạch quần áo, còn độc một chiếc quần lót và cột vào gốc cây. Những người bạn còn tưới huyết chó và phọt bình cứu hỏa lên người anh.

Chú rể này bị mọi người lột sạch đồ và trói vào gốc cây. (Ảnh: Toutitao)
Chú rể này bị mọi người lột sạch đồ và trói vào gốc cây. (Ảnh: Toutitao)

Sau đó bị tạt huyết chó và phọt bình cứu hỏa lên người. (Ảnh: Internet)
Sau đó bị tạt huyết chó và phọt bình cứu hỏa lên người. (Ảnh: Internet)

Vợ chồng anh Shi Jun (39 tuổi) trải qua 10 năm trước nhưng vẫn ám ảnh tới tận bây giờ. Những người bạn đã treo quả táo trên dây, cô dâu chú rể đã phải tìm cách ăn mà không được dùng tay hay bất kỳ công cụ nào khác. Mục đích để cô dâu chú rể hôn nhau nhiều nhất có thể còn mọi người xung quanh thì thoải mái cười đùa.

Anh Shi chia sẻ với The Straits Times: "Những trò chơi thường diễn ra trong khoảng 3 tiếng vào lúc nửa đêm. Khi chơi chúng tôi đã thấy quá đủ và nên dừng lại nhưng sợ sẽ làm bạn bè mất vui, mà lại đang là ngày trọng đại của mình nên tôi phải cố gắng".

Một chú rể đã bị những người bạn trói tay và bắt mặc đồ lót phụ nữ diễu hành trên đường ở thành phố Trùng Khánh. Vụ việc khiến giao thông tắc nghẽn. Những người không biết đã gọi điện báo cảnh sát đến giải thoát cho chú rể vì họ tưởng đám đông đang bêu xấu một con nợ để đòi tiền. Những người bạn của chú rể bị cảnh sát tạm giữ và chỉ được cho về sau khi giải thích rằng đây chỉ là trò vui chọc ghẹo tân lang đêm động phòng.

Trò đùa với chú rể gây phản cảm và khiếm nhã. (Ảnh: Internet)
Trò đùa với chú rể gây phản cảm và khiếm nhã. (Ảnh: Internet)

Thậm chí có trường hợp, chú rể bị trói vào cột đèn rồi bị đốt pháo ngay dưới mông. Nhiều trường hợp cô dâu chú rể bị sờ soạng. Vào tháng 6 năm ngoái, một chú rể đã té từ tầng 6 xuống tử vong trong khi  trốn đám bạn đang cố tình chọc phá anh.

Nghi lễ này đã bị biến chất không còn ý nghĩa văn minh như lúc trước. (Ảnh: Wanhuajing)
Nghi lễ này đã bị biến chất không còn ý nghĩa văn minh như lúc trước. (Ảnh:Wanhuajing)

Một cuộc khảo sát 21.000 độc giả của tờ China Youth Daily đã cho thấy 80% người được hỏi cho biết họ bị bạn bè chọc phá vào đêm tân hôn và hơn 50% cho biết không thích nghi lễ náo động phòng.

Nhà nghiên cứu phong tục dân gian, Ai Jun ở Bắc Kinh cho biết các phong tục văn hóa biến đổi dần qua thời gian nhưng phong tục náo động phòng đã thay đổi theo hướng xấu xí, làm mất đi ý nghĩa cốt lõi ban đầu của nó.

Mặc dù nhiều người đang kêu gọi cơ quan chức năng can thiệp nhưng bà Ai Jun cho rằng không thể đưa ra luật để cấm phong tục này và chính phủ nên tuyên truyền để giáo dục người dân.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận