Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Hội ném cà chua cầu may ở chợ Chuộng

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-02-20 05:02

Từ xa xưa, vào mỗi độ đầu năm mới, khi nhắc đến vùng đất giáp ranh giữa 2 huyện Đông Sơn và Triệu Sơn (Thanh Hóa), người ta có câu cửa miệng: "Chết bỏ con bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng".

Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày mồng 6 Tết Nguyên đán, hàng ngàn người dân xứ Thanh lại nô nức kéo nhau đi dự phiên chợ Chuộng ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), để được thưởng thức những màn ném cà chua, ném trứng… mong có một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió.

Đó là một nét truyền thống độc đáo của người dân sống ven sông Hoàng thuộc xóm Giang của xã Đông Hoàng (Đông Sơn), trong suốt bao nhiểu năm qua. Trò “có một không hai” này có từ bao giờ không ai biết, cũng không ai rõ, chỉ biết rằng vào ngày mồng 6 Tết âm lịch, hàng ngàn người dân lại kéo nhau về đây để được “đánh nhau” chí tử với những màn ném cà chua, ném trứng gà…


Chợ Chuộng nằm ở một địa thế khá đẹp, là dải đất rộng ven sông Hoàng, nơi giáp ranh giữa 3 huyện Đông Sơn, Thiệu Hóa và Triệu Sơn.

Với người dân nơi đây, đến tham gia phiên chợ Chuộng đầu năm họ sẽ trút bỏ những xui xẻo và gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Cũng vì vậy, mà ông bà xưa vẫn truyền miệng nhau: “Chết bỏ con, bỏ cháu/Sống không ai bỏ mồng 6 chợ Chuộng”. Họ tâm niệm, nếu ai bỏ lỡ phiên chợ Chuộng thì cả năm ấy làm ăn thất bát, gặp nhiều rủi ro. Như thành một phong tục, cứ mồng 6 Tết, già trẻ, gái trai khắp nơi trong vùng lại tìm đến chợ Chuộng để cầu may. Con cháu ở xa về ăn Tết vẫn thường nán lại đi phiên chợ.

Về nguồn gốc của phiên chợ Chuộng, cụ Thành, một cao niên xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa), kể lại: "Vào thời Lê, đúng vào ngày mồng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng ra lệnh quân sĩ cùng dân làng họp chợ. Khi quân địch đến tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, không đề phòng, cảnh giác. Lúc vị tướng phát lệnh dân làng tấn công, quân địch bất ngờ không kịp trở tay và bị giết sạch. Và cũng từ đó, cứ mồng 6 Tết người dân lại nô nức đến chợ để tưởng nhớ vị tướng có công giúp dân giết giặc".


Năm nay tiết trời tại Thanh Hóa khá lạnh giá và có mưa phùn, tuy nhiên không vì thế mà chợ Chuộng thưa thớt người. Từ sáng sớm, phiên chợ đã tấp nập người ra vào, cảnh già trẻ, gái trai… nối đuôi nhau vào chợ cho thấy phiên chợ này thu hút người tham gia như thế nào.

Đấy chính là lý do hàng năm tại phiên chợ này phải có màn xô xát, choảng nhau giữa các nhóm thanh niên làng thì chợ mới thực sự có ý nghĩa. Khi chợ bắt đầu khai hội, từng tốp thanh niên cả nam lẫn nữ của làng này, tập trung thành từng nhóm, trên tay cầm những túi cà chua, trứng thối ném vào những tốp thanh niên của làng khác.

Có mặt tại đây vào đúng ngày này, mọi người được cười vỡ bụng trong “trận chiến” đẫm cà chua và trứng thối, những màn rượt đuổi nhau ngoạn mục như trong phim. Thế nhưng đấy là chuyện của cách đây nhiều năm về trước, còn hiện nay chợ Chuộng đã không còn giữ được nét văn hóa độc đáo đó nữa, nó đã bị biến tướng theo thời gian.

Giờ đây đi chơi chợ Chuộng, chúng ta thường thấy những cảnh trả thù nhau công khai giữa thanh niên làng này với làng khác. Những trận “quyết chiến” sứt đầu, mẻ trán cũng đã xảy ra. Một người dân cho biết: “Trước đây thanh niên, trai trẻ đi chơi chợ ngày xuân vui lắm, chứ không như bây giờ, họ đi chợ mang theo dao kiếm, mã tấu nhìn mà thấy sợ. Đi chợ mà như thế còn ai dám đi nữa”.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận