Tin mới
Ảnh

sunwin | sunwin

Đây là người mẫu phải chịu nỗi đau khủng khiếp nhất đời phụ nữ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-05-31 12:05

Cựu siêu mẫu, diễn viên, nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Somalia - Waris Dirie chính là một trong những nạn nhân của hủ tục cắt âm vật FGM (nói một cách dễ nghe là "nỗi đau thầm lặng của người phụ nữ") dã man nhất trong lịch sử nhân loại. 

Nỗi đau đeo bám và cuộc chạy trốn khỏi số phận nghiệt ngã

Sinh năm 1965 tại một gia đình du mục ở Somalia, cựu siêu mẫu Waris Dirie đã trải qua tuổi thơ tăm tối đầy ám ảnh, hình thành ác mộng đeo bám cả cuộc đời cô.

waris dirie
Nguồn ảnh: Internet

Theo ngôn ngữ của người Somalia, "Waris" có nghĩa là "hoa sa mạc" - một phép lạ của tạo hóa ban cho vùng đất sa mạc chết chóc, tuy nhiên, cuộc đời của Waris Dirie lại bắt đầu từ bóng tối vạn trượng: Năm 4 tuổi suýt bị cưỡng hiếp, 5 tuổi bị chính mẹ ruột đè trên một tảng đá để người phụ nữ khác tới cắt sống một phần âm đạo, 13 tuổi trở thành nạn nhân của tục tảo hôn khi bị gả cho người đàn ông đáng tuổi ông mình - 60 tuổi.  

waris dirie
Ảnh: Internet/CP

Theo như lời kể của Waris, việc cắt bỏ cửa mình lúc đó chính là tục lệ truyền thống của làng để các thiếu nữ không còn bất cứ cảm giác gì khi quan hệ xác thịt, bắt buộc họ giữ gìn trinh tiết trước hôn nhân. Quá trình thực hiện việc cắt bỏ hoàn toàn là thô sơ, không gây tê, không sát trùng, chỉ đơn giản được đưa cho một miếng gỗ lớn để cắn thật chặt và câu "con ngoan, ráng một chút, một chút là được"

waris dirie
Ảnh: Internet/CP

Việc làm này là cực kì nguy hiểm bởi khả năng nhiễm trùng hoặc tử vong là vô cùng cao. Chị họ 6 tuổi của Waris cũng đã mất mạng do nhiễm trùng máu sau khi bị cắt bỏ cửa mình. Với Waris, cảm giác lúc đó cứ như "ai đó xẻ thịt hay chặt tay bạn vậy", cái đau kia là không thể diễn tả bằng lời được vì đó là chỗ nhạy cảm nhất cơ thể phụ nữ. 

waris dirie
Ảnh: Internet/CP

Không thể để cuộc đời mình lại bị sắp đặt một cách mù quáng bất công, 14 tuổi,Waris quyết định bỏ trốn, trải qua những ngày đêm lăn lộn trên sa sạc, tránh tránh né né thú dữ, người xấu thèm khát cơ thể thiếu nữ, đến thành phố Mogadishu sống với gia đình người chị. Rồi lại theo vài người bà con đến Luân Đôn, Anh Quốc ở với người cậu làm Đại sứ Somalia tại đất nước này. 

waris dirie
Ảnh: Internet/CP

Qua nhiều công việc bán thời gian không dễ dàng, thần may mắn cuối cùng cũng chú ý đến "đứa con cưng của sa mạc". Cô được nhiếp ảnh gia nổi tiếng Terence Donoven phát hiện và xuất hiện lần đầu trên trang bìa lịch Pirelli năm 1987, chính thức bước vào nghề người mẫu.

Sự day dứt cả đời và hành trình xóa bỏ "nỗi đau thầm lặng của người phụ nữ"

Dù ngày càng thành công trên con đường sự nghiệp: có mặt trên hầu hết những sàn diễn lớn nhất thế giới, tham gia vào nghiệp diễn viên điện ảnh khi xuất hiện với vai trò nữ chính trong bộ phim về Jame Bonds "The living daylights" (1987)... nhưng cũng không thể làm giảm sự đau đớn trong tâm trí lẫn thể xác do tuổi thơ tăm tối đem đến cho cô: "Mỗi ngày trôi qua, tôi đều cố gắng tìm hiểu tại sao điều đó lại xảy ra với tôi... Dù đó là truyền thống, văn hóa, tập tục, tín ngưỡng hay bất cứ cái gì đi nữa cũng không là lời giải thích thỏa đáng cho sự tàn nhẫn và khủng khiếp đó. Càng nghĩ nhiều về nó tôi lại càng căm hận"

waris dirie
Ảnh: Internet/CP

Hãy thử nghĩ mà xem, người phụ nữ có gia đình, có sự nghiệp, nhưng lại chưa một lần cảm nhận được vui vẻ khi quan hệ với chồng, và cả đời cũng không thể biết cảm giác đó sẽ như thế nào. "Tôi đã phải thực hiện phẫu thuật để mở những vết khâu nơi ấy, giúp việc tiểu tiện trở nên bình thường. Tuy nhiên, dù qua bao lâu đi nữa, tôi vẫn luôn cảm thấy tàn tật, thiếu thốn và hiểu rằng mình không bao giờ xóa đi được cảm giác đó", Waris cay đắng nói về nỗi đau suốt đời của mình.

Là một nạn nhân, hiểu rõ sự đau khổ không cách nào bù đắp, Waris quyết tâm "chiến đấu" với cái hủ tục man rợ đó, giành một thế giới tươi sáng hơn cho hàng triệu trẻ em khỏi bóng tối vô hạn. 

Rời bỏ nghiệp người mẫu năm 1997 để trở thành Đặc sứ Liên hợp quốc bài trừ FGM, một năm sau, Waris xuất bản tự truyện "Hoa sa mạc" (Desert Flower) kể về những kí ức đau khổ của tuổi thơ, nhanh chóng là một trong những "Best Seller" trên thế giới và được chuyển thể thành phim năm 2009. Năm 2002, cô thành lập Quỹ Hoa sa mạc (DFF) tại Vienna (Áo) để kêu gọi thế giới quan tâm đến sự nguy hiểm của tệ nạn FGM. Năm 2013, Waris tiếp tục mở trung tâm y tế đầu tiên chuyên phẫu thuật tái tạo âm vật tại Berlin (Đức). 

waris dirie
Ảnh: Internet/CP

Sau những cống hiến cho chiến dịch chống lại hủ tục cắt cơ quan sinh dục phụ nữ (FGM), tháng 10/2013, Waris nhận được Giải thưởng Phụ nữ vận động của năm. Khi phát biểu trên bục vinh quang, cô chia sẻ: "FGM là một hủ tục dã man, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất mà còn là tinh thần của hàng triệu trẻ em trên thế giới. Đây không được coi là vấn đề tôn giáo hay chủng tộc nữa mà hoàn toàn là một sai lầm. Việc chống lại hủ tục này chính là một hình thức của bảo vệ trẻ em".

waris dirie
Ảnh: Internet/CP

Để thay đổi tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức của hàng triệu người châu Phi cũng như những bộ tộc lạc hậu khác là một chuyện vô cùng khó khăn. Cũng vì vậy, nỗ lực trong cuộc chiến này của Waris là vô tận. 

Một số thông tin về FGM (tục cắt xén cửa mình):

FGM - Female genital Mutilation (hay còn gọi là tục "cắt bỏ bông hồng") là hình thức phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục bên ngoài (cửa mình) của nữ giới khiến họ mất hoàn toàn khả năng cảm thụ khoái cảm khi quan hệ. 

Theo góc độ y khoa, FGM là một loại phẫu thuật đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm, bởi toàn bộ quá trình đều thô sơ, không có bất cứ hình thức vệ sinh, sát trùng nào. 

Bé gái từ 5 - 12 tuổi ở phần lớn các nước châu Phi hoặc một số bộ tộc thiểu số trên thế giới sẽ bị chính người thân của mình thực hiện hủ tục đáng sợ này, nhằm "giữ được trinh tiết" trước hôn nhân. Đối với họ, bé gái nào không trải qua quá trình đáng sợ đó sẽ được cho là dơ bẩn, không tinh khiết, và không thể lấy chồng.

Có thể nói, đây là một hủ tục dã man bởi không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng mà nếu vượt qua được thì cũng đeo mang ám ảnh và nỗi đau suốt đời, không cách nào chữa lành được.

Theo thống kê sơ bộ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 200 triệu phụ nữ và trẻ em đã phải hứng chịu hủ tục FGM trên toàn thế giới. Trong đó, tỉ lệ bé gái trên 5 tuổi bị bắt buộc phải trải qua nỗi đau này cao nhất là ở Somalia (98%) và thấp nhất ở Zaire (5%).

Hiện tại, dù đã ban hành lệnh cấm đoán FGM, nhưng trên thế giới hàng năm vẫn có hơn 3 triệu trẻ em phải trải qua nỗi đau khôn cùng bởi niềm tin mù quáng của người lớn.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận