Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Đạp xe đưa bạn 
khuyết tật đến trường

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-10-14 01:10

Tiếng trống ngân vang vừa điểm giờ tan trường, từ phòng học gần cầu thang, Khánh nhanh nhảu xếp lại sách vở và cuốc bộ lên tầng 2 để dìu người bạn đang nặng nhọc lê từng bước chân.

Đó là hình ảnh quen thuộc với giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) gần ba năm qua. Và tình bạn bền vững của Hà Anh Khánh (lớp 12/3) và Trương Hùng Anh (lớp 12/4) khiến nhiều người cảm mến.

Cổng trường mở toang, từng tốp học sinh tung tăng cắp sách ùa ra. Năm phút sau, Khánh một tay khoác vai Anh, tay còn lại nắm chặt lấy bàn tay quặt quẹo của bạn rồi cả hai chầm chậm nhích từng bước nhỏ tiến về hướng nhà xe. Hình ảnh hai cậu học trò bên nhau in bóng trên sân trường trông thật thân thiết.

Đạp xe đưa bạn 
khuyết tật đến trường
Ngày ngày, kể từ năm lớp 10, Khánh không quản nhọc nhằn chở Anh đến lớp bằng xe đạp.

Đã đúng giữa trưa, Anh ôm chặt người bạn tình nguyện làm “tài xế” cho mình suốt những năm tháng học phổ thông, cả hai cười nói vui vẻ trên đường về sau buổi học căng thẳng ở trường. Khánh chia sẻ cậu và Hùng Anh trở thành bạn bè vào thời điểm đầu năm lớp 10. Kể từ đó, cả hai gắn bó với nhau như hình với bóng trên hành trình chinh phục quãng đường xa xôi gần 7 cây số từ nhà đến trường, để theo đuổi ước mơ con chữ.

“Em nhớ hôm đó trời chuyển mây đen như sắp đổ mưa, em vội vã đạp xe thật nhanh tránh dông thì bất giác trông thấy Anh đang ngồi lặng lẽ bên vỉa hè. Em quay đầu xe và tiến sát tới ngỏ ý cho bạn quá giang về nhà, và sau này nghe Anh trải lòng về hoàn cảnh, em càng cảm phục Anh hơn” - đá mắt nhìn sang bạn, Khánh vui vẻ kể về lần đầu kết bạn với Anh.

Vậy là đều đặn mỗi ngày, Khánh không quản nhọc nhằn khi xuất phát từ phường Điện An đạp xe một mạch qua những con đường làng ngoằn ngoèo để lên xã Điện Phước đón Anh. Sau đó cả hai di chuyển ngược xuống Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu ở trung tâm thị xã.

Ở ngôi trường ấy, thầy cô, bạn bè không chỉ cảm động trước câu chuyện hai cậu học trò ngày ngày nâng bước nhau đến trường, mà còn thán phục trước thành tích học tập xuất sắc của chàng trai nhiễm chất độc da cam. Bị dị tật từ khi mới lọt lòng mẹ do di chứng chất độc da cam từ cha, đến 13 tuổi Anh mới tập tễnh cắp sách đến trường và mày mò đánh vật với từng con số, cái chữ.

Ngày đó, gia đình chỉ dám mong Anh tới lớp để thoát khỏi cảnh mù chữ, thế nhưng càng học lên cao Anh càng khiến mọi người bất ngờ bởi tinh thần hiếu học. Bằng chứng là bảng thành tích học tập của Anh cứ tăng đều theo thời gian.

“Năm lớp 10 Anh được xếp vào lớp cơ bản. Nhưng năm lớp 11, thầy cô chuyển em sang lớp học khá hơn, và em đã chứng minh mình xứng đáng với kết quả học lực tiên tiến; đặc biệt em học toán cực kỳ giỏi với điểm trung bình đạt 9,5. Những môn tự nhiên Hùng Anh học rất chắc và em luôn sẵn sàng kèm cặp các bạn trong lớp cùng tiến bộ” - cô Nguyễn Thị Lanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 của Anh, chia sẻ.

Hiện Anh và Khánh đều nằm trong danh sách lớp chọn của ngôi trường có bề dày truyền thống bậc nhất của thị xã. Cả hai đang bổ trợ kiến thức cho nhau hằng ngày, với mong muốn thực hiện giấc mơ đỗ đại học ở kỳ thi năm tới.

Giọng ngọng nghịu phát âm từng câu ngoại ngữ, Anh cười nói: “Một số môn em học trội hơn Khánh và ngược lại, bởi vậy chúng em thường hỗ trợ tối đa cho nhau để bổ sung kiến thức. Em hi vọng tình bạn của chúng em sẽ mãi mãi bền chặt, dù cho sau này ngã rẽ cuộc đời có đưa đẩy mỗi đứa đi theo một hướng khác, nhưng chúng em sẽ cố gắng nuôi dưỡng tình bạn đã được vun đắp bấy lâu nay”.

Theo Tuổi trẻ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận