Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Học sinh đánh nhau: Cách nào ngăn chặn?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-10-07 01:10

Hành vi đánh nhau của học sinh đôi khi bộc phát, không nghĩ đến hậu quả lâu dài, do đó các em cần được giáo dục, giúp đỡ, thay đổi.

Thời gian gần đây, bạo lực học đường trở nên nhức nhối cho ngành Giáo dục và xã hội, thậm chí có trường hợp học sinh tử vong do đánh nhau. Hiện tượng học sinh đánh nhau rồi dùng điện thoại quay video clip, sau đó tung lên mạng Internet trở nên rất phổ biến. Trên Google, cụm từ “học sinh đánh nhau” cho hơn 1,2 triệu kết quả trong 0,25 giây.

Theo nghiên cứu của Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW), tại châu Á, bạo lực học đường đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường.

Học sinh đánh nhau: Cách nào ngăn chặn?
Hình ảnh một nữ sinh cầm ghế đánh lên đầu bạn trong một clip được tung lên mạng xã hội.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Thủy, giảng viên, Bí thư Chi đoàn Bộ môn Lý luận chính trị, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ), Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ở bất cứ thời điểm nào, giai đoạn lịch sử nào cũng có hiện tượng học sinh đánh nhau. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71%, hầu hết bạo lực do bạn gây ra.

Tuy nhiên, hiện chúng ta bị ảnh hưởng bởi mặt trái của sự phát triển công nghệ thông tin, nhất là của dòng điện thoại thông minh, đã tạo điều kiện cho các em lan tỏa các hành vi không đúng đắn trong môi trường giáo dục, cũng như ở độ tuổi các em lên trên mạng.

Ông Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ: “Đôi khi với các em là một trò vui đùa đơn giản, ghi lại sau đó ghi lại tung lên mạng để mọi người “like”, bình luận… Dần dần việc này trở thành trào lưu. Trong lớp các em có thể khiêu khích nhau, tạo mâu thuẫn từ đó đánh nhau để quay phim”.

Qua các video clip gắn mác “học sinh đánh nhau”, “nữ sinh đánh nhau” có thể thấy, người quay clip và các bạn đứng xung quanh những “nhận vật chính” tỏ ra thích thú, cổ vũ cho hành vi đánh nhau mà không có sự can ngăn. Đặc biệt các vụ đánh nhau thường không có mặt các thầy cô, người lớn. Đến khi clip được tung lên mạng thì nhà trường, xã hội mới biết và vào cuộc xử lý.

Kỷ luật không phải là đuổi ra ngoài xã hội

Vậy làm thế nào để ngăn chặn hành vi này? Theo ông Nguyễn Xuân Thủy: “Chúng ta không thể đổ trách nhiệm hoàn toàn cho các nhà trường và thầy cô giáo trong chuyện này. Bởi vì hầu hết các đoạn video clip đánh nhau đều diễn ra ở bên ngoài nhà trường, bên ngoài sân trường như nơi công cộng, ngoài đường, công viên… Những lúc như thế là ngoài giờ lên lớp, các thầy cô không thể quản lý các em được”.

Ông Nguyễn Xuân Thủy
Ông Nguyễn Xuân Thủy

Ông Nguyễn Xuân Thủy đề xuất, phải có sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình. Gia đình phải có trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban, nhìn thấy những biểu hiện của con khi các em đi học về nhà. Qua đó có thể phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm để xem đã có những chuyện gì xảy ra.

Do nhận thức của các em còn rất nông nổi, không thể bằng người lớn nên đôi khi có hành vi bộc phát, không nghĩ đến hậu quả lâu dài. Do đó cần giáo dục, giúp đỡ, bảo ban, dạy dỗ để các em nhận thức được những hành vi của mình là không đúng, hoàn toàn không tốt, là vi phạm đạo đức xã hội; chứ không phải niềm vui, sở thích hay trò đùa.

Nói về hình thức kỷ luật học sinh sau các vụ đánh nhau, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Hùng Vương khẳng định, hình thức đuổi học là không phù hợp.

“Trường học là cái nôi giáo dục tri thức, nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nếu kỷ luật bằng hình thức đuổi học thì các em sẽ đi đâu, về đâu? Ai sẽ giáo dục, dạy dỗ các em về văn hóa, đạo đức, cách sống…?” – ông Thủy đặt vấn đề.

Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, thay bằng đuổi học, chúng ta có thể thay đổi bằng các phương pháp giáo dục khác. Ví dụ, có thể tiếp cận các em bằng các biện pháp tâm lý để xem tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, thái độ, tính cách của các em như thế nào từ đó đưa ra cách thức dạy dỗ, giáo dục cho phù hợp, giúp các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Như thế, hiệu quả của giáo dục mới được nâng cao.

“Để làm được điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó đạo đức của người giáo viên. Thầy cô giáo phải đi sâu sát tìm hiểu các em, nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em có tính cách đặc thù, khác với các bạn cùng lớp, cùng trang lứa. Từ đó điều chỉnh hành vi của các em không bị lệch chuẩn so với xã hội, giúp các em tốt hơn trong cuộc sống sau này” – nhà giáo Nguyễn Xuân Thủy nói.

Theo VOV

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận