Tin mới
1
Miền Bắc mưa giông, Trung Bộ nắng chang chang
Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa lớn cục bộ, trời dịu mát. Trung Bộ đến Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp diễn nắng nóng, nhiều nơi đến mức gay gắt và có xu hướng gia tăng trong ít ngày tới
5
Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn
Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn

Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực núi Cô Tô (thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang). Lực lượng tham gia chữa cháy đang nỗ lực khống chế, ngăn lửa lây lan.

Động đất Nepal có sức công phá hơn 20 quả bom nguyên tử

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-04-28 08:04

Sức tàn phá của trận động đất 7,9 độ Richter ở Nepal ngày 27/4 tương đương hơn 20 quả bom nguyên tử dội xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945.

Đường ở Kathmandu vỡ làm đôi sau động đất ngày 25/4. Ảnh: Getty
Đường ở Kathmandu vỡ làm đôi sau động đất ngày 25/4. Ảnh: Getty

Nepal vừa trải qua trận động đất khiến hơn 4.000 người thiệt mạng và nhiều khu vực của thủ đô bị san phẳng. Giới khoa học cho rằng, cường độ của động đất Nepal ngang với 20 quả bom nhiệt hạch, mỗi quả có sức công phá lớn hơn quả bom nguyên tử từng dội xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 8/6/1945. Vụ thả bom của Mỹ tàn phá thành phố của Nhật và cướp sinh mạng của hàng nghìn người cũng như gây hậu quả lâu dài về sức khỏe đối với người dân.

Theo các chuyên gia, tâm chấn chỉ cách Kathmandu, nơi dân số tập trung đông nhất cả nước, khoảng hơn 60 km. Do đó, thiên tai đã phá hủy các cơ sở vật chất của thành phố và khiến hàng nghìn người chết, Guardian đưa tin.

Tâm chấn của trận động đất nông, chỉ cách mặt đất khoảng từ 10 đến 15 km, góp phần tạo nên sức hủy diệt của nó bởi sự rung lắc rất mạnh. Ngoài việc khiến nhiều công trình xây dựng sập trong nháy mắt, động đất còn gây lở tuyết ở dãy Everest khiến du khách thiệt mạng.

Tuy nhiên, hầu hết khu vực bị ảnh hưởng đều nằm trên nền đá vững chắc. Điều này đã hạn chế mức độ rung chuyển. Nếu thiếu những nền đá này, hậu quả của trận động đất ngày 25/4 còn nghiêm trọng hơn.

Động đất ở Nepal khó tránh khỏi

Các nhà khoa học cho biết, các hoạt động kiến tạo địa tầng địa chất diễn ra mạnh mẽ cùng điều kiện địa lý khu vực khiến Nepal trở thành nơi hứng chịu các trận động đất kinh hoàng.

Hơn 25 triệu năm trước, Ấn Độ chỉ là một tiểu lục địa hoàn toàn tách biệt. Do biến đổi địa chất, mảng Ấn Độ trượt dần về phía châu Á và tạo thành một khối như ngày nay. Tại nơi giao nhau, những ngọn núi hình thành và mỗi năm cao thêm từ 4 đến 5 cm.

Hàng triệu năm biến động đã tạo nên những ngọn núi cao nhất thế giới, trên dãy Himalaya. Sự kiến tạo địa tầng này cũng đi cùng với những cơn địa chấn lớn.

Các chuyên gia địa chất đã cảnh báo về mối nguy hiểm luôn rình rập người dân ở thành phố Katmandu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, số người thiệt mạng tại Nepal hôm 25/4 là không thể tránh khỏi, bởi các hoạt động kiến tạo địa tầng trong khu vực quá mạnh so với sức chịu đựng của những tòa nhà.

Trận động đất hôm 25/4 là địa chấn lớn nhất từng xảy ra tại khu vực này trong hơn 80 năm qua.

Năm 1934, hơn 10.000 nạn nhân thiệt mạng trong một cơn địa chấn 8,1 độ Richter xảy ra tại miền đông Nepal, cách ngọn Everest khoảng 10 km về phía nam. Một trận động đất với cường độ nhỏ hơn, 6,8 độ Richter, xảy ra năm 1988 khiến hơn 1.000 người chết.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận