Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

‘Nếu nghe lời khuyên và đeo khẩu trang, tôi đã không suýt chết’

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-05-03 11:05
Trong đại dịch Covid-19, tâm lý chủ quan, lơ là việc đeo khẩu trang vì nghĩ bản thân không nằm trong nhóm dễ mắc bệnh từng khiến nhiều người trả giá đắt.

Thân hình lực lưỡng, chưa bao giờ bị cảm sốt hay thậm chí là ho, John Loeber (50 tuổi, Mỹ) từng bật cười khi nghe đến dịch Covid-19 và việc khuyến cáo đeo khẩu trang để phòng virus.

Khi lệnh phong tỏa được nới lỏng vào tháng 6/2020, Loeber hào hứng đến các quán bar, nhà hàng mà không có bất kỳ biện pháp tự bảo vệ nào, kể cả đeo khẩu trang.

Điều gì đến cũng đã đến. Loeber mắc Covid-19. Chưa bao giờ việc hít thở đối với anh khó khăn như vậy.

“Hãy nhìn vào sai lầm của tôi. Hãy đeo khẩu trang, ở nhà nếu không cần thiết ra ngoài. Đừng nghĩ rằng bạn miễn nhiễm với Covid-19, nó có thể tấn công bất cứ ai”, người đàn ông viết ra lời khuyên chân thành trên trang cá nhân sau gần 15 ngày nằm trong phòng chăm sóc tích cực với máy thở oxy.

Xem thường sự nguy hiểm của dịch bệnh và suy nghĩ chủ quan “chắc virus chừa mình ra” cũng từng là tâm lý của nhiều người từ chối đeo khẩu trang như Loeber. Tuy nhiên, khi họ nhận ra sai lầm và phải đón nhận hậu quả của suy nghĩ đó cũng đã muộn.

tra gia vi khong deo khau trang anh 1
Xem thường dịch bệnh, nhiều người vẫn không tuân thủ nghiêm chỉnh quy định đeo khẩu trang. Ảnh: AFP.

Coi virus như trò đùa

Trước khi nhập viện vào 27/4/2020 với các triệu chứng ho, khó thở vì SARS-CoV-2, Paola Castillo (Mỹ) chưa bao giờ nghĩ rằng căn bệnh này sẽ xảy đến với mình.

“Tôi vẫn đi ra nơi đông người, không đeo khẩu trang và nói: ‘Mọi người không thấy sao, tôi vẫn ổn’. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình lại bị lây nhiễm”, Castillo nói với CBS.

Nữ nhân viên thu ngân đã phải nằm viện điều trị trong 79 ngày, nhiều lúc cận kề cái chết. Sau khi thoát khỏi lưỡi hái tử thần, Castillo mới nhận ra hành động từ chối khẩu trang ngày trước của mình ngu ngốc đến thế nào.

“Có lẽ nếu tôi nghe lời khuyên và đeo khẩu trang, tôi đã không suýt chết như vậy và tránh được tất cả điều này”, cô hối hận.


Castillo phải trả giá cho sự chủ quan bằng 79 ngày trên giường bệnh. Ảnh: Medical City North Hills.

Không chỉ người ngoài ngành y tế, sinh viên y khoa như David Vega (28 tuổi, Mỹ) cũng từng nghĩ Covid-19 là thứ gì đó “ở ngoài kia”, nhắm vào ai chứ không thể là mình. Vega cho rằng sức trẻ, nền tảng thể lực tốt sẽ là thứ bảo vệ anh trước virus corona, theo NBC.

“Đó là trải nghiệm về sức khỏe tồi tệ nhất trong đời. Nghĩ lại, tôi đã tự đặt bản thân vào quá nhiều tình huống dẫn đến việc mắc Covid-19 như đi trên chuyến bay đông đúc mà không có biện pháp bảo vệ, tham gia tiệc tùng với bạn bè.

Tôi đã không coi trọng sức khỏe của mình bởi vì nghĩ rằng bản thân sẽ không thể nào nhiễm bệnh. Tôi biết, mình đã lầm”, Vega nói sau khi được chẩn đoán dương tính với SARS-CoV-2 vào tháng 3/2020.

Sau khi chật vật chiến đấu với các triệu chứng bệnh, Vega chia sẻ trải nghiệm của bản thân qua bài viết có tên Tôi là Vega và tôi không bất khả chiến bại, bạn cũng vậy trên trang web của Đại học Y khoa Indiana.

tra gia vi khong deo khau trang anh 3
Nhiều người trẻ vi phạm quy tắc phòng dịch vì nghĩ bản thân không nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: Tony Edwards.

“Có 10-20% số người mắc Covid-19 không có triệu chứng, vì vậy bạn có thể đang lây lan virus và làm tổn thương những người bạn yêu thương mà không nhận ra. Chúng ta không biết ai mang mầm bệnh và ai khỏe mạnh, vì vậy, hãy đeo khẩu trang khi ra ngoài, thực hiện giãn cách xã hội, đừng tự chừa bản thân ra chỉ vì bạn có thân hình lực lưỡng hay đang ở tuổi trẻ sung sức”, anh viết.

Không giống Vega, Castillo, nhiều người không còn cơ hội được hối hận hay sửa chữa sai lầm khi chủ quan trước đại dịch.

Vào tháng 6/2020, một tháng trước khi chết vì Covid-19, Thomas Macias (51 tuổi, Mỹ) nói bản thân thật "ngu ngốc" khi tham gia một bữa tiệc nướng để rồi mắc bệnh.

Theo anh rể của Macias, người đàn ông 51 tuổi hiếm khi ra khỏi nhà trước buổi tụ tập song khi địa phương nới lỏng các quy định phong tỏa, Macias chán nản cảm giác một mình quá lâu, tặc lưỡi chủ quan và tham gia bữa tiệc với suy nghĩ mình sẽ an toàn.

Không chủ quan

Làm việc tại một bệnh viện ở Michigan (Mỹ), một năm qua, y tá Lydia Mobley thường xuyên nghe được chia sẻ hối hận của những người nằm trên giường bệnh.

“Họ hối tiếc vì đã không coi trọng việc phòng dịch, ước rằng đã đeo khẩu trang hay làm nhiều hơn để bảo vệ bản thân và gia đình”, cô nói với National Public Radio.

Hơn một năm dịch bệnh hoành hành trên toàn thế giới, nhiều người đã nhận thức được sự nguy hiểm của Covid-19, ý thức hơn trong việc phòng chống dịch song vẫn có không ít người nghĩ bản thân nằm ngoài tầm ảnh hưởng của loại virus chết người.

Trên khắp nước Mỹ, các bữa tiệc theo chủ đề Covid-19 đã bắt đầu nhộn nhịp khi quốc gia này triển khai rộng rãi việc tiêm vaccine và số ca mắc mới giảm.

tra gia vi khong deo khau trang anh 4
Ngay cả khi đã tiêm vaccine, người dân vẫn nên thực hiện giãn cách xã hội, không tụ tập đông người. Ảnh: CNN.

Tháng 3 vừa qua, khi Florida dỡ bỏ các biện pháp chống dịch, hàng nghìn người trẻ đổ về tiểu bang này tiệc tùng ăn mừng kỳ nghỉ xuân. Theo NY Post, nhiều người cho biết họ không lo ngại Covid-19 vì không nghĩ rằng mình nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh.

Nhiều chuyên gia nhận định dù đã tiêm vaccine, người dân vẫn không được chủ quan bởi biện pháp này chưa thể đảm bảo 100% người được tiêm không nhiễm virus, chứ chưa nói đến người bình thường không có biện pháp bảo vệ nào.

“Ngay cả khi mọi người cảm thấy bản thân khỏe mạnh, ít có khả năng mắc bệnh, nguy cơ bị Covid-19 tấn công của họ vẫn rất cao. Khi ấy, với một tâm lý chủ quan, những người đó mới là mối nguy hiểm thực sự", tiến sĩ Robert Murphy, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Northwestern, nói với Healthline.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...