Tin mới
2
Triệu phú cố tình phá sản
Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Tiệc sinh nhật mừng 19 tuổi của Tập đoàn Trần Doãn Group

Tập đoàn Trần Doãn, một tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, đã tổ chức buổi tiệc sinh nhật tại một trong những nhà hàng sang trọng thuộc hệ thống nhà hàng của tập đoàn vào ngày 26/04/2024. Sự kiện ấm cúng, sang trọng với đông đảo khách mời là đối tác kinh doanh và khách hàng thân thiết.
Triệu phú cố tình phá sản

Mike Black, chủ một công ty phát triển phần mềm đóng băng tài sản, sống như người vô gia cư để chứng minh có thể tay trắng vẫn kiếm một triệu USD trong một năm

Cảm động câu chuyện bà ngoại Việt quét đường nuôi cháu lên báo Mỹ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-08-03 01:08

“Tôi thương cháu tôi lắm, không có chuyện tôi bỏ chúng đâu. Không có đâu!” 

Mặc dù đã 67 tuổi, nhưng cụ bà Suu Ngo vẫn ngày ngày cần mẫn đưa từng nhát chổi làm sạch phố Irving ở khu Inner Sunset, San Francisco trong suốt 5 năm qua để nuôi cháu nhỏ. Cuộc đời bình dị nhưng giàu tình cảm của “bà ngoại quét đường” đã được tờ San Francisco Chronicle ghi lại qua lời kể của bà và những hình ảnh chân thực.

 Ngày ngày, bà Suu Ngo cần mẫn làm sạch đường phố. (Ảnh: Erin Brethauer)
 Ngày ngày, bà Suu Ngo cần mẫn làm sạch đường phố. (Ảnh: Erin Brethauer)

Mặt trời dần ló dạng ở khu Chinatown, và bà Suu Ngo, 67 tuổi, đang cặm cụi làm món há cảo chiên cho bữa sáng trong căn bếp nhỏ. Tiếng dầu sôi ùng ục, ánh nhìn hau háu của người bạn bốn chân có tên Ellie trong căn hộ bé nhỏ ở tầng 6 của một khu chung cư… một buổi sáng của bà Suu Ngo thường bắt đầu như thế đấy.

Gian bếp nhỏ ngào ngạt mùi há cảo chiên do tay người bà 67 tuổi nấu nướng. (Ảnh: Erin Brethauer)
Gian bếp nhỏ ngào ngạt mùi há cảo chiên do tay người bà 67 tuổi nấu nướng. (Ảnh: Erin Brethauer)

Ngày nào cũng vậy, căn bếp nhỏ ấy cũng rộn rã tiếng xoong chảo, nước sôi, dầu sôi của người bà 67 tuổi chuẩn bị bữa sáng cho ba đứa cháu nhỏ, trước khi bà bắt đầu công việc của một người công nhân vệ sinh tại khu Inner Sunset.

Bà sống trong căn hộ nhỏ bé lọt thỏm ở khu Chinatown, San Francisco. (Ảnh: Erin Brethauer)
Bà sống trong căn hộ nhỏ bé lọt thỏm ở khu Chinatown, San Francisco. (Ảnh: Erin Brethauer)

Bà Suu ăn bữa sáng trước khi đi làm. (Ảnh: Erin Brethauer)
Bà Suu ăn bữa sáng trước khi đi làm. (Ảnh: Erin Brethauer)

Sau khi dùng xong bữa sáng, cụ bà mặc chiếc áo phản quang, vẫy tay chào người bạn bé nhỏ Ellie và xuống đường bắt chuyến xe buýt đến phố Irving.

Ở đây, bà bắt đầu công việc quen thuộc của mình: tập hợp những chiếc thùng rác lại, lấy chổi, hốt rác và làm việc cho đến 11 giờ trưa, tiếp đó thu rác từ thùng, nhặt tàn thuốc vương vãi trên vỉa hè, nắp cống và lòng đường.

Quẩy túi xách lên vai, bà Suu đi đến chỗ làm. (Ảnh: Erin Brethauer)
Quẩy túi xách lên vai, bà Suu đi đến chỗ làm. (Ảnh: Erin Brethauer)

Cụ bà ngắm nhìn bầu trời San Francisco từ ban công trước căn hộ. (Ảnh: Erin Brethauer)
Cụ bà ngắm nhìn bầu trời San Francisco từ ban công trước căn hộ. (Ảnh: Erin Brethauer)

Bắt một chuyến xe buýt và tàu hỏa, bà mới đến được nơi làm việc. (Ảnh: Erin Brethauer)
Bắt một chuyến xe buýt và tàu hỏa, bà mới đến được nơi làm việc. (Ảnh: Erin Brethauer)

Bà Suu là một người mẹ đơn thân, rời Việt Nam đến nước Mỹ vào năm 1985 với một nách hai con nhỏ. Chỉ với 3 tháng học tiếng xứ người, bà không đợi thêm một phút giây nào nữa mà tìm ngay công việc tại một nhà hàng, chủ yếu làm việc vào ban đêm. Cứ thế, bà làm việc tại nhà hàng này suốt 25 năm trời, một tay gánh vác gia đình nhỏ.

“Làm mẹ đơn thân khổ lắm, nhưng tôi biết mình mạnh mẽ mà. Phật và ông trời phù hộ cho tôi luôn khỏe mạnh để tôi có thể vượt qua tất cả” – với cái chất giọng còn rất nặng của người nhập cư, bà Suu chia sẻ.

Ở tuổi 67, có vẻ cuộc sống của bà yên bình lắm với ba đứa cháu ngoan và người bạn trung thành này. (Ảnh: Erin Brethauer)
Ở tuổi 67, có vẻ cuộc sống của bà yên bình lắm với ba đứa cháu ngoan và người bạn trung thành này. (Ảnh: Erin Brethauer)

Cho đến 5 năm trước, bà nghỉ việc tại nhà hàng sau một vài sự cố khiến bà nghĩ người chủ không tôn trọng bà. Thay vì tiếp tục tìm việc phục vụ ở một nhà hàng khác, bà đến xếp hàng ở Hội đồng thành phố San Francisco tìm một công việc hoàn toàn mới. Bà Suu kể lại ngày bà đi xin việc:

“Tôi cần phải chăm sóc cháu tôi bởi chúng không có cha mẹ. Tôi phải lao động. Tôi phải vun vén cho gia đình mình. Rồi tôi nói với họ rằng hãy cho tôi một công việc đi, việc gì tôi cũng làm. Tôi có thể dọn nhà vệ sinh hay bất kì nơi nào. Họ nói, bà có chắc rằng bà muốn quét dọn đường phố chứ, có thể trong 1 hay 2 tuần gì đấy thôi. Thế rồi họ thuê tôi ngay”.

Bao năm tảo tần nuôi con trai và con gái lớn khôn nên người, trời nỡ phụ lòng người phụ nữ này khi gia đình bà vừa chuyển đến Bay Area thì bi kịch ập đến. Người con gái 33 tuổi của bà qua đời, bỏ lại ba đứa trẻ tội nghiệp. Một lần nữa, người mẹ già một nách ba cháu chuyển từ Dallas đến San Francisco. Sau bao sóng gió, người bà tảo tần dồn tất cả tình thương trong một câu khẳng định: “Tôi thương cháu tôi lắm, không có chuyện tôi bỏ chúng đâu. Không có đâu!”.

Đây là bức ảnh chụp ba đứa cháu của bà, nơi bà gửi gắm tất cả tình yêu thương. (Ảnh: Erin Brethauer)
Đây là bức ảnh chụp ba đứa cháu của bà, nơi bà gửi gắm tất cả tình yêu thương. (Ảnh: Erin Brethauer)

Ngoài việc nuôi dạy con cháu, bà Suu còn dành dụm để gửi tiền về Việt Nam cho mẹ già 97 tuổi. Vừa làm bà vừa làm mẹ, người phụ nữ chịu thương chịu khó này mỉm cười: “Cháu tôi đứa nào cũng ngoan cả. Chúng đi học hay đi làm gì cũng về nhà đúng giờ hết. Không gây rắc rối nào cả. Tôi thương chúng lắm!”.

Thế rồi, bà cần mẫn làm sạch đẹp con phố Irving suốt 5 năm qua. Cư dân ở đây đã quen thuộc với bóng dáng người phụ nữ Việt cần cù và trìu mến gọi bà là “bà ngoại”.

Hình ảnh “bà ngoại quét đường” đã quá quen thuộc với người dân sống ở phố Irving. (Ảnh: Erin Brethauer)
Hình ảnh “bà ngoại quét đường” đã quá quen thuộc với người dân sống ở phố Irving. (Ảnh: Erin Brethauer)

Quét dọn đường phố là một công việc nặng nhọc, đặc biệt là khi bà Suu đảm nhận thêm nhiệm vụ quét vỉa hè. “Cháu tôi nói rằng ‘Bà ơi, bà đừng làm nữa, chúng cháu sẽ nuôi bà. Nhưng tôi nói không. Tôi vẫn còn mạnh khỏe mà, tôi còn làm việc được. Tôi không muốn ở nhà, chán lắm! Chẳng có gì làm cả. Dành cả ngày xem TV à? Có mà điên ấy! Tôi không muốn như vậy đâu. Tôi chỉ muốn ra ngoài, tập thể dục, nhìn người ta nói chuyện, vui lắm. Tôi không muốn ở nhà đâu, không đâu. Tôi đang rất vui mà!” – bằng vốn từ vựng ít ỏi và kiểu nói không tròn câu của một người nhập cư, bà Suu kiên quyết không muốn ở nhà.

Dù mưa hay nắng, tiếng chổi của bà cụ vẫn đều đều. (Ảnh: Erin Brethauer)
Dù mưa hay nắng, tiếng chổi của bà cụ vẫn đều đều. (Ảnh: Erin Brethauer)

“Đây là ngôi nhà thứ hai của tôi. Nơi đây tôi có cuộc sống mới, và rất nhiều người Việt Nam nhập cư nữa. Người Mỹ tốt bụng lắm. Khi chết đi, tôi muốn được chôn ở mảnh đất này” – bà Suu bộc bạch.

Một thân một mình đưa con đến xứ người, chỉ biết vài câu, từ đơn giản, bà Suu Ngo bất chấp mọi trở ngại, khó khăn nuôi con, và bây giờ là cháu, thành người. Đến cuối đời, người phụ nữ ấy vẫn chăm chỉ lao động và sống đầy lòng tự trọng, giàu tình thương và bao dung một cách đáng ngưỡng mộ như thế…

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận