Tin mới
Ảnh

sunwin | sunwin

Bí ẩn về làn sương mù kinh hoàng giết chết 1.700 người chỉ trong 1 đêm

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-06-08 10:06

Sau khi một đám mây trắng nặng trĩu bay ngang qua làng, toàn bộ 1.700 người dân làng cùng gia súc đã lăn ra chết.

Từ lâu, hồ Nyos vốn nằm yên bình lặng lẽ dưới chân một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động ở vùng rừng núi tây bắc Cameroon. Thế nhưng chỉ sau một đêm, sự yên bình ấy đã bị phá hủy vì một sự kiện kinh hoàng giết chết 1.700 người cùng vô số động vật sinh sống ở vùng thung lũng xung quanh hồ.

Sau khi một đám mây kỳ lạ kéo ngang qua bầu trời, toàn bộ người dân làng Nyos, Cameroon cùng gia súc bỗng nhiên chết hàng loạt.
Sau khi một đám mây kỳ lạ kéo ngang qua bầu trời, toàn bộ người dân làng Nyos, Cameroon cùng gia súc bỗng nhiên chết hàng loạt.

Vào buổi tối ngày 21/08/1986, người dân làng sinh sống gần hồ Nyos nghe thấy những tiếng ầm ầm như sấm rền. Cùng lúc đó, một cột nước sủi bọt cao cả trăm mét từ lòng hồ bắn thẳng lên trời, và một đám mây trắng xóa hình thành phía trên mặt hồ, cách mặt đất 100m và bắt đầu di chuyển vào làng. Khi những người dân hiếu kỳ bước ra khỏi nhà để quan sát đám mây, họ ngay lập tức ngã vật xuống đất, bất tỉnh và chết chỉ sau vài hơi thở. Ở Nyos và Kam, hai ngôi làng đầu tiên đám mây kia lướt qua, toàn bộ người dân đều gục chết, chỉ trừ 4 người may mắn sống sót vì đang ở trên núi cao.

Hai ngày sau, mây đã tan, người dân ở những ngôi làng lân cận tìm đến thung lũng và kinh hoàng phát hiện thi thể của cả người lẫn gia súc nằm chết la liệt trên mặt đất trong phạm 25km đến bờ hồ. Sau khi bất tỉnh 36 tiếng đồng hồ, một số người may mắn còn sống đã tỉnh lại và nhận thấy toàn bộ gia đình, người thân, hàng xóm và vật nuôi của mình đều đã không còn.

Hiện tượng này xảy ra 2 lần ở 2 vùng thung lũng khác nhau, cách nhau 2 năm.
Hiện tượng này xảy ra 2 lần ở 2 vùng thung lũng khác nhau, cách nhau 2 năm.

Hồ Nyos cũng thay đổi, mực nước đã hạ xuống, cây cối và cành lá nổi lềnh bềnh trên mặt nước, màu xanh dương trong vắt tuyệt đẹp vốn có của nó giờ đã chuyển sang một màu lờ nhờ của kim loại rỉ sét. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Đám mây kia là gì? Vì sao lại có hiện tượng lạ lùng và đáng sợ như vậy?

Sau nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra đám mây nói trên chứa một lượng CO2 cực cao hòa lẫn với không khí. Điều đó giải thích vì sao nó lại nặng như vậy vì CO2 đậm đặc hơn không khí. Khí CO2 giết người trực tiếp bằng cách khiến nạn nhân bất tỉnh và ngừng thở. Nếu hàm lượng CO2 ít hơn 15%, nạn nhân sẽ chỉ bất tỉnh. Nhưng nếu hít phải loại khí này ở hàm lượng lớn hơn 15%, nạn nhân sẽ ngừng thở trong nhiều phút liền và tử vong.

Một số ít người dân may mắn sống sót cho biết đám mây nói trên được phun ra từ lòng hồ.
Một số ít người dân may mắn sống sót cho biết đám mây nói trên được phun ra từ lòng hồ.

Tuy nhiên thảm kịch hồ Nyos vẫn chưa phải là lần đầu tiên một đám mây giết người xuất hiện ở Cameroon. Gần 2 năm trước đó, vào buổi tối ngày 15/08/1984, người dân làng sinh sống cách hồ Nyos khoảng 100km về hướng đông nam cũng nghe thấy những tiếng ầm ầm tương tự. Âm thanh này xuất phát từ một con hồ nhỏ hơn có tên Monoun.

Vào lúc 11:30 đêm, khí CO2 phóng vọt ra từ lòng hồ và tràn vào thung lũng. Người dân làng Njindoun đang đi trên đường thì gặp phải đám mây nói trên, ngã ra và chết. Đến 10:30 sáng, đám mây đã bị gió thổi tan, cảnh sát và bác sĩ tìm đến hiện trường thì phát hiện 37 thi thể nằm chết trên đường. Chính quyền Cameroon nghi ngờ đây là một vụ tấn công khủng bố dựa vào âm thanh ầm ầm kia, còn người dân làng thì cho rằng những cái chết này do ma quỷ gây ra.

Sau khi tìm hiểu, các nhà khoa học cho biết đám mây này chứa nhiều CO2, được phun ra từ lòng hồ và tích tụ thành mây, khiến người dân bất tỉnh và ngừng thở.
Sau khi tìm hiểu, các nhà khoa học cho biết đám mây này chứa nhiều CO2, được phun ra từ lòng hồ và tích tụ thành mây, khiến người dân bất tỉnh và ngừng thở.

Ở Cameroon hơn 18.000 năm về trước, rất nhiều ngọn núi lửa đã phun trào, và rất nhiều con hồ được tạo nên từ những đợt phun trào đó, trong đó có hồ Nyos và hồ Monoun. Dưới đáy hồ, áp lực về độ sâu đã khiến lớp đá dung nham thải ra một lượng CO2 lớn và hòa lẫn vào lòng hồ. Hiện tượng này có thể được nhìn thấy ở rất nhiều con hồ khác trên thế giới nơi có nhiều loại vật chất phân hủy dưới đáy hồ và thải ra khí CO2. Nhưng điều gì đã khiến một lượng lớn khí này bắn vọt vào không trung và tích tụ thành đám mây kia?

Ở những con hồ có độ sâu lớn mà lòng hồ không có sự luân chuyển nhờ ở vùng nhiệt đới, khí hậu bình ổn, phần nước phía trên sẽ đóng vai trò như một chiếc nút bần trên một chai rượu sâm banh, và cứ mỗi 10m nước tính từ mặt hồ xuống dưới, một lượng lớn áp suất lại gia tăng. Chính vì thế với những con hồ sâu từ 100m trở lên, nơi toàn bộ lượng CO2 bị nén bên dưới đáy hồ, chỉ cần một tác động nhỏ như lở đất hay động đất, chiếc nút chai sẽ bị bật lên, bắn lên trời toàn bộ lượng khí bị nén bên dưới. Cameroon lại vô tình ở vào một vị trí mà mặt đất chưa bao giờ ngủ yên, và hai đám mây CO2 kia có nguyên nhân từ đây.

Như vậy phải làm thế nào để ngăn những con hồ như thế này tiếp tục bắn ra mây CO2?

Để khử CO2 cho hồ, các nhà khoa học cắm vào lòng hồ các ống nhựa rồi hút nước trong ống, CO2 sẽ theo đường ống phun ra ngoài.
Để khử CO2 cho hồ, các nhà khoa học cắm vào lòng hồ các ống nhựa rồi hút nước trong ống, CO2 sẽ theo đường ống phun ra ngoài.

Năm 2001, một nhóm kỹ sư người Pháp đã cắm một ống nhựa dày 15cm, dài 203m theo chiều thẳng đứng vào lòng hồ Nyos cho đến khi nó chạm tầng khí dưới đáy, sau đó họ hút nước ra khỏi ống. Ngay lập tức, một cột bọt khí như sâm banh phóng vọt ra khỏi miệng ống và bắn thẳng lên trời, nhưng lần này đã không có đám mây khí nào hình thành và cũng không có vụ chết người nào xảy ra vì lượng khí là không đủ lớn để tích tụ thành mây. Lúc đó, con hồ này đã được tháo khí khoảng 80% so với năm 1986, nó đã tương đối an toàn nhưng vẫn còn độc. Hai ống nhựa khác được tiếp tục lắp đặt trong năm 2011, và cho đến hiện tại hồ Nyos đã được “khử độc” hoàn toàn.

Hồ Monoun cũng được cắm 3 ống nhựa vào năm 2003 và 2006, và nó cũng được “khử độc” hoàn toàn theo cùng một cách.

Hình ảnh hồ Nyos được khử CO2.
Hình ảnh hồ Nyos được khử CO2.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận