Tin mới
2
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

Bạo lực học đường: Từ “ngứa mắt” đến sĩ diện tuổi mới lớn

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-03-12 04:03

Đằng sau những màn bạo lực học đường đã và đang diễn ra bấy lâu nay, là đủ loại lý do khác nhau, trong đó có nhiều điều nhỏ nhặt và đơn giản đến... bất ngờ.

Tại nhiều trường học thuộc nông thôn, tỉnh lẻ, tình trạng bạo lực học đường vẫn tồn tại, nhưng ở mức độ thấp hơn. Rất nhiều lý do để họ đánh nhau, nhưng có những suy nghĩ và nguyên do rất bình thường, đôi khi nhỏ nhặt đến không ngờ.

Hoàng Hải (25 tuổi, cựu SV trường CĐ Cộng đồng Hà Nội) từng trải qua vài vụ đánh nhau với bạn cùng trường khi còn là học sinh cấp 3. Hải cho biết, đôi khi nguyên nhân chỉ xuất phát từ việc bạn bè… nhờ vả “trả thù” người này, người kia.

“Tính mình hay cả nể, nên khi bạn bè lên tiếng, khó tránh được việc hỗ trợ, giúp đỡ. Hồi đó đánh nhau cũng không dao kéo nguy hiểm gì cả, chúng mình đánh tay không, hoặc dùng gậy nhỏ nhỏ.

Thấy người kia thua thì mình cũng dừng lại thôi, không gây tổn hại gì lớn cho đối phương. Giờ thấy các em tìm đến nhau bằng dao kéo, nguy hại đến tính mạng, mình thấy mà sợ”, Hải chia sẻ.


Từ những lí do không ai nghĩ đến như "ngứa mắt", "vênh mặt", không ít bạn trẻ sẵn sàng quyết ăn thua đủ.

Vì ngày bé có thời gian ngắn học võ, Hải cho rằng đây cũng là một phần lý do của những cuộc ẩu đả của mình, và không ít bạn trẻ khác, khi còn là học sinh.

“Nếu như học hành đến nơi, đến chốn và giỏi giang võ thuật, chắc hẳn họ sẽ không ham hố đánh nhau đâu. Nhưng kiểu biết nửa vời như mình thì ngày chưa hiểu chuyện, thường thích thể hiện, khoe khoang với người khác”.

Hay với nhiều người, đánh nhau vì sĩ diện của mình, trước những câu khích tướng của đối phương và lao vào đánh. Thuận (22 tuổi, Thanh Hóa) cũng từng nằm trong trường hợp như thế.

Thuận bày tỏ: “Là con trai, lại ở lứa tuổi nông nổi nên mình đã khó kiểm soát, kiềm chế được và thường muốn giải quyết bằng nắm đấm.

Giải xong cơn tức giận trong người thì cũng tự động dừng lại thôi. Bạn bè có can ngăn nhưng lúc đánh nhau, không nhận ra quen – thù nữa và mọi người sợ bị liên lụy nên tự động đứng ở ngoài. Còn người lạ thích xem thì “đổ dầu thêm vào lửa” khiến mình càng thêm “nóng tính” và hăng “máu” hơn”.

Nhìn nhiều trường hợp con gái đánh nhau hiện nay, Hải cho rằng đa phần xuất phát từ sự ghen tị hoặc nói xấu nhau… Tuy nhiên, cô gái ấy cũng phải nghịch ngợm và thường có người chống lưng - một cậu “dân chơi” khác.

“Mình thấy rằng con gái đánh nhau, tâm lý vẫn có chút e sợ, nhưng khi có đám đông hỗ trợ thì trở nên tự tin hơn, từ đó dễ gây ra các hành động nặng nề và gây tổn thương cho người khác: xé áo, chửi mắng thậm tệ…”, Hải cho biết.


Tuy nhiên bạn trẻ khi hỗn chiến không ý thức được những hành động này có thể tạo nên hậu quả khôn lường.

Đang ở tuổi học trò, Vũ (18 tuổi, Thanh Hóa) cũng dễ cuốn vào những cuộc đánh nhau với bạn bè. Thích thể hiện đàn anh với các em khóa dưới, thích cảm giác được tôn sùng, ngưỡng mộ chính là lý do mà Vũ nghĩ  rằng bản thân và những người xung quanh thuộc lứa tuổi mới lớn dễ dàng phạm phải.

“Đôi khi, thấy mặt ai vênh vênh, nhìn “ngứa mắt”, em và vài người bạn trong nhóm cũng muốn đấm. Chơi với nhau đều có hội nhóm, mọi người đồng lòng là sẽ nhanh chóng lôi nhau vào cuộc.

Khi đánh nhau, chẳng mấy ai nghĩ nhiều đến hậu quả, đến những hình phạt nhà trường hay gia đình. Lúc đó, thấy nóng mặt lên là đánh thôi. Hay đôi khi cũng không vì lý do gì cả, có chút chất men kích thích từ rượu hoặc bia càng dễ lao vào nhau hơn”.

Hồi đầu mới nhập học ở trường cấp 3, Vũ cũng từng bị “dằn mặt” từ đàn anh lớn tuổi hơn mình. Lúc đó, Vũ không tránh khỏi cảm giác hoang mang. “Từ một môi trường cấp 2 hiền lành, em không hiểu nổi lý do mình bị đánh. Sau mới biết, họ chọn em vì “dám nhìn đểu đại ca” và em không có người chống lưng”.

Cũng phản kháng, nhưng càng chống đỡ, Vũ càng bị đánh mạnh hơn. Nhằm khuếch trương tên tuổi và vị thế của mình ở ngôi trường, nam sinh kia đã chọn nơi đánh Vũ nằm ngay trên con đường đông học sinh qua lại.

Bị những vết thâm tím trên mặt và người, Vũ đã không dám về nhà. Vì sợ bị đánh tiếp, Vũ không dám nói với người nhà và thầy cô. Từ lúc đó, trong Vũ đã xuất hiện tâm lý trả thù. Cậu bắt đầu giao lưu thêm những người bạn nghịch ngợm trong trường để tạo vây cánh, bè phái.

Với T (18 tuổi, Nam Định) lại không may mắn khi khả năng phòng vệ cả về thể xác lẫn tinh thần rất kém. Cậu đã từng bị trầm cảm và bị bóng ma tâm lý vì bị đánh. Lý do là người bạn gái mà cậu thích đồng thời là đối tượng theo đuổi của người kia.

Là người nhút nhát, hiền lành, cậu đã rất khá sợ hãi, cảm thấy tự cô lập trong thời gian dài, thậm chí không muốn đến trường. “Em không dám nói cho bố mẹ biết, vì sợ mọi người lo lắng, trách mắng vì hiểu nhầm em hư hỏng.

Em đã im lặng và luôn trong tình trạng căng thẳng, lo lắng, không tập trung được vào học tập. Lâu sau, nhờ người bạn gái chơi thân tìm đến và thường xuyên trò chuyện, tâm sự, em mới vượt qua được”.

Theo Dân trí

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận