Tin mới
2
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Biết tin vợ là F0, ông bố ở TP.HCM không cho con gái về nhà

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-08-20 06:08
Không muốn 2 con lây bệnh từ mẹ, bố chị H. một mình xoay xở để chăm sóc, đồng hành cùng vợ trong những ngày chống chọi với Covid-19.

Hôm 15/8, chị H. (27 tuổi, ở quận Bình Tân) mới thở phào nhẹ nhõm khi mẹ chị là bà P. (48 tuổi) test âm tính với SARS-CoV-2 sau 9 ngày tự chữa trị tại nhà.

Chia sẻ với Zing, chị H. cho hay tối 6/8, khi đang ở phòng trọ tại quận 6, bố chị nhắn tin báo mẹ chị bị sốt hơn 39 độ C, chán ăn, người nhức mỏi. Nghi vợ mắc Covid-19, ông dặn con gái xịt cồn để khử khuẩn thùng mì mới gửi từ nhà lên hôm trước.

Vừa biết tin, chị H. sững người. Bố dặn chị ở yên chỗ trọ, việc nhà để ông tự lo liệu nhưng một tiếng sau, chị chịu không nổi nên gom đồ chạy về, vừa đi vừa loạng choạng tay lái.

“Mẹ mình bị hở động mạch chủ tim, thần kinh yếu nên khi gặp chuyện xúc động, bà có thể ngất xỉu tại chỗ, co cứng tay. Cả nhà rất lo vì mẹ có bệnh nền, nếu mắc Covid-19 sẽ rất nguy hiểm”, chị nhớ lại cảm giác run run, lo sợ.

F0 o TP.HCM anh 1
Bà P. chiến thắng Covid-19 sau 9 ngày tự chữa ở nhà. Người phụ nữ 48 tuổi có bệnh nền tim và thần kinh. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.

Bố đuổi đi vì lo cho con

Trưa 7/8, bố chị H. đi mua que test Covid-19 cho cả nhà. Kết quả, một mình bà P. có kết quả dương tính.

Thấy vậy, người cha liền đuổi con gái quay lại phòng trọ vì sợ con bị lây bệnh. Ông cũng hối con trai út, vừa thi tốt nghiệp THPT cách đây không lâu, dọn lên gác ở để tránh tiếp xúc với mẹ.

Trước sự kiên quyết của bố, chị H. đành quay trở lại phòng trọ.

“Bố mình trước làm xây dựng rồi thợ mộc, 2 tháng nay mất việc vì dịch. Mẹ có bệnh nên ở nhà nội trợ. Mình là giáo viên dạy vẽ, trong dịch vẫn có thể làm online nên giờ là kinh tế chính trong gia đình”, chị cho biết.

Trước khi phát hiện mắc Covid-19, bà P. không rời khỏi nhà từ ngày 1/6. Bởi vậy, chị H. cho rằng nguồn lây bệnh cho mẹ có thể từ túi bọc thực phẩm hay việc trao đổi tiền mỗi lần nhờ hàng xóm mua đồ.


Bà P. có triệu chứng sốt, mỏi người, chóng mặt, buồn nôn, hụt hơi, mất khứu giác và vị giác. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Từ lúc vợ bệnh, bố chị H. mua 2 can cồn về xịt khử khuẩn khắp nhà. Ông chủ động chọn cách chữa trị cho vợ ở nhà, chuẩn bị đầy đủ thuốc men, thực phẩm nhờ hàng xóm mua giúp.

Hàng ngày, người cha nấu nướng cho vợ con và luôn đeo khẩu trang, giãn cách 2 m khi đưa đồ ăn.

Bà P. cách ly trong căn phòng nhỏ, chén, bát, đồ đạc dùng riêng, mọi sinh hoạt được chồng lo liệu.

Ngày nào chị H. cũng gọi điện về hỏi thăm mẹ. Dù đau nhức người, buồn nôn, chóng mặt, mất khứu giác lẫn vị giác, bà P. không hề than vãn vì không muốn con gái lo.

Vài lần, chị H. chạy về nhà tiếp tế thực phẩm, bố chị lấy cồn xịt một lượt xe máy, đồ đạc và khóa cửa không cho vào.

“Căn phòng duy nhất có cánh cửa nằm tít cuối nhà. Mình chỉ có thể nói vọng vào hỏi thăm, chào mẹ rồi đi”, chị nhớ lại.

9 ngày thắng Covid-19

Trước khi mắc Covid-19, bà P. ngày nào cũng tập thể dục, nhảy dây hơn 2.000 cái và ăn uống điều độ để duy trì sức khỏe.

Những hôm nhốt mình trong căn phòng nhỏ, bà đau đớn, mỏi người nhưng cố gắng vận động. Chỉ đến khi người ướt đẫm mồ hôi, chồng đưa đi xông, tắm bà mới được nghỉ một chút chứ không nằm li bì trên giường.

Ngày thứ 5, chị H. gọi video về nhà, nhìn mẹ bị mất nước, mắt, mũi miệng sụp xuống, nói chuyện hụt hơi, không cười nổi, chị rơi nước mắt.

Sang ngày thứ 6, mẹ gửi cho chị tấm hình buộc tóc hai bên tếu táo. “Bình thường mẹ khó tính, hay mắng mình mà hôm đó làm vậy, mình an tâm hơn vì bà có tinh thần tốt”.

Nhận thấy tinh thần lạc quan rất quan trọng với F0 trong quá trình điều trị, bố con chị H. không nói thông tin tiêu cực, cố gắng kể chuyện vui cho bà P. nghe mỗi ngày.

“Bố cho mẹ uống thuốc hạ sốt, xông người trong 4-5 ngày đầu, súc miệng, rửa mũi bằng nước muối và theo dõi cơ thể, có thêm triệu chứng nào là phải báo ngay. Bác mình làm y sĩ nên có tư vấn thêm qua điện thoại. Mẹ mình chán ăn nhưng vì thương con nên cố gắng”, chị kể.

F0 o TP.HCM anh 3
Chị H. cảm thấy may mắn khi mẹ có bệnh nền nhưng hồi phục sau 9 ngày, không phải tới bệnh viện điều trị. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Từ ngày thứ 7, bà P. hồi phục rất nhanh. Đến hôm 9-10, bà gần như khỏe hẳn, chỉ hơi nhức cơ, đi lại còn khó khăn.

Ngày 15/8, bà P. test lần 2 có kết quả âm tính. Tuy vậy, bà vẫn đeo khẩu trang, không dùng chung đồ đạc với chồng con, theo dõi sức khỏe cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

“Từ hôm thứ 8, mình đã về nhà xin bố mở cửa cho mẹ có tinh thần. Mình tính ở một tuần chờ mẹ khá hẳn, bản thân test âm tính rồi mới về lại phòng trọ. Nhà mình ở tâm dịch, giờ không ai ra khỏi nhà, thực phẩm nhờ hàng xóm mua giúp”, chị H. kể.

Chị nói thêm: “Mình vừa học, vừa làm từ năm 18 tuổi nên tinh thần khá vững, chuyện mất trộm, gặp tai nạn trên đường thấy hết rồi. Thế nhưng, mình chưa bao giờ nghĩ Covid-19 sẽ rơi vào gia đình nên ban đầu có chút lo sợ, rối trí. Dù vậy, mình không được thể hiện trước mặt người bệnh. Người nhà nên điều tiết nỗi lo thành động lực cho F0, không làm họ xuống tinh thần”.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận