Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Chợ nổi Cái Răng những ngày giáp Tết

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-02-18 11:02

Vào cận tết nếu có dịp đi chợ nổi Cái Răng, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong trẻo, mát mẻ đầu xuân cùng những âm thanh sôi động

Xuân về tết đến, du khách khi tìm về vùng ĐBSCL, ai cũng mong muốn được tham quan chợ nổi một lần cho biết. Bởi lẽ, chợ nổi mang đậm dấu ấn miệt vườn, sông nước miền Tây thể hiện qua cách mua bán, trao đổi hàng hóa nông sản độc đáo, ngộ nghĩnh. 

Những ngày giáp tết, chúng ta hãy dạo quanh một vòng chợ nổi Cái Răng, TP Cần Thơ  để thưởng ngoạn không khí nhộn nhịp, tấp nập của hàng trăm ghe tàu lớn, nhỏ chen chúc nhau mua, bán. 

Một nhà thơ khi về thăm chợ nổi Cái Răng đã viết:

            “Tết này anh về thăm chợ nổi
               Ngồi bờ sông ngó dáng em chèo
               Con gái miệt vườn xinh quá đổi
               Má đồng tiền và mắt trong veo”.

Không chỉ có cô gái miệt vườn duyên dáng, mộc mạc, vào những ngày cận tết nếu có dịp bềnh bồng trên chợ nổi Cái Răng, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong trẻo, mát mẻ đầu xuân cùng những âm thanh sôi động, được chứng kiến cảnh mua bán nhộn nhịp, độc đáo trên sông.


Những ngày giáp tết chợ nổi Cái Răng nhóm họp từ 4- 5h sáng

Theo các nhà nghiên cứu, những cái chợ nổi như thế này ở ĐBSCL đã được hình thành từ lâu. Hồi đó, đường bộ và phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển như bây giờ. Vì vậy, người dân ở đây coi  xuồng, ghe như cái chân để mọi người tìm đến với nhau trao đổi hàng hóa. Những đoạn sông, ngã ba, ngã năm, ngã bảy… mà người dân thường tụ họp mua bán dần dà được gọi là chợ nổi.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng tàu từ Bến Ninh Kiều theo sông Cần Thơ vào.


Du khách nước ngoài thích thú khi tham quan chợ nổi Cái Răng

Đây là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Người dân Cần Thơ và các địa phương lân cận thường sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây bán cho  những chủ ghe lớn, sau khi thu mua đầy ghe, các chủ ghe này sẽ dong ghe xuôi về các chợ ở  miệt Thứ, U Minh Hạ, Châu Đốc, Long Xuyên… để bán lại.

Thường ngày, chợ nổi Cái Răng nhóm họp sôi động nhất là vào lúc 6-7h sáng, tuy nhiên những ngày cận tết như thế này, từ khoảng 4h sáng là chợ đã rục rịch hoạt động, bởi người bán muốn đi sớm về sớm để chuẩn bị trang hoàng nhà cửa đón ba ngày tết, còn người mua mong muốn mau chóng có hàng đầy ghe để kịp thời di chuyển đến vùng xa bán ở phiên chợ cuối năm.


Ghe tàu chen chúc

Gọi là chợ mua bán hàng hóa nông sản, nhưng ở đây có đầy đủ các dịch vụ không gì khác trên bờ. Từ những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, cà phê thậm chí cả đồ nhậu nhen lỏi trong chợ cho đến các ghe lớn làm dịch vụ sửa máy, sửa cân, bán xăng dầu, bán mỹ phẩm, mắm muối, thuốc tây, bánh kẹo…  

Các xuồng dịch vụ nhỏ gọn, len lỏi áp mạn các ghe lớn đáp ứng nhu cầu của mọi người. Ghe lớn, ghe nhỏ chen chúc nhau nhưng mọi người điều khiển phương tiện rất thiện nghệ và nhường nhịn, giúp đỡ nhau. Có những chiếc ghe như "căn hộ di động" trên sông nước với các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh, những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi,... và có cả xe gắn máy đậu trên ghe.


Mua bán cau

Nếu dạo quanh một vòng chợ nổi sẽ phát hiện ra những cảnh mua bán trao đổi hàng hóa rất thú vị, nhất là cảnh thương hồ giao hàng: người bán đứng trên ghe lớn nhận từng túi, giỏ hàng, hoặc trái cây từ người ở ghe nhỏ chuyền lên cho. Kẻ chuyền, người nhận nhịp nhàng, điệu nghệ. Hòa mình vào thế giới thu nhỏ giữa mênh mông trời, nước, khách cảm thấy  ấm lòng với những nụ cười hiền hậu, thân thương.


Chuyển củ cải từ ghe nhỏ lên ghe lớn

Chợ nổi Cái Răng vào những ngày giáp tết âm lịch như thế này là vui hơn cả vì những ngày này có nhiều thương hồ, thuyền bè khắp nơi ghé đến, số lượng hàng hoá cũng tăng lên gấp nhiều lần so với ngày thường, thời gian họp chợ cũng kéo dài thêm. Cả khu chợ như phình to ra, lấn gần hết cả lòng sông và sôi động , náo nhiệt với đủ loại âm thanh của hàng trăm ghe, tàu.

Chợ nhộn nhịp và tràn ngập sắc xuân bởi có sự góp mặt của nhiều loại nông sản, hàng hóa phục vụ tết mà ngày thường không có.

Những ngưởi buôn bán trên sông, gắn mình với chợ nổi được gọi là thương hồ. Nếu tính ra, Chợ nổi Cái Răng có đến hàng trăm người sống kiếp thương hồ. Trên sông rạch, có người khấm khá hơn nhưng cũng còn những phận người còn vất vả, nghèo khó. Chính vì vậy, những năm gần đây, cứ vào những ngày này, lãnh đạo Thành phố Cần Thơ cùng với các ban, ngành đoàn thể lại tìm đến chợ nổi Cái Răng thăm hỏi, tặng quà cho bà con vui xuân đón Tết. Năm nay đã có gần 300 suất quà với tổng trị giá gần 150 triệu đồng được trao tặng tay cho những thương hồ nơi đây.


Chở xoài ra chợ nổi bán

Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ cho biết: “Đây là một đặc điểm văn hóa độc đáo của vùng ĐBSCL. Chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng đề án để duy trì và phát triển chợ nổi Cái Răng này. Sắp tới, chúng tôi sắp xếp lại cho có trật tự, vận động bà con tham gia buôn bán phải tạo đươc nét văn hóa. Chúng tôi cho bà con vay tiền đầu tư sữa chữa lại tàu bè và có vốn để đầu tư. Và đặc biệt trên chợ nổi này, sẽ không thu bất cứ phí nào để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho bà con kinh doanh buôn bán”.

Có thể nói một trong những nét độc đáo ở chợ nổi miền Tây nói chung và chợ nổi Cái Răng nói riêng là hình ảnh cây sào cắm trước mỗi mũi ghe treo lung lẳng các loại nông sản. Ghe bán mặt hàng nông sản nào treo mặt hàng nông sản đó. Đây được gọi đây là cây bẹo, tức  “bẹo hình bẹo dạng” là phô trương hình dáng, chưng diện màu sắc có ý khoe khoang, mời gọi.


Chở hoa tết ra chợ nổi bán

Cây bẹo là một hình thức quảng cáo độc đáo, thông minh của cư dân chợ nổi. Vì nếu treo bảng hiệu mà để quá cao sẽ vướng gió, để quá thấp khách hàng sẽ không thấy. Khi có cây bẹo, khách hàng chỉ cần đứng từ xa nhìn vào là đã biết trên ghe bán những mặt hàng nào. Chính cây bẹo và những cô gái miệt vườn đã hút hồn bao tao nhân, mặc khách khi về thăm chợ nổi.

                        “Chợ nổi ghe xuồng chen chúc đậu
                          Em bẹo trên cây những trái gì
                           Mít , dừa, mận, ổi hay dưa hấu
                            Nhớ bẹo dùm anh một trài… si".

Chẳng biết du khách đến đây si tình cô gái miệt vườn duyên dáng trên sông hay si tình chợ nổi. Chỉ thấy rõ một điều, chợ nổi đã tạo nên cái hồn, nét văn hóa đặc sắc cho vùng đất này. Chợ nổi Cái Răng trong những ngày giáp tết như một nét chấm phá đầy thi vị trong bức tranh vùng sông nước cửu long. Nó như cô gái miệt vườn được trang điểm lộng lẫy nhưng vẫn ẩn chứa những duyên ngầm mộc mạc, chân quê, góp phần tổ điểm cho vùng đất Tây Đô trong những ngày xuân càng thêm thơ mộng, qua đó càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài tìm đến khám phá và trải nghiệm.

Theo VOV

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận