Tin mới
1
Nghề làm đẹp cho người chết
Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h
Ảnh

sunwin | sunwin

Nghề làm đẹp cho người chết

Một ngày bình thường của Lưu Tam Tam là thức dậy lúc 5h sáng và đến nơi làm việc tại nhà tang lễ Tiêu Sơn ở Hàng Châu lúc 6h

Cô gái 18 tuổi đồng ý cùng người yêu ‘vượt rào’ để được đến với nhau

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2023-11-27 03:11

Yêu chàng trai khiếm thị nhưng bị gia đình ngăn cấm, cô gái 18 tuổi đồng ý cùng người yêu “vượt rào”, bí mật có con để được đến với nhau.

“Vượt rào”

Năm lên 10, ông Phan Văn Minh (58 tuổi) bị hỏng đôi mắt, phải làm quen với bóng tối suốt phần đời còn lại. Dẫu vậy, khi trưởng thành, ông vẫn nỗ lực vươn lên, ly hương tìm việc mưu sinh.

Trong một lần về quê thăm chị gái, ông gặp bà Lê Thị Đẹp. Năm ấy, bà Đẹp vừa tròn 18, tuổi và đang học việc tại tiệm làm tóc của chị gái ông Minh. Thấy cô học trò của chị gái hiền hậu, ông Minh đem lòng cảm mến.

Chị của ông Minh cũng yêu quý cô học trò thật thà, dễ mến. Thế nên người chị mong muốn cả hai kết duyên với nhau. Mỗi khi ông Minh về thăm, bà lại tìm cách tác động, tạo cơ hội để 2 người gặp gỡ.

Tuy vậy, lúc ấy bà Đẹp còn ngây thơ, chưa hề biết yêu thương người khác giới. Khi gặp ông Minh, bà không có tình cảm hay rung động đầu đời. Biết vậy, chị ông Minh tạo điều kiện để bà gần gũi, tiếp xúc nhiều hơn với em trai của mình.


Vợ chồng ông Minh tại chương trình Tình trăm năm.

Mỗi lần ông Minh từ TP.HCM về thăm nhà, chị ông đều tìm cớ để bà Đẹp lo cơm nước, đưa ông đi chơi. Thậm chí, bà còn nói vui trước mặt mọi người rằng bà Đẹp là em dâu tương lai của mình.

Sau nhiều lần tiếp xúc, bà Đẹp dần cảm mến, có tình cảm với người đàn ông khiếm thị. Tại chương trình Tình trăm năm tập 172, bà Đẹp nay đã 52 tuổi kể: “Tình yêu của chúng tôi đúng với câu nói mưa dầm thấm lâu. Ông ấy luôn nghĩ cho tôi trong mọi hoàn cảnh.

Trước khi đồng ý đến với ông ấy, tôi cũng nghĩ đến việc mình sẽ gặp nhiều khó khăn về sau. Thế nhưng tôi chấp nhận vì bản thân cũng tự lập từ khi còn nhỏ. Tôi thấy ông ấy có khiếm khuyết nhưng hơn nhiều người bình thường. Ông ấy không để tôi thiếu thốn thứ gì”.

Khi tình yêu nảy nở, ông Minh vấp phải sự phản đối của gia đình bà Đẹp. Bố mẹ bà lo lắng, không biết con gái sẽ sống ra sao khi kết hôn với người đàn ông khiếm thị nên ra sức ngăn cấm.

Biết trước sẽ không được gia đình người yêu chấp thuận, ông Minh không buồn mà vững tin vào tình yêu của bà Đẹp dành cho mình. Để đến được với nhau, ông bàn với bà Đẹp sẽ “vượt rào”, bí mật có con trước.

Dù biết nếu bị bố mẹ phát hiện mình sẽ bị từ mặt nhưng bà Đẹp vẫn gật đồng ý vì thấy tình yêu của ông dành cho bà quá lớn. Sau đó, bà Đẹp đến chung sống với ông Minh cho đến khi phát hiện mình mang thai.


Dù khiếm thị nhưng ông Minh vẫn kiên cường vươn lên để chăm lo bản thân cùng vợ và 2 con.

Ngày được tin con gái cãi lời, có thai với người đàn ông không được gia đình chấp nhận, mẹ bà Đẹp nổi giận. Bà tìm đến tận nơi, bắt ép con gái phải từ bỏ ông Minh, theo mình về nhà.

Tuy vậy, bà Đẹp nhất quyết không đồng ý. Bà chọn ở lại, xây dựng gia đình với người đàn ông yêu thương mình hết mực. Không còn cách nào khác, bố mẹ bà Đẹp đành chấp thuận cho cả hai sống với nhau.

Hạnh phúc

Sau khi có con, ông Minh quyết định đưa vợ con sang Phnom Penh (Campuchia) làm ăn. Trước khi đi, cả hai ẵm con về nhà bố mẹ ông Minh rồi đến nhận lỗi với gia đình bà Đẹp.

Thấy cháu ngoại, bố bà Đẹp rất vui. Ông chỉ trách mắng vài lời rồi đồng ý cho ông Minh, bà Đẹp đến với nhau. Thậm chí, ông còn yêu thương chàng rể khiếm thị hết mực.

Được gia đình vợ chấp nhận, ông Minh xin phép đưa vợ con sang Phnom Penh sống nhờ nhà người chị cũng kinh doanh tiệm làm tóc. Tại đây, ông Minh ở nhà giữ con để bà Đẹp làm việc trong cửa tiệm của chị chồng.


Bà Đẹp rơi nước mắt khi kể lại chuyện tình từng gặp nhiều trắc trở. 

Thế nhưng do bất đồng ngôn ngữ, thu nhập không đủ nuôi sống gia đình, đôi vợ chồng trẻ quyết định quay về Việt Nam. Về quê, ông Minh góp vốn cùng anh trai đi ghe xuống Cà Mau mua gạo lên TP.HCM bán.

Khiếm thị, ông Minh được giao nhiệm vụ đêm đêm pha cà phê, cơm nước, ngồi trò chuyện với tài công mỗi khi ghe chở gạo từ Cà Mau ngược lên TP.HCM. Trong khi đó, bà Đẹp chỉ ở trong ghe chăm con nhỏ.

Nuôi con dưới ghe chật hẹp, chòng chành, bà Đẹp gặp đủ chuyện cực nhọc. Thương vợ, thương con, ông Minh từ bỏ đi ghe buôn gạo dù có thu nhập ổn định. Lên bờ, ông Minh đi bán vé số, bà Đẹp đi làm móng dạo mưu sinh.

Ông Minh kể: “Lúc đó, cuộc sống vợ chồng tôi cơ cực, bấp bênh lắm. Sáng tôi đi bán vé số, vợ ở nhà chăm con. Tôi bán đến trưa về thì lại chăm con cho vợ đi làm móng. Cả hai cứ đổi ca với nhau như thế”.

Không nhìn thấy ánh sáng, việc chăm con nhỏ của ông Minh khó khăn gấp nhiều lần người bình thường. Đến khi con lớn, biết đi, ông phải làm hàng rào, đeo lục lạc vào chân bé để đảm bảo con luôn trong tầm kiểm soát.

Vượt qua nhiều khó khăn, sau này, ông bà mở được tiệm massage khiếm thị của riêng mình. Công việc làm ăn thuận lợi, kinh tế của ông bà dần ổn định. Hiện, ông bà có cuộc sống vợ chồng hạnh phúc cùng 2 con giỏi giang, trưởng thành.


Hiện, ông bà có cuộc sống hạnh phúc cùng các con.

Cuối chương trình, ông Minh gửi đến bà Đẹp những lời tự đáy lòng. Ông nói: “Anh nhớ, dù không được gia đình chấp thuận, em vẫn quyết định bước theo anh. Rồi em bất chấp những lời ra tiếng vào của thiên hạ, vượt qua mọi rào cản để sống với anh.

Ngay cả khi mẹ đến, đòi đưa em về, em cũng không chịu và nói dù hoàn cảnh nào cũng phải sống với anh. Đó là tình cảm, tình yêu em dành cho anh. Anh yêu em”.

Những lời chân thành của ông Minh khiến người vợ tào khang xúc động rơi nước mắt. Bà chia sẻ rằng, lúc mới yêu, ông Minh đã nói dù mình có khiếm khuyết nhưng sẽ lo lắng cho bà. Và, ông chưa bao giờ thất hứa.

“Ngày đó, ông ấy nói với tôi rằng: Em đi theo anh cực thật nhưng anh sẽ bán vé số nuôi em. Anh không cho em làm gì hết, chỉ ở nhà chăm sóc con thôi.

Từ đó đến bây giờ, tài chính trong gia đình đều do ông ấy lo hết. Cực thì tôi có cực thật nhưng chỉ cực trong nhà chứ không khổ ở ngoài đường”, bà Đẹp tâm sự.

Theo vietnamnet.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận