Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Ngày 19/11, TP.HCM sẽ tưởng niệm người tử vong vì Covid-19

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-11-11 06:11
19h ngày 19/11, TP.HCM sẽ tưởng niệm người dân và cán bộ tử vong trong đại dịch Covid-19. Chương trình được truyền hình trực tiếp.

Chiều 11/11, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ thông tin về tình hình dịch trên địa bàn.

Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19

Liên quan kế hoạch tổ chức lễ tưởng niệm, cầu siêu cho các cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh trong đại dịch, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết ngày 11/11, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch về tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19.

Theo ông Hải, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành ủy TP.HCM đứng ra tổ chức. Thời gian làm lễ tưởng niệm lúc 19h ngày 19/11.

Địa điểm tại Hội trường Thống nhất số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa quận 1 và Thành phố Thủ Đức, các quận, huyện. Chương trình được truyền hình trực tiếp.

Ca nhiễm tăng nhanh, Hóc Môn lập bệnh viện dã chiến 300 giường

Bà Nguyễn Thụy Mỵ Châu, Phó chủ tịch UBND huyện Hóc Môn cho biết diễn biến dịch bệnh ở huyện Hóc Môn có dấu hiệu tăng. Hiện, dịch ở Hóc Môn được đánh giá ở cấp độ 2. Trong đó, từ ngày 22 đến 28/10, số ca PCR trên địa bàn là 346 ca. Ngày 29/10-4/11, số ca tăng là 342 ca. Gần nhất trong ngày 10/11, huyện ghi nhận có 633 ca trong cộng đồng và hộ gia đình.

Ban chỉ đạo huyện nhận định có một số nguyên nhân chính dẫn đến số ca tăng, một là địa bàn Hóc Môn rộng, dân đông, người tiếp xúc người sau thời gian TP nới lỏng; hai là việc mở cửa, tái sản xuất khiến lượng công nhân nhiều địa phương ở các doanh nghiệp trở lại đông. Trong số các công nhân khi quay lại làm việc có test nhanh và cho kết quả dương nhưng việc quản lý của doanh nghiệp còn lơ là, khiến ca nhiễm trở về cộng đồng.

Ngoài ra, Hóc Môn có 2 xã Bà Điểm và Xuân Thới Thượng, giáp ranh một số khu công nghiệp… Trong khi đó, lực lượng trên địa bàn còn lỏng, việc ra quân xử lý còn chưa tập trung.

Về giải pháp, Ban chỉ đạo huyện xác định trước mắt phải xây dựng được bệnh viện dã chiến quy mô 300 giường, huyện dự kiến lên phương án thiết kế vận hành từ tuần sau. Đồng thời, huyện cũng tăng xét nghiệm, vùng có nguy cơ, có trọng tâm; tăng cường công tác tuyên truyền về tiêm chủng vaccine; đặc biệt là thực hiện nghiêm thông điệp 5K.

Lực lượng quân y rút đi dẫn đến tình trạng quá tải

Hai tuần qua, số ca mắc mới tại TP.HCM có dấu hiệu gia tăng trở lại. Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhận định đây là kết quả tất yếu khi TP chấp nhận nới lỏng giãn cách xã hội và sống chung, thích ứng an toàn dịch Covid-19.

167 cho truyen thong o TP.HCM da mo lai anh 1
Nhân viên y tế chăm sóc cho các bệnh nhân đang thở máy tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.

Theo đó, để kiểm soát dịch trong thời gian tới, HCDC và ngành y tế nói chung có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các quận, huyện để theo dõi, phát hiện các ổ dịch, kịp thời cách ly, ngăn chặn ổ dịch và theo dõi các trường hợp chuyển nặng, giảm thiểu tử vong.

Ông Châu cho biết gần đây, một số quận huyện có số ca nhiễm tăng nhanh, trong khi đó, lực lượng quân y rút đi dẫn đến tình trạng quá tải. Do đó, Sở Y tế TP đã điều lực lượng tăng cường hỗ trợ các trung tâm y tế, trạm y tế địa phương để kịp thời cấp phát gói thuốc A, B, C đến người dân.

Lãnh đạo Sở Y tế cho hay sau khi TP ghi nhận số ca giảm vào cuối tháng 9, số ca phải thở oxy trên địa bàn hiện nay ở mức khoảng 1.800 trường hợp. Số ca thở máy xâm lấn dao động hơn 230. Số ca tử vong thấp nhất là 21 trường hợp vào 30/10, các ngày tiếp theo dao động từ 40-43 trường hợp.

Ngoài ra, số ca tử vong của TP gần đây có một số trường hợp từ các tỉnh khác chuyển đến.

Theo thống kê trong ngày 10/11, TP ghi nhận 38 ca tử vong, trong đó có 3 trường hợp từ các bệnh viện tỉnh liên hệ điều trị; 34 trường hợp có bệnh nền. Trong số ca ghi nhận, số trường hợp tử vong chưa tiêm vaccine là 20, với 12 người trên 65 tuổi và có bệnh nền. Số tử vong đã tiêm đủ là 10 người, đều trên 50 tuổi và có bệnh nền. “Có một số người nằm liệt nhiều năm được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nặng. Nhóm người mắc bệnh nền, cao tuổi, nằm một chỗ lâu ngày có nguy cơ tử vong cao. Do đó, Sở Y tế thời gian qua đã khuyến cáo các quận, huyện phát hiện các trường hợp này để xem xét có giải pháp bảo vệ, tiêm vaccine, tránh miễn nhiễm từ gia đình”, ông Châu nói.

"Người dân không chủ quan dù đã tiêm 2 mũi vaccine"

Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, vaccine Covid-19 hay bất kỳ loại vaccine nào khác chỉ làm giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, khi mắc, bệnh nhân vẫn có khả năng chuyển nặng và tử vong.

"Khi so sánh, người đã tiêm đủ vaccine Covid-19 thì tỷ lệ chuyển nặng, tử vong sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa việc đã tiêm vaccine là không sao hết", ông Châu nói.

Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết theo số liệu, trong số các trường hợp mắc Covid-19 tử vong những ngày vừa qua, có 2 trường hợp đã tiêm một mũi vaccine Covid-19, 10 trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi.

"Toàn bộ 10 trường hợp tử vong dù đã tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 đều trên 50 tuổi. Như vậy, nhóm nguy cơ cao hiện nay của thành phố là những người cao tuổi, người mắc bệnh nền, đặc biệt trường hợp có bệnh nền lâu năm", lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh.

Sở Y tế TP đề nghị trong thời gian tiếp theo, các địa phương cần rà soát, đưa ra những biện pháp phòng, tránh lây nhiễm, ngăn chặn chuyển nặng đối với nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền. Trong đó, những người chưa tiêm vaccine Covid-19 cần được quan tâm đặc biệt.

TP.HCM không mở lại chợ tự phát

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết tính đến nay, lượng hàng hóa về TP đạt 8.000 tấn/ngày.

Riêng 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền mỗi ngày lượng hàng về đạt 3.000 tấn/ngày.


Người dân quận 5 đi chợ mua thực phẩm. Ảnh: Chí Hùng.

Số chợ truyền thống 167/234 chợ truyền thống được mở. Dự kiến từ nay đến cuối tuần mở thêm 4 chợ nữa.

Lãnh đạo TP đã chỉ đạo các địa phương không mở lại chợ tự phát. Chủ trương trên đã người dân ủng hộ, không mua tại các chợ tự phát để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch.

Gần 20.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, cho biết tình hình xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, vi phạm nồng độ cồn tại quận 7 và TP Thủ Đức từ 28/10 đến 8/11 nhìn chung ổn định. Thời điểm này có 61 vụ tai nạn giao thông, giảm 10 vụ so với thời gian liền kề; làm chết 11 người giảm 14 người.

Lực lượng CSGT kiểm tra phát hiện xử lý 19.378 trường hợp, trung bình khoảng 2.000 trường hợp/ngày, xử phạt 11.058 với hơn 10 tỷ đồng, tước giấy phép hơn 1.000 trường hợp, tạm giữ hơn 1.000 phương tiện.

CSGT TP cũng phát hiện lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn từ 28/10 đến 8/11 là 582 trường hợp chiếm 3% số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông. Riêng quận 7 xử lý 58 trường hợp trong cùng thời gian trên.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, tính đến ngày 11/11, TP.HCM có hơn 442.000 ca mắc Covid-19.

Thành phố đang điều trị cho 11.586 bệnh nhân, 232 bệnh nhân nặng đang thở máy, 13 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 10/11, thành phố có hơn 1.200 bệnh nhân nhập viện, 200 bệnh nhân xuất viện, 38 trường hợp tử vong trong ngày. Toàn địa bàn đã tiêm được 7,8 triệu mũi một và 5,8 triệu mũi 2.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...