Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

"Nếu được sống thêm một đời nữa, con không muốn làm con trai mẹ"

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-05-27 09:05

"'Không cần biết buồn bao nhiêu, đau bao nhiêu, ngày vẫn trôi qua và cuộc sống vẫn tiếp diễn', đó là những gì mà con học được. Cám ơn mẹ vì đã dùng cả cuộc đời chăm sóc, lo lắng cho con mà không một lần than phiền", chính là những dòng tâm sự ngắn ngủi của chàng trai 26 tuổi dành cho người mẹ tảo tần.

Hồ Đình Thạc (26 tuổi), tốt nghiệp khoa Luật Đại học Quốc gia Đài Loan, là giảng viên danh dự, cố vấn khởi nghiệp cho thanh thiếu niên Đại học Hồng Kông, Học viện Giáo dục, Viện hành chính cấp cao, đồng thời sáng lập Hiệp hội xe buýt cách tân xã hội (Social Innovation Bus - SIB), Pumpkin No.3 và Pinglin Street. Đằng sau những thành tích dày cộm của chàng trai chỉ mới 26 tuổi này, chắc hẳn không ai tưởng được cả thời thơ ấu lại là chuỗi ngày đầy rẫy máu và nước mắt.

lá thư gửi mẹ
Hồ Đình Thạc - người sáng lập Hiệp hội xe buýt cách tân xã hội (Social Innovation Bus - SIB), Pumpkin No.3 và Pinglin Street. (Ảnh: Internet)

Trong mắt nhiều người, Hồ Đình Thạc có lẽ thuộc tuýp lạnh lùng, cứng nhắc. Tuy nhiên, cuộc sống của anh lại sinh động hơn người trẻ khác rất nhiều. Sống trong một gia đình mẹ đơn thân, bản thân lại mắc chứng bệnh "xơ cứng teo cơ một bên" (Lou Gehrig), mọi hoạt động cơ thể của anh đều hạn chế. Một phần ba cuộc đời anh phải chứng kiến mẹ - bà Hà Mỹ Kim - khổ cực, ngậm đắng nuốt cay nuôi nấng mình, cuộc sống như vậy có thể nào coi là bình lặng được?

lá thư gửi mẹ
Chân dung chàng doanh nhân trẻ tài năng. (Ảnh: Internet)

Ngày vừa tròn 23 tuổi, Hồ Đình Thạc đã viết một bức thư đầy cảm động cảm ơn người mẹ vĩ đại của mình. Khi được hỏi về quá khứ, nhắc đến mẹ, anh xúc động nói: "Người khiến tôi khó tưởng tượng được nhất chính là mẹ. Từ chủ doanh nghiệp biến thành nhân viên kế toán, kèm theo hằng hà những công việc khác như rửa bát, lau dọn... đi sớm về trễ, mẹ tôi chính là điển hình của câu nói 'chấp nhận số phận'. Vất vả thì sao, vẫn phải kiếm tiền, làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ, duy trì cuộc sống theo quy luật vốn có. Tuy nhiên, đó là tất cả những gì mẹ dạy, tôi hiểu và học được".

lá thư gửi mẹ
Để có được thành công như hôm nay, anh chàng này cùng mẹ đã phải trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, gian khổ. (Ảnh: Internet)

Lá thư này là tất cả sự thắc mắc, lòng hổ thẹn, biết ơn, nhiều hơn nữa là tình cảm của người con trai bất hiếu vì đã làm khổ mẹ trong suốt nhiều năm dài. Giờ đây, Hồ Đình Thạc đã là một doanh nhân trẻ, tương lai đầy hứa hẹn, có đủ khả năng phụng dưỡng mẹ già, nhưng vẫn không thể lấy lại năm tháng xót xa ngày trước, chỉ có thể gửi đến mẹ lời cảm ơn chân thành.

Cùng xem qua lá thư dày đặc nỗi lòng của chàng doanh nhân trẻ tuổi để hiểu thêm về cuộc sống vốn dĩ khắc nghiệt thế nào và... người khác có thể mạnh mẽ vươn lên, vậy tại sao mình không thể?

lá thư gửi mẹ
Vui cũng hết ngày, buồn cũng hết ngày, cuộc sống dù thế nào cũng vẫn phải tiếp diễn. (Ảnh: Internet)

Nguyên văn bức thư gửi mẹ của Hồ Đình Thạc:

"Mẹ,

Lại đến sinh nhật của con rồi, trong suốt 23 năm qua, mẹ đã rất vất vả nhỉ?

Mang nặng đẻ đau đứa trẻ khiếm khuyết với bệnh xơ cứng teo cơ một bên như con, mẹ đã phải chịu đựng sự chỉ trích của họ hàng, bạn bè mỗi ngày như thế nào, con thật sự không thể tưởng tượng được mẹ à. Li dị cha, bỏ luôn công việc làm quản lí công ty bảo hiểm lương cao, mẹ kiên quyết một mình nuôi con thay vì ném vào trại điều dưỡng, vì sao mẹ có thể làm nhiều như thế?

Các bác sĩ đều nói: 'Đứa trẻ này sẽ không sống quá 6 tuổi, rồi lại không sống quá 12 năm đâu, hoặc cùng lắm thì chỉ đến 18 tuổi thôi'. Con thật không hiểu vì sao khi nghe tất cả những điều đó, mẹ vẫn có thể cười hiền rồi dỗ con: 'Bác sĩ nói rằng đến 6 tuổi sức khỏe của con sẽ tốt lên, 12 tuổi còn khỏe hơn nữa'. Nhưng rồi, 18 tuổi, con phát bệnh nghiêm trọng, dẫn đến trầm cảm, không muốn tiếp tục sống nữa, con lại lần nữa không hiểu được, mẹ khi đó thất nghiệp thì bằng cách nào có thể gánh cả bầu trời, không cho chút mây đen kéo ngang đứa trẻ yếu đuối là con.

lá thư gửi mẹ
Hồ Đình Thạc cùng mẹ ngày thơ bé. (Ảnh: Internet)

Giờ thì con 23 tuổi rồi, vẫn cố gắng sống tốt hơn mỗi ngày, tất cả những điều đó đều nhờ mẹ mà giành lấy thành công, vinh quang. Con vẫn còn nhớ, vì phải quần quật kiếm tiền trả nợ, nuôi con mà mẹ không cách nào dành ra chút thời gian đến Cao Hùng nhận giải thưởng vinh danh 'Người mẹ kiểu mẫu'. Ngày hôm nay, nhìn lại những vinh quang hiện tại, con muốn nói thật lớn với mẹ rằng: 'Con yêu mẹ, mẹ luôn là người mẹ kiểu mẫu trong tim con'.

Lúc còn bé chưa hiểu chuyện, con đã rất tức giận và không hiểu vì sao mỗi lần con té ngã, mẹ đều không giúp, không đỡ. Cho dù con khó khăn bò lê trên sàn, cố hết sức bám víu, chống lên ghế đá công viên mười phút, hai mươi phút dưới ánh nhìn soi mói của bao người, mẹ vẫn không đỡ con. Khi đã trưởng thành, con mới biết rằng có rất nhiều người cũng mắc bệnh giống con, thậm chí họ còn không thể bước đi. Nếu mẹ không như vậy, không nhịn đau để mặc con thì chắc đến nay con cũng chẳng học được cách tự đi trên đôi chân mình. Thêm một lần nữa, con lại không thể hiểu được mẹ đã phải nhẫn nhịn thế nào mới không đỡ con, nhìn con vật lộn từng giây từng phút trên mặt đất, nỗi đau khi đó với mẹ chẳng phải như chịu ngàn nhát dao cả thế kỉ ư?

lá thư gửi mẹ
Lại thêm một tấm ảnh tuổi thơ của Hồ Đình Thạc và mẹ. (Ảnh: Internet)

Người khác càng thương hại con, mẹ càng nghiêm khắc hơn với con. Lúc bé, con hầu như không tự điều khiển được cơ tay mình, viết chữ xấu một trang, mẹ xé một trang, nhận điểm thấp, mẹ sẽ tát một cái thật rõ vào mặt con, rồi từng giọt nước mắt rơi xuống: 'Đã không thể đi đứng tốt, học cũng không giỏi, mẹ chết rồi con phải làm sao hả con?'.

Con học được trung học, tốt nghiệp Luật ở Đại học Quốc gia Đài Loan, tất cả đều do mẹ lót sẵn đường cho con. Tuy rằng việc học không hẳn là con đường duy nhất đi đến thành công nhưng mẹ đã dùng máu và nước mắt để trải lớp nhựa cho con dễ đi. Mỗi một roi mà chính tay mẹ nhịp lên người con chẳng khác nào đánh lên người mẹ, mẹ nhịn hết nỗi đau đó trong lòng chỉ muốn con có thể đứng vững bằng chính khả năng của mình, không cần sự thương hại của bất kì ai.

Thời gian mẹ còn điều hành công ty riêng, dù nhiều việc đến cỡ nào, mẹ vẫn ngày ngày như một đưa cơm trưa cho con bởi vì con chỉ thích ăn cơm hộp của cửa hàng đó. Dù rằng khi mẹ đưa cơm đến thì đã quá giờ, con phải đi ra khỏi lớp ăn để các bạn khác ngủ, nhưng được nhìn thấy mẹ mỗi buổi trưa, dù ngắn ngủi cũng là hạnh phúc của con. 

lá thư gửi mẹ
Ảnh chụp hai mẹ con khi cậu chàng đã lớn khôn, thành tài. (Ảnh: Internet)

Đến năm trung học, công ty mẹ phải đóng cửa vì bị đối thủ chèn ép. Mẹ tìm được công việc kế toán để sống tạm, nhưng khi sắc trời còn tối, mẹ đã ra ngoài để đến tiệm ăn sáng làm công, rồi tối tan ca thì đến một nhà hàng khác rửa bát, tất cả chỉ vì mong muốn có thêm chút thức ăn thừa nuôi con.

Con vẫn nhớ có một hôm, đã 11 giờ đêm mà mẹ vẫn chưa đến đón. Giáo viên dạy thêm đã đóng cửa tầng 2, đưa con xuống cửa hàng tiện lợi ở tầng 1 để chờ mẹ. 'Em muốn uống gì thì chọn nhé'. Con đứng ngây trước tủ lạnh, mắt lóa cả lên. Con không có tiền nên đương nhiên chưa từng đi mua đồ uống, chỉ đứng im tại chỗ, bác Lưu dạo đêm trong khu nhà nhìn thấy cũng không biết nói gì. 'Đây, loại này uống ngon nè', cô giáo đi tới, chọn hai chai trà màu xanh, miệng rộng, đáy hẹp rồi đến quầy tính tiền.

Con giật mình nhận ra tầm quan trọng của sự lựa chọn. Không có tiền, con không thể tự chọn đồ uống mà con muốn. Cuộc sống của mẹ cũng vậy, là thứ không thể lựa chọn. Lúc ấy, con nghĩ miễn là có tiền, con có thể giúp cuộc sống của mẹ dễ dàng hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn. Con không muốn trở thành triệu phú giàu có, nhưng ít nhất con muốn có khả năng chọn thứ mình thích. Và thứ con khao khát nhất chỉ đơn giản là mẹ có thể về nhà sớm khi tối đến, sáng ra có thể ngủ lâu thêm một tí.

lá thư gửi mẹ
Hồ Đình Thạc khi đứng lớp. (Ảnh: Internet)

Năm lớp 10, con bắt đầu dạy thêm tại một trường luyện thi nâng cao, đến Đại học năm thứ hai, thu nhập hàng tháng của con đã là 15.000 tệ. Mẹ ơi, tất cả con làm đều vì để mẹ yên tâm tự chọn lựa cuộc sống của riêng mẹ. Giờ đây, con gia nhập vào hàng ngũ doanh nghiệp hoạt động xã hội, bước lên con đường cách tân cộng đồng, dù không có hàng chục ngàn tệ vào túi, con vẫn không quên ngày tháng mẹ vì con mà quần quật mưu sinh.

Con muốn mẹ được an tâm, muốn được chăm sóc mẹ, muốn luôn đủ sức tự lo bản thân, muốn hình ảnh mẹ mãi mãi quan trọng nhất trong tim con. Mẹ vẫn thường nói: 'Từ thiện thì để Quách Đài Minh làm là được, không đến phiên những người như chúng ta'. Con muốn nói với mẹ rằng việc con đang làm không phải là từ thiện, mà con hi vọng trong lúc kiếm tiền, con có thể làm một chút gì đó cho thế giới này. Giống như khi mẹ hướng dẫn các bà mẹ trẻ cách cho con bú, khi làm tình nguyện viên quét đường quét phố, mẹ đã hiền hòa dạy con: 'Khi chúng ta khó khăn, buồn khổ, người khác đã đến và giúp chúng ta. Khi chúng ta có thể thì nên giúp lại người khác, chỉ cần trong khả năng là được'.

Bây giờ, mẹ có thể tận hưởng cuộc sống rồi, những gánh nặng về sau hãy để con đỡ thay cho cả hai chúng ta.

lá thư gửi mẹ
Thời gian đen tối nhất trong cuộc đời đã qua, giờ đây Hồ Đình Thạc đã có thể vô tư vui cười, có được sự lựa chọn của riêng mình. (Ảnh: Internet)

Hết trung học, sau khi phát bệnh, con không thể tự đi xe buýt đến trường, không thể đi bộ tới hợp tác xã nhận cơm trưa nhân ái. Thời gian đầu ngồi trên xe lăn, con thậm chí không chấp nhận được sự thật là mình phải dựa vào thứ đó, ngoài việc khóc, con chỉ muốn chết, tại sao ông trời lại đối xử với con như vậy? Con biết khi đó mẹ còn đau hơn cả con. Nhưng mẹ đã ém lại tất cả xót xa, khi con khóc đến mệt mỏi gục xuống bàn, mẹ sẽ chọc cho con cười rồi đưa nước cho con uống.

Rồi ngày hôm đó, con cầm một con dao để ngay cổ tay, chuẩn bị chấm dứt mọi đau khổ. Mẹ dùng tay trần cầm giữ lưỡi dao, không quan tâm việc đó gây thương tổn, mẹ chỉ muốn con sống. Con đã sợ đến mức lập tức buông dao ra rồi ngã ngồi xuống góc tường.

'Đừng quấy nữa, mẹ phải làm cơm tối, đưa con dao cho mẹ'.

Con cảm thấy rất buồn cười, người đã không muốn sống nữa thì còn tâm trí đâu mà nghĩ đến ăn. Nhưng mẹ sẽ không biết đâu, những lời nhẹ nhàng ấm áp đó của mẹ đã cùng con vượt qua biết bao con sóng lớn nhỏ. 'Không cần biết buồn bao nhiêu, đau bao nhiêu, ngày vẫn trôi qua và cuộc sống vẫn tiếp diễn', đó là những gì mà con học được. Cám ơn mẹ vì đã dùng cả cuộc đời chăm sóc, lo lắng cho con mà không một lần than phiền, yêu cầu sự đền đáp của con.

"Nếu có thể sống thêm một đời nữa, con... sẽ trở thành người cha, người mẹ, che chở cho mẹ, không để mẹ phải đau xót, cay đắng như đời này nữa". (Ảnh: Internet)
"Nếu có thể sống thêm một đời nữa, con... sẽ trở thành người cha, người mẹ, che chở cho mẹ, không để mẹ phải đau xót, cay đắng như đời này nữa". (Ảnh: Internet)

Mẹ thật sự rất vĩ đại, nếu có thể sống thêm một đời nữa, con không muốn làm con trai mẹ, mà sẽ trở thành người cha, người mẹ, che chở cho mẹ, không để mẹ phải đau xót, khổ sở, cay đắng như đời này nữa. 

Mẹ ơi, con yêu mẹ".

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận