Tin mới
4
Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn
Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn

Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.

Hà Nội còn gần 70% ôtô kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-12-18 09:12
Theo quy định, xe vận tải hành khách có sức chứa từ 9 người trở lên, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera giám sát trước 31/12.

Thông tin với PV, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đào Việt Long cho biết tính đến hết 15/12, tỷ lệ xe kinh doanh vận tải lắp camera giám sát hành trình trên địa bàn thành phố mới đạt khoảng trên 30%. Như vậy chỉ còn khoảng nửa tháng nữa là hết thời hạn, Hà Nội mới có trên 11.000 xe đã lắp camera trên tổng số trên 34.300 phương tiện phải thực hiện.

Nguyên nhân được chỉ ra là do tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nhiều doanh nghiệp chưa hoạt động ổn định trở lại. Đồng thời một số doanh nghiệp có tâm lý chờ đợi điều chỉnh của cơ quan chức năng về việc lùi thời hạn lắp camera.


Hiện chỉ có 30% xe kinh doanh vận tải ở Hà Nội lắp camera giám sát theo quy định. Ảnh: Việt Linh.

Hôm 10/12, Sở GTVT Hà Nội tiếp tục có văn bản đôn đốc lần 4 về việc lắp camera trên ôtô kinh doanh vận tải. Theo đó, các xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải được lắp đặt camera gồm xe vận tải hành khách có sức chứa từ 9 người trở lên, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo.

Thời gian hoàn thành lắp đặt trước 31/12, quá thời hạn này, nếu đơn vị nào chưa hoàn thiện lắp đặt camera đồng nghĩa với việc phương tiện không đủ điều kiện để kinh doanh vận tải, Sở GTVT Hà Nội sẽ xem xét, đề xuất tạm dừng giải quyết các thủ tục hành chính.

Các đơn vị khai thác bến xe ở Hà Nội cũng được giao nhiệm vụ tuyên truyền đến tài xế, chủ doanh nghiệp về việc lắp đặt camera. Thanh tra giao thông và các lực lượng chức năng sẽ kiểm tra các phương tiện trước khi xuất bến và trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải.

Bên cạnh đó, thanh tra giao thông Hà Nội cũng xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến nội dung lắp camera trên xe, trước hết tập trung vào xe doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo.

Nghị định 10/2020 quy định trước ngày 1/7, ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.

Tiếp đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tại Nghị quyết 66 ngày 1/7, Chính phủ quyết định lùi thời hạn xử phạt hành chính đến hết ngày 31/12/2021 đối với xe kinh doanh vận tải chưa hoàn thành lắp camera.

Kể từ 1/1/2022 các lực lượng chức năng sẽ xử lý vi phạm.

Cả nước hiện có trên 200.000 phương tiện sẽ phải lắp camera theo Nghị định 10. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết sẽ không lùi thời hạn sau ngày 31/12. Đơn vị nào không lắp camera sẽ bị xử phạt nghiêm bởi trong bối cảnh hiện nay việc lắp đặt camera còn giúp quan chức năng giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Nghị định 100 quy định:

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển ôtô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa:

- Không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera);

- Có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định.

Phạt tiền 5-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với tổ chức:

- Sử dụng ôtô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera);

- Sử dụng ôtô kinh doanh vận tải có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định.

- Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên ôtô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1 đến 3 tháng đối với xe vi phạm.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...