Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cái giá của cuộc đổ bộ đầu tiên lên mặt trăng

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-07-25 01:07

Để đưa người lên vệ tinh của địa cầu, những người tham gia chương trình thám hiểm mặt trăng đã vượt qua vô số rủi ro, còn nước Mỹ phải chi số tiền khổng lồ.

Cái giá của cuộc đổ bộ đầu tiên lên mặt trăng
Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, nói: "Đây là bước nhỏ của một người nhưng là bước nhảy vọt của nhân loại". Ảnh: Getty

Ngày 20/7/1969, Neil Armstrong và Edwin Aldrin trở thành những người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Hiện tại, sự thành công của 46 năm trước vẫn là một thành tựu khoa học và kỹ thuật đáng kinh ngạc, một minh chứng hùng hồn về khả năng chinh phục tự nhiên của nhân loại. Trong quá trình tiến hóa và phát triển của con người trong hàng triệu năm, lần đầu tiên chúng ta rời trái đất tới mặt trăng và quay về an toàn. Nhưng để đạt thành tựu vĩ đại, những người tham gia dự án phải trải qua những hiểm họa và rủi ro khôn lường. 

Nguy hiểm rình rập

Chúng ta sẽ mắc sai lầm nếu bỏ qua những mối nguy hiểm trong hành trình chinh phục "vệ tinh tự nhiên của trái đất". Mọi hoạt động định hướng và giao tiếp phức tạp của hành trình diễn ra trước khi bộ vi xử lý ra đời, còn tia laser vừa mới xuất hiện. Các chuyên gia lắp ráp máy tính điều khiển tàu Apollo từ bóng bán dẫn và mạch tích hợp, chứ không phải từ vi mạch.

Nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng của các tàu Apollo gồm 7 giai đoạn phức tạp: cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy để bay vào quỹ đạo trái đất; từ quỹ đạo trái đất bay tới mặt trăng; xâm nhập quỹ đạo mặt trăng; khoang đổ bộ tách khỏi tàu Apollo và hạ cánh xuống mặt trăng; khoang đổ bộ rời mặt trăng quay trở về tàu Apollo; tàu Apollo rời khỏi quỹ đạo mặt trăng trở về trái đất; tàu bay vào bầu khí quyển của trái đất rồi hạ cánh xuống biển. 

Nếu một trong 7 giai đoạn thất bại, NASA phải hủy chuyến bay và hậu quả tệ hơn là toàn bộ phi hành đoàn sẽ thiệt mạng. Thời điểm nguy hiểm nhất trong hành trình là khi tàu rời khỏi quỹ đạo của mặt trăng để trở về trái đất. Nếu quá trình ấy không thành công, tàu vũ trụ sẽ quay tròn hoặc đâm vào bề mặt của mặt trăng.

Rủi ro từng xuất hiện trong chuyến bay của tàu Apollo 13. Một thùng nhiên liệu nổ trong quá trình tàu di chuyển từ trái đất tới quỹ đạo mặt trăng. Ba nhà du hành vũ trụ lánh nạn trong khoang đổ bộ và phải nhờ tới lực hút của vệ tinh, họ mới có thể trở về trái đất an toàn.

Trường hợp của tàu Apollo 8, tàu con thoi đầu tiên tiếp cận quỹ đạo của mặt trăng, còn nguy hiểm hơn gấp bội. Tháng 12/1968, NASA quyết định thực hiện việc tiếp cận và xâm nhập vùng quỹ đạo Mặt trăng dù Khoang đổ bộ chưa sẵn sàng. Mỹ đưa ra quyết định vội vã này do lo sợ Liên Xô sẽ "vượt mặt" trong cuộc chiến chinh phục vũ trụ. Nếu tai nạn của Apollo 13 xảy đến với Apollo 8, các nhà du hành chắc chắn chết vì họ không có Khoang đổ bộ để trú ẩn.

Bên cạnh những rủi ro mà chúng ta có thể dự liệu, hành trình tới "vệ tinh tự nhiên của trái đất" còn phải đối mặt với những hiểm họa khôn lường. Các nhà khoa học cho rằng mật độ khoáng chất ở những vùng phẳng, sẫm màu trên mặt trăng cao hơn so với phần còn lại. Sự khác nhau về mật độ khoáng chất sẽ tạo ra trường lực hút khó lường, gây nguy hiểm cho tàu vũ trụ khi tiếp cận quỹ đạo mặt trăng.

Ý nghĩa của chiến thắng từ nỗ lực tập thể

Chuỗi hành trình chinh phục mặt trăng là thành quả không chỉ của các cá nhân thiên tài mà còn của một tập thể có tổ chức, nỗ lực và kiên trì. Theo lời một người nghiên cứu lịch sử chương trình vũ trụ, các nhà du hành đã gắn kết 3 yếu tố tương ứng với 3 đỉnh của kim tự tháp xã hội gồm sức mạnh khoa học, sức mạnh kỹ thuật và sức mạnh công nghiệp của toàn xã hội để tạo nên thành công.

Theo thống kê, trong mỗi lần phóng tàu con thoi làm nhiệm vụ từ Trung tâm vũ trụ Kennedy, nước Mỹ phải sử dụng 5.000 công nhân, gồm cả nam và nữ. Hàng nghìn người theo dõi tàu con thoi trong quá trình chúng di chuyển từ trái đất tới mặt trăng và ngược lại. Tại thành phố Canberra (Australia), bang California (Mỹ) và thành phố Madrid (Tây Ban Nha), những cột ăng-ten với đường kính 25 m và chiều cao 65 m hoạt động hết công suất để đảm bảo liên lạc (bằng sóng tivi và radio) giữa trái đất và mặt trăng không gián đoạn.

Toàn bộ chương trình chinh phục mặt trăng xuất phát từ tính toán chiến lược mang tính chính trị nhưng nó mang lại những kết quả khoa học quan trọng. Các nhà khoa học thu lượm tổng cộng gần 400 kg mẫu vật từ mặt trăng. Nhờ những mẫu vật, các nhà khoa học bắt đầu hiểu về lịch sử của mặt trăng với những tri thức hoàn toàn mới.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận