Tin mới
5
Gen Z ghét email
Nhân viên trẻ trong các văn phòng dường như gặp áp lực lớn với việc trao đổi công việc bằng email
Ảnh

sunwin | sunwin

Một đại dịch khác trong lòng người trẻ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-05-08 09:05

Ở độ tuổi 20 và 30, nhiều người trẻ lại cảm thấy cô đơn và lạc lõng hơn bao giờ hết. Nó được so sánh như một "đại dịch thời hiện đại".


"Cô đơn ở tuổi 20" trở thành một từ khóa tìm kiếm phổ biến gần đây trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: cottonbro/Pexels.

"Đây có lẽ là điều cô đơn nhất mà tôi từng cảm thấy trong đời", Ally Yost nói trong một video được ghi hình vào một tối thứ 6 của tháng 10/2022.

Hôm đó, Yost, sống ở Charlotte (bang North Carolina, Mỹ) vào thời điểm đó, quanh quẩn trong phòng một mình như thường lệ. Cô cảm thấy tất cả bạn bè tiếp tục cuộc sống của họ và làm nhiều thứ mà không cần cô ấy.

“Tôi chỉ muốn có một nhóm bạn nữ thân thiết mà thôi. Có điều gì đó thật cô đơn ở độ tuổi giữa 20 này”, cô nói.


Yost chia sẻ về nỗi cô đơn của mình trong một video hồi tháng 10 năm ngoái. Ảnh: @ally_yost.

Đoạn video gây ấn tượng mạnh, nhanh chóng thu hút 3,3 triệu lượt xem, 430.000 lượt thích và hơn 20.000 bình luận trên mạng xã hội. Rất nhiều người trẻ chia sẻ với Yost rằng cô đã nói lên những gì họ cảm thấy bấy lâu nay, Insider đưa tin.

Video của Yost đánh vào cảm xúc mà nhiều người ở độ tuổi 20 và 30 đang trải qua, khi những nhóm bạn thân thiết một thời bị phân tán khắp các thành phố, quốc gia hoặc thế giới. Những cuộc gặp gỡ hay gọi điện trở nên thưa dần khi mỗi người tập trung vào cuộc sống cá nhân - đầu tư cho sự nghiệp hoặc lập gia đình.

'Dịch bệnh' ở người trẻ

Khi tìm kiếm cụm từ “cô đơn tuổi 20” trên TikTok, hàng trăm video xuất hiện, chủ yếu là của phụ nữ trẻ nói về những trải nghiệm kỳ lạ ở trong giai đoạn cuộc đời này - khi một nửa bạn bè của họ đang ổn định cuộc sống và nửa còn lại tiệc tùng cuồng nhiệt hơn bao giờ hết.

Natalie Pennington, giáo sư nghiên cứu về giao tiếp tại Đại học Nevada (Las Vegas, bang Nevada, Mỹ), nói với Insider rằng các nghiên cứu cho thấy quy mô kết nối xã hội bắt đầu giảm khi con người vào giữa độ tuổi 20. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không còn cần những kết nối đó.

Còn Christine Gibson, một bác sĩ gia đình và nhà trị liệu chấn thương, cho biết sự cô đơn mà nhiều người đang cảm nhận thấy giống như một "đại dịch thời hiện đại".

“Con người vốn tồn tại bằng cách tìm kiếm những người khác để giúp đỡ, để đáp ứng các nhu cầu về thể chất và tâm lý. Nhưng xã hội hiện đại đã đẩy chúng ta vào vòng xoáy kiếm tiền, đời sống kết nối xã hội do đó trở nên yếu kém hơn”, bà nói.


Người trẻ ngày càng thấy cô đơn trong xã hội xô bồ, hối hả. Ảnh minh họa: Andrea Piacquadio/Pexels.

Vì vậy, nhiều người chuyển sang sử dụng mạng xã hội như một lối thoát để giải quyết cảm xúc của họ. Đôi khi, các video giống như một cuốn nhật ký. Một số khác chỉ đơn giản là sự tuôn trào cảm xúc thật vào hư không, hy vọng ai đó sẽ đáp lại.

Nói với Insider, Yost cho biết mặc dù đã sống ở Charlotte 7 năm, cô vẫn không có mối quan hệ gắn bó thân thiết nào tại thành phố này. Dù gia đình cách không quá xa và Yost cũng có bạn bè, cô nói rằng mình không có những người bạn kiểu “sống chết có nhau” mà cô có thể tin tưởng bất kể điều gì.

Cô cũng thường thấy những người mình quen biết đi chơi và vui vẻ cùng nhau trong các bữa tiệc sinh nhật, đêm trò chơi và hẹn hò đôi.

“Tôi chưa bao giờ được trải nghiệm điều đó. Thật khó để tôi ngừng nghĩ rằng vì sao tôi lại không xứng đáng có được niềm vui này?”, cô nói.

Khao khát được kết nối của Yost được đáp lại bởi hàng nghìn người khác trên mạng xã hội, nói rằng họ cũng trải qua cảm giác tương tự.

“Những chia sẻ ấy đã cứu tôi, khiến tôi cảm thấy mình được nhìn thấy và thấu hiểu. Chúng cũng cho thấy sự cô đơn không phân biệt đối xử, bởi nhiều người có chung cảm nhận này”, Yost nói về những dòng bình luận dưới video của mình.

Sự đồng cảm

Kelda Manley, sống tại một thị trấn nông thôn ở xứ Wales, tự nhận hơi hướng nội. Nhưng vào một ngày hồi tháng 12/2022, cô quyết định đăng những bức ảnh nhật ký kể về “một ngày của một người cô đơn” lên mạng xã hội. Bài đăng thu hút hơn 118.000 lượt xem.


Kelda Manley xây dựng một cộng đồng trực tuyến giúp kết nối những người thấy lạc lõng, cô đơn với nhau. Ảnh: @nrom11.

Một bài đăng khác với nội dung tương tự, được đăng vào tháng 3 vừa qua, đạt 350.000 lượt xem.

“Tôi từng muốn xin lỗi vì đời mình thật nhàm chán. Nhưng một ai đó đã chia sẻ rằng thật tốt khi biết có những người ở ngoài kia cũng chỉ thức dậy, đi làm, về nhà và xem TV giống họ vậy thôi”, cô kể.

Thông qua những video nhật ký, Manley đã xây dựng một cộng đồng năng nổ và tích cực trao đổi, nơi các thành viên sẽ thường xuyên thăm hỏi lẫn nhau. Một số thậm chí đã tổ chức các hoạt động kết nối trực tuyến và lên kế hoạch gặp gỡ ngoài đời thực.

Giáo sư Pennington cho biết các cộng đồng trực tuyến có thể rất hữu ích để nhận được sự hỗ trợ và kết nối mọi người, miễn là có khía cạnh tương tác.

Việc xem các nội dung trên mạng xã hội có thể khiến chúng ta tốt hơn một chút, nhưng không thực sự có tác động đến sức khỏe tâm thần và khiến mọi người “sớm trở lại cảm giác cô đơn”.

Thay vào đó, giáo sư khuyến khích sử dụng công nghệ để giao tiếp trực tiếp với người khác, như một cách giải quyết nỗi cô đơn.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận