Tin mới
2
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'
Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
4
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google
Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'

Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google

Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin

Covid-19 sẽ giúp mọi người ngừng kiệt sức vì công việc?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-06-09 01:06
Thời gian ở nhà trong đại dịch làm nhiều người nhận ra mặt trái của "văn hóa hối hả" và để tâm hơn tới những khía cạnh khác của cuộc sống.

Chủ nghĩa nghiện công việc đang ngày càng phổ biến và ăn sâu vào đời sống tại Mỹ và phương Tây. Mọi người vùi mình vào lịch trình dày đặc, từ bỏ những ngày cuối tuần, các mối quan hệ và thậm chí cả giấc ngủ để vươn tới thành công.

Theo USA Today, đại dịch Covid-19 đã khiến xu hướng này phải tạm dừng. Đây là cơ hội để nhiều người nhìn lại những vấn đề xã hội và cá nhân mà trước đây bị che lấp bởi sự bận rộn. Bởi vậy, mọi người ngày càng phản đối chủ nghĩa nghiện công việc.

Nhiều kênh mạng xã hội vốn chuyên làm những video về các thói quen nâng cao năng suất buổi sáng hoặc bắt chước lối sống của tỷ phú, nay chuyển sang nói về mặt trái của "văn hóa hối hả", sự kiệt sức và tại sao sự phát triển bản thân đang hủy hoại cuộc đời chúng ta.

Những người khác phơi bày mặt tối của sự ám ảnh công việc. Trong một bài đăng trên mạng xã hội việc làm LinkedIn, một quản lý dự án của ngân hàng HSBC kể rằng khi bị đau tim, điều đầu tiên anh nghĩ là "thế này sẽ không tiện cho công việc".

Trên mạng xã hội Twitter, các nhà báo và nhà khoa học bàn tán về việc thay đổi lịch trình khi việc đi lại bị hạn chế. "Tôi sẽ không quay lại cách làm việc thời trước Covid-19", một người cho hay.

Covid-19 khien moi nguoi bot cuong cong viec anh 1
Đại dịch khiến nhiều người suy nghĩ lại về tầm quan trọng của sự năng suất trong công việc. Ảnh: YouTube/Lavendaire.

Lãng mạn hóa công việc

Theo BBC, làm việc quá sức không phải hiện tượng ở riêng Thung lũng Silicon hay Phố Wall. Mọi người làm việc nhiều giờ ở khắp nơi trên thế giới vì nhiều lý do khác nhau.

Ở Nhật Bản, văn hóa cuồng công việc bắt nguồn từ những năm 1950 khi chính phủ thúc đẩy tái kiến thiết đất nước sau Thế chiến 2.

Ở các nước thuộc Liên đoàn Ả Rập, nhiều chuyên gia y tế bị vắt kiệt sức vì hệ thống quá tải.

Tuy vậy, ở các nước phương Tây, hàng triệu người làm việc quá sức vì họ cảm thấy điều đó thật thú vị. Công việc được coi như một biểu tượng của con đường đến thành công, được phô trương qua những bức hình đăng trên mạng xã hội về một cuộc sống đáng mơ ước.

Lãng mạn hóa công việc là một thực trạng đặc biệt phổ biến ở giới trí thức tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Anat Lechner, phó giáo sư tại Đại học New York (Mỹ), nhận định: "Đây là lối sống chúng ta tôn vinh: hít thở công việc, ngủ với công việc, rồi tỉnh dậy và làm việc cả ngày. Lặp đi lặp lại".

Dù đang làm việc miệt mài hơn bao giờ hết, những người lao động trẻ vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính lớn từ các khoản nợ, không tìm được đam mê, liên tục lo lắng vì thị trường công việc bất ổn.


Lãng mạn hóa công việc là nguyên nhân khiến nhiều người làm việc quá sức. Ảnh: New York Post.

Mặt trái của "văn hóa hối hả"

Nhiều người càng ít gặp gia đình vì liên tục làm việc. Họ tin rằng làm việc 60-100 giờ/tuần là cần thiết để thành công và ưu tiên công việc hơn bất cứ điều gì khác. Đây cũng là lý do mà những người nghiện công việc có khả năng ly hôn cao hơn.

"Văn hóa hối hả" gây ảnh hưởng nặng nề với sức khỏe người lao động. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy làm việc quá sức dẫn đến 745.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.

Làm việc hơn 55 giờ/tuần được coi là "nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng", tăng khả năng đột quỵ và mắc bệnh tim mạch. Điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, hiệu suất công việc và dẫn đến kiệt sức.

Covid-19 khien moi nguoi bot cuong cong viec anh 3
Đại dịch và làm việc tại nhà khiến nhiều người suy ngẫm lại về công việc và các khía cạnh khác của cuộc sống. Ảnh: FlexJobs.

Covid-19 đã buộc nhiều người phải nhìn nhận lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống theo một cách hoàn toàn mới. Khảo sát của LinkedIn với 5.000 người dùng vào tháng 4/2021 cho thấy 50% chú trọng sự linh hoạt giờ giấc địa điểm làm việc và 45% ưu tiên sự cân bằng công việc - cuộc sống kể từ khi đại dịch bắt đầu.

"Đại dịch đã làm chúng ta nhận ra những điều quan trọng nhất, bao gồm sức khỏe, gia đình và những mối quan hệ, đồng thời phá vỡ những thói quen đã giữ chúng ta trong guồng quay công việc suốt thời gian qua", giáo sư Sally Maitlis tại Đại học Oxford (Anh) nhận định.

Đáp lại nhu cầu trên, một số công ty bắt đầu cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động, bao gồm các đặc quyền như trị liệu tâm lý miễn phí hoặc truy cập vào các ứng dụng chăm sóc sức khỏe mà không phải trả tiền.

Tuy nhiên, các chuyên gia e ngại rằng tình trạng quá tải vẫn khó thay đổi. Công nghệ cho phép mọi người làm việc tại nhà mùa dịch, nhưng cũng có thể trói họ vào công việc cả ngày. Nếu không làm đủ, người lao động có thể bị tụt hậu hoặc mất việc. Miễn là xã hội còn tôn sùng tiền bạc, địa vị và thành tích, sẽ có những người lao đầu vào để đạt được những mục tiêu đó.

Christina Maslach, giáo sư tâm lý học tại Đại học California tại Berkeley (Mỹ), nhận định người lao động đang đứng ở ngã tư đường: nên làm cật lực để gây ấn tượng với sếp hay ưu tiên sức khỏe bản thân?

Làm việc tại nhà sẽ chỉ giảm gánh nặng một phần. Người lao động cần hiểu rằng làm việc tới kiệt sức không phải một điều đáng mơ ước và các công ty cần ngừng thôi thúc nhân viên suy nghĩ như vậy.

"Nơi làm việc có thể là môi trường rất độc hại. Nếu có cơ hội để thay đổi điều ấy thì chính là lúc này", bà Maslach khẳng định.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận