Tin mới
2
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google
Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
4
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)

Đạp xe 14 km đi làm mỗi ngày ở TP.HCM

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-03-22 11:03

Đã hơn 3 năm nay, mỗi buổi sáng Đình Duy vẫn giữ thói quen dậy sớm để đạp xe từ quận Bình Thạnh đến bệnh viện ở quận 5 để làm việc.

5h40 sáng, như thường lệ, Nguyễn Đình Duy (25 tuổi) thức dậy vệ sinh cá nhân và chuẩn bị tư trang để đi làm. 6h30, Duy đạp xe rời khỏi phòng trọ ở gần chợ Thị Nghè (quận 1, TP.HCM), hòa vào dòng người hối hả buổi sáng sớm.

“Chiếc xe đạp này đã gắn bó với tôi 8 năm rồi, từ năm tôi học lớp 11”, Duy chia sẻ.

Không lo nghĩ về chuyện đổ xăng

Đình Duy hiện làm kỹ thuật viên hình ảnh tại một bệnh viện tư nhân ở quận 5 (TP.HCM). Khác với đa số người trẻ ở thành phố, từ những ngày đi làm đầu tiên anh đã chọn di chuyển bằng xe đạp thay cho xe gắn máy.

Giải thích về lựa chọn này, Duy cho biết từ lúc nhỏ anh được tiếp cận với nhiều ấn phẩm liên quan đến môi trường, từ đó bản thân luôn nhận thức về việc hạn chế sử dụng các phương tiện, sản phẩm ảnh hưởng xấu đến môi trường.


Duy giữ thói quen đạp xe từ thời còn đi học. Chiếc xe hiện tại đã gắn bó với anh hơn 8 năm, từ thời cấp 3, cao đẳng đến khi đi làm. Ảnh: Nguyễn Toàn.

“Ban đầu cũng có nhiều đồng nghiệp, bạn bè hỏi tôi vì sao lại chọn xe đạp, với những người thật sự quan tâm đến vấn đề môi trường tôi sẽ dành thời gian để giải thích. Còn để đơn giản thì tôi nói không thích xe chạy bằng xăng”, Duy chia sẻ.

3 năm làm việc ở TP.HCM, Đình Duy đều đặn mỗi ngày thức dậy từ 5h40, đạp xe từ chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh) đến nơi làm việc ở ngã sáu Nguyễn Tri Phương (quận 5).

Theo Duy, hành trình dài khoảng 14 Km (tổng quãng đường đi và về) tuy xa nhưng anh không cảm thấy mệt. Chỉ là việc này khá tốn thời gian, Duy buộc phải dậy sớm để có mặt tại bệnh viện đúng giờ làm việc.


Duy đạp xe trên đoạn đường An Dương Vương (quận 5). Mỗi ngày Duy đạp khoảng 7 km từ nhà đến chỗ làm và ngược lại. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Đôi khi có công việc cần phải di chuyển xa, Duy chọn phương án di chuyển bằng xe ôm công nghệ để tiết kiệm thời gian. Gia đình và bạn bè của Duy nhiều lần khuyên anh nên đổi qua xe gắn máy để thuận tiện hơn, nhưng Duy không thay đổi quan điểm.

“Ngoài lợi ích về sức khỏe, thói quen đạp xe còn giúp tôi không phải về việc đổ xăng, lâu lâu dần cũng không còn quan tâm giá xăng tăng hay giảm”, Duy nói.


Duy chỉ mất khoảng 30-40 phút để đến chỗ làm. Thường thì anh vẫn còn dư thời gian để ăn sáng, trước khi vào làm việc. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Đồng thời, việc di chuyển bằng xe đạp cũng giúp Duy linh hoạt hơn trong giờ cao điểm, cũng như có thời gian để quan sát phố phường.

Với Duy, xe đạp hay xe gắn máy cũng chỉ là phương tiện, quan trọng là mỗi người sẽ có lựa chọn khác nhau, phù hợp với lối sống của riêng mình.

Khỏe và năng động hơn

Không riêng Đình Duy, những năm gần đây nhiều bạn trẻ ở thành thị cũng lựa chọn xe đạp làm phương tiện chính để di chuyển trong phạm vi ngắn.

Hơn một năm trước, Quỳnh Ngân (31 tuổi, quận Phú Nhuận) đã quyết định sử dụng xe đạp thay thế cho xe gắn máy di chuyển trong thành phố, với mong muốn đạp xe có thể giúp chị vận động nhiều hơn.

“Ban đầu đồng nghiệp và bạn của tôi thấy lạ, cũng hỏi thăm. Một số người còn đùa là để xem đi được bao lâu vì nghĩ tôi chỉ đạp xe theo phong trào”, Quỳnh Ngân hóm hỉnh kể lại.


Quỳnh Ngân chuyển sang đạp xe đi làm để có cơ hội vận động nhiều hơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Theo chị, việc đi làm bằng xe đạp cũng gặp không ít bất tiện. Vào những ngày nắng nóng, Ngân phải mang theo một bộ đồ dự phòng để thay khi đến văn phòng, đồng thời không thể thoải mái mặc những bộ trang phục yêu thích như đầm dài, váy dài để đạp xe…

Sau đó, giải pháp của Quỳnh Ngân là đi xen kẽ xe đạp, xe gắn máy và xe ôm công nghệ để thuận tiện trong từng trường hợp cụ thể.

“Cuối cùng tôi tìm thấy một giải pháp trọn vẹn hơn là xe đạp điện trợ lực”, Ngân nói.

Chị cho rằng lựa chọn này phù hợp với phụ nữ hơn, vì xe đạp truyền thống hoạt động dựa trên sức đạp của người chạy, còn xe đạp điện trợ lực được trang bị thêm động cơ điện giúp cho chuyển động đạp nhẹ nhàng hơn mà vẫn duy trì được tốc độ tối ưu của xe.

Quỳnh Ngân cảm thấy hài lòng với lựa chọn hiện tại. Ngoài đi học, đi làm, cuối tuần chị thường dành thời gian để đạp xe dạo mát. Cô gái này cho biết từ khi chuyển sang di chuyển bằng xe đạp, chị vận động nhiều hơn, cảm thấy khỏe và năng động hơn. Đồng thời không còn phải quan tâm đến việc giá xăng tăng hay giảm.

“Vấn đề là tôi khó tìm được chỗ gửi xe, đặc biệt trong trung tâm thành phố. Đa số điểm gửi xe chỉ nhận gửi nhưng không ghi phiếu, việc này khiến tôi bất an khi gửi chiếc của mình”, Quỳnh Ngân nói.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận