Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

Mưa đá trút xuống đỉnh Fansipan

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-02-05 01:02

Trận mưa đá dày đặc trút xuống đỉnh Fansipan (Lào Cai) rạng sáng 5/2 và kéo dài khoảng 10 phút. Người dân miền núi Bắc Bộ đề phòng hiện tượng này có thể tái diễn trong đêm nay.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai, trận mưa đá trút xuống đỉnh Fansipan vào lúc 1h30 sáng 5/2 và kéo dài khoảng 10 phút. Đường kính trung bình của hạt đá là khoảng 1,5-2 cm, có hạt có đường kính lớn hơn.

Đây là trận mưa đá đầu tiên xảy ra ở tỉnh Lào Cai từ đầu năm 2023.

Ông Lưu Minh Hải, nguyên Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai, lý giải hiện tượng trên xảy ra do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh. Ngoài Lào Cai, mưa dông cũng gia tăng ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc trong đêm qua và sáng nay (5/2).

Chuyên gia cảnh báo những giờ tới, Lào Cai và một số khu vực lân cận tiếp diễn mưa nhỏ, mưa phùn rải rác. Đêm nay, lượng mưa tiếp tục gia tăng kèm nguy cơ xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Mưa đá trút xuống dày đặc ở đỉnh Fansipan (Lào Cai) rạng sáng 5/2. Ảnh: Đình Luật.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa đá hình thành bên trong những đám mây đối lưu, bao gồm các hạt băng có kích thước khác nhau.

Hầu hết vùng miền ở nước ta đều nằm trong khu vực bán sơn địa, miền Bắc lại thường phải chịu tác động của các đợt không khí lạnh mạnh tràn về kết hợp với gió hội tụ tây nam trên cao. Chính sự kết hợp này hình thành nên mưa đá.

Hiện tượng mưa đá cũng thường xuất hiện trong các tháng chuyển tiếp giữa thời tiết lạnh sang nóng hoặc ngược lại.

Các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phân tử ở hai khối không khí có bản chất trái ngược nhau. Chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây mưa rào và dông, kèm theo mưa đá.

Trong khi đó, miền Bắc đang trải qua đợt mưa phùn, nồm ẩm kéo dài, thời tiết ấm lên rõ rệt. Trạng thái này được dự báo kéo dài đến giữa tháng 2, trước khi khu vực đón thêm các đợt không khí lạnh gây rét khô vào nửa cuối tháng.

Trước đó vào lúc 18h15 tối 4/2, một trận dông lốc mạnh cũng xuất hiện tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) kéo theo sau đó là mưa đá. Các viên đá to trung bình bằng đầu ngón tay, trút xuống liên tục trong khoảng 10 phút.

Trận dông lốc quét qua khiến nhiều cây cối gãy đổ, một số nhà dân bị tốc mái, biển hiệu bị gió giật sập. Đáng lưu ý, một số mái tôn bị mưa đá làm thủng vì lượng đá trút xuống lớn và liên tục.

Sáng 5/2, chính quyền địa phương đang thống kê thiệt hại và cử người dọn dẹp đường phố, khai thông lối đi, giúp người dân khắc phục thiệt hại sau thiên tai.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận