Tin mới
3
Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'
Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng
5
Bẫy tâm lý khi lệ thuộc Google
Chúng ta có thói quen tra cứu trên Google và thường xem kết quả đầu tiên tìm được mà không đào sâu vào độ tin cậy của thông tin
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Gen Z thích điện thoại 'cục gạch'

Sợ rò rỉ thông tin và muốn tránh xa mạng xã hội, nhiều người trẻ từ bỏ smartphone chuyển sang dùng các mẫu điện thoại không kết nối mạng

Bị bạn nói xấu trên Facebook, nữ sinh u uất nhập viện tâm thần

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-08-18 12:08

Chơi thân với nhau như chị em, nhưng khi mâu thuẫn, Hà bị bạn lôi ra cười cợt, thóa mạ. Quá mất niềm tin, Hà dần trở thành người tâm thần.

Từ lâu việc lạm dụng mạng xã hội đã được các chuyên gia cảnh báo, đặc biệt là việc sẽ phải nhập viện tâm thần nếu dùng sai mục đích và quá ham mê. Quả thật, những cảnh báo đó không thừa khi đã có bệnh nhân phải vào nơi đây mà nguyên nhân xuất phát từ facebook.

Có mặt tại Khoa 6 (Khoa Cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1), các bác sĩ cho chúng tôi biết, khoa vừa tiếp nhận một bệnh nhân rất trẻ đã phát bệnh chỉ vì bị tác động từ mâu thuẫn cá nhân trên các diễn đàn mở.

Theo chỉ dẫn của bác sĩ, khi gặp bệnh nhân này, ấn tượng đầu tiên với tôi là gương mặt thất thần, da xanh lét, đôi mắt lừ đừ và luôn lẩn tránh ánh mắt mọi người.

Theo đánh giá của các bác sĩ, bệnh nhân này đã ở giai đoạn bệnh cấp tính, từng có ý định tự tử và một thời gian dài chịu áp lực, bị ảm ánh và mắc chứng ảo thanh. Để hiểu rõ hơn, tôi gặp chị Hạnh là mẹ của bệnh nhân, mới được biết nữ sinh tên là Trần Thị Lệ Hà.

Chị Hạnh và con gái tên Trần Thị Lệ Hà.
Chị Hạnh và con gái tên Trần Thị Lệ Hà.

Chị Hạnh chia sẻ, Hà vào nhập viện điều trị hôm 16/8 do cảm thấy liên tục có người đang chửi bới ở trong đầu. Theo chị Hạnh, căn bệnh của Hà được phát hiện cách đây 5 tháng, khi Hà có những triệu chứng bất thường như không ăn uống, thức khuya, hay lẩm bẩm 1 mình và sống thu mình, không còn quan hệ bạn bè như trước.

Khi được hỏi tại sao phát hiện ra triệu chứng cách đây 5 tháng mà giờ mẹ mới đưa con đến viện, chị Hạnh chia sẻ: “Do cháu đang chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia nên gia đình muốn cháu hoàn thành việc học mới cho đi khám, ai ngờ giờ thi trượt cả thi mà bệnh càng nặng thêm”.

Khi tôi thắc mắc về nguyên nhân vì sao gia đình lại để con gái vướng vào căn bệnh đáng thương, chị Hạnh buồn rầu kể: “Trước đây Hà là học sinh rất hoa đồng và có nhiều bạn bè. Khi đó Hà chơi rất thân với một bạn gái cùng học, thậm chí hai đứa còn dùng chung cả facebook.

Nhưng khi xảy ra mâu thuẫn, bạn kia dùng facebook để nói xấu và chửi bới Hà, lôi tính cách và thói quen của con bé ra chê bai, cười cợt. Từ đó Hà bắt đầu suy nghĩ, lo âu mất niềm tin và trở nên xa lánh tất cả bạn bè cùng trang lứa. Thậm chí, Hà bảo tôi lúc nào con cũng có cảm giác có người đang chửi ở trong đầu, vì thế con tôi thường xuyên nói lảm nhảm một mình”.

Chào chị Hạnh ra về, trong đầu tôi vẫn đau đáu suy nghĩ, không biết bao giờ bệnh của Hà mới khỏi và trở lại cuộc sống như bình thường. Năm nay Hà mới 18 tuổi, trước mắt em còn cả một tương lai rất dài.

Trần Thị Lệ Hà là bệnh nhân mang áo số 6. Người mang áo số 6 thứ hai chính là mẹ của em, luôn túc trực cạnh con gái.
Trần Thị Lệ Hà là bệnh nhân mang áo số 6. Người mang áo số 6 thứ hai chính là mẹ của em, luôn túc trực cạnh con gái.

Đánh giá về ca bệnh này, TS.BS Tô Thanh Phương – PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Trưởng khoa Cấp tính nữ cho rằng, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng trầm cảm, có ảo thanh, bên trong đầu luôn có tiếng nói xui khiến. Bệnh nhân có ý định tự tử. Tuy nhiên sau điều trị, bệnh nhân đã tiến triển, ăn uống được nhiều hơn, ngủ ngon hơn.

Theo bác sĩ Phương, bệnh nhân trầm cảm có biểu hiện khá kín đáo ban đầu, sau đó diễn biến nặng với các biểu hiện loạn thần, ảo thanh, ảo giác,… Đa số đều có ý định tự sát. Nếu gia đình không phát hiện, hệ lụy sẽ rất nguy hiểm. May mắn trong trường hợp này, gia đình đã phát hiện kịp thời.

Cũng liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Vương Khánh Hiệp (Khoa 6 – Bệnh viện tâm thần Trung ương 1) cho biết, khi dùng mạng xã hội không đúng mục đích, quá đam mê hoặc bị kích động sẽ dễ gây bệnh. Nguyên nhân là do việc ăn uống, ngủ nghỉ không đầy đủ khiến cơ thể mệt mỏi, lo âu… lâu ngày dẫn tới chứng trầm cảm.

Bệnh nhân đến điều trị vì nguyên nhân này đa số đã bị nặng do gia đình giấu diếm, vì thế khi có các biểu hiện như lo âu, mất ngủ, bồn chồn, hoặc có các biểu hiện kích động thần kinh, gia đình cần đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời”, bác sĩ Hiệp khuyến cáo.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận