Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

Lo lũ lại về, người dân Tam Kỳ kê giường cao hơn 1 m

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-10-14 11:10

Lo lắng trước đợt mưa sắp tới gây ngập, hàng trăm tiểu thương, người dân ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) không dám hạ thấp đồ dùng, hàng hóa xuống.


Người dân TP Tam Kỳ kê giường cao hơn 1 m vì sợ nước lũ tràn vào nhà. Ảnh: Thanh Đức.

Ngày 13/10, hàng chục tiểu thương chợ Tam Kỳ, Quảng Nam, dọn dẹp cửa hàng và đường sá để tiếp tục việc kinh doanh. Tuy nhiên, người dân và tiểu thương vẫn không hạ thấp hàng hóa xuống vì lo trận mưa lớn sắp tới sẽ lại gây ngập sâu.

Lo ngập

Tại khối phố Mỹ Thạch Trung, phường Hòa Thuận, hàng chục hộ dân vẫn chưa hết bàng hoàng sau đợt chạy lũ vừa mới qua. Ông Nguyễn Kiều Hưng cho hay sáng 11/10, mực nước mới chỉ vào nhà khoảng 50 cm. Tuy nhiên, khoảng 16h cùng ngày, nước tràn vào nhà ông sâu hơn 1 m.

"Tôi cùng vợ, con phải dùng ghe di chuyển ra phía trung tâm giáo dục thường xuyên trước nhà để tránh lũ. Đây là lần thứ 2 chúng tôi chạy lũ", ông Hưng cho hay.

Căn nhà cấp 4 của ông Hưng cũng như nhiều hộ dân khác tại khối phố này vẫn kê cao các vật dụng để tránh đợt lũ mới. Người đàn ông cho hay chiếc giường của gia đình kê cao hơn 1 m vẫn phải để như vậy. Mỗi khi nước ngập, gia đình ông lại dùng ghế rồi trèo lên giường ngủ, nếu ngập sâu quá cả nhà sẽ dùng ghe chèo ra ngôi trường trước nhà để ngủ tạm.


Anh An cắt gỗ để kê cao thêm hàng hóa trước đợt mưa lớn. Ảnh: 
Thanh Đức.

Đang loay hoay cắt những tấm gỗ để kê cao thêm hàng hóa trong nhà, anh An (cửa hàng An Thủy, chợ Tam Kỳ) cho biết trong đợt lũ hôm 11/10, nước tràn vào nhà anh rất nhanh và dâng cao 40 cm.

"Vợ chồng tôi đã đưa hàng hóa lên cao nên không bị hư hỏng gì. Vừa rồi nước vào nhà 40 cm và rút từ sáng 12/10, gia đình vừa dọn dẹp xong hôm qua, giờ lại có thông tin tối 13/10 mưa lớn hơn nữa, tôi cắt gỗ để kê hàng cao thêm. Hàng hóa, quần áo phải để vào bao lớn nên việc lấy ra khó khăn, vì vậy tôi chưa mở cửa hàng", anh An nói.

Cũng như anh An, bà Trần Thị Hiền (tiểu thương trên đường Trần Cao Vân) chỉ bán những hàng hóa dễ dọn dẹp sáng 13/10.

"Chỉ trong vòng nửa tháng, quầy hàng của tôi đón đợt lũ từ bão số 4, rồi hôm trước lũ về nhanh làm ngập nhà gần 1 m, tối nay lại mưa lớn hơn nên lo ngập sâu nữa. Vợ chồng tôi mang hàng dễ dọn đem ra bán, đồ cồng kềnh, phải chất vào bao, đưa lên cao tránh hư hỏng, giờ phải để vậy chứ không hạ xuống vì sợ nước lũ lại tràn về", bà Hiền cho hay.


Bà Trần Thị Hiền không dám hạ hàng hóa xuống bán vì lo lắng đợt mưa sắp tới. Ảnh: Thanh Đức.

Người phụ nữ than thở khi chưa được 15 ngày, khu vực chợ Tam Kỳ phải đón bão rồi 2 trận lụt. "Việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn quá, chúng tôi đã nghỉ mấy hôm vì nước ngập rồi. Sáng nay, tôi bán hàng cầm chừng, chiều lại dọn dẹp tránh lũ tiếp. Lần này dự báo nước lên cao lắm, chiều nay tôi phải kê hàng lên cao cho đảm bảo", bà Hiền chia sẻ.

Sạt lở đất chia cắt hàng trăm hộ dân

Từ sáng 13/10, ông Lê Thuận (46 tuổi, nhân viên Công ty CP Dịch vụ công ích Tam Kỳ) cùng nhiều công nhân đến các cầu, cống ven hồ chứa nước để dọn dẹp rác, khơi thông dòng chảy trước khi đón đợt lũ mới.

Ở những khu vực này nước đổ dồn về nên rác thải, cây gỗ, bèo đọng lại ở chân cầu. Ông và một công nhân khác tích cực đưa những cây gỗ, bèo lên bờ để nước rút bớt, chuẩn bị đón đợt mưa lớn nhiều ngày tiếp theo.

Sáng 13/10, chính quyền huyện Nông Sơn, Quảng Nam, điều động máy móc, nhân lực giải phóng điểm sạt lở tại đường ĐH5 sau khi khu vực này xảy ra trận sạt lở đất chiều 12/10, gây chia cắt 170 hộ dân.

Ông Trần Văn Sang, Chủ tịch UBND xã Quế Lâm, cho biết khối lượng đất đá đổ xuống tại 2 điểm sạt lở trên tuyến đường ĐH5 rất lớn nên công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn. Nếu khu vực này bị chia cắt nhiều ngày, địa phương sẽ di chuyển bằng đường thủy trên sông Thu Bồn để cung cấp lương thực, thực phẩm cho 170 hộ dân.


Ông Lê Thuận dọn rác để khơi thông dòng chảy ở phường An Sơn. Ảnh: Thanh Đức.

Ngày 13/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết vùng áp thấp ở giữa Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Đơn vị cho hay từ đêm 13/10 đến sáng 15/10 có đợt mưa lớn, từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định có thể ghi nhận vũ lượng lên tới 250-350 mm, có nơi trên 400 mm. Khu vực Quảng Trị, Kon Tum và Gia Lai hứng lượng mưa 100-200 mm; trong khi Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Đắk Nông mưa 80-150 mm.

Mưa lớn từ Quảng Bình đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên khả năng còn kéo dài đến ngày 16/10. Tổng lượng cả đợt phổ biến 200-500 mm, có nơi trên 600 mm.

Chuyên gia lo ngại việc hứng chịu các đợt mưa liên tiếp khiến độ bão hòa trong đất tăng cao, làm tăng nguy cơ sạt lở các sườn đồi, núi. Người dân đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi, ven sông và ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk; đề phòng sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận