Tin mới
1
Nguồn gốc hiếm người biết về Ngày của Mẹ
Trong năm, thế giới dành ra một dịp nhất định để tôn vinh những người mẹ. Dịp này được gọi là Ngày của Mẹ. Năm 2024, Ngày của Mẹ là vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này ra sao?
5
Nỗi niềm vợ chồng già chỉ có một con
Chiều cuối tháng 4, trở về phòng trọ ở Cầu Giấy, Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hằng dựng xe đạp ở góc nhà, gọi tên chồng rồi bật khóc vì nhận ra ông đã mất ba tháng rồi
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Nguồn gốc hiếm người biết về Ngày của Mẹ

Trong năm, thế giới dành ra một dịp nhất định để tôn vinh những người mẹ. Dịp này được gọi là Ngày của Mẹ. Năm 2024, Ngày của Mẹ là vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này ra sao?

Áp lực phải gửi tiền cho cha mẹ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-04-21 12:04
Nhiều người trẻ có thu nhập chưa cao và còn nhiều dự định cho cuộc sống. Họ cảm thấy áp lực khi gia đình liên tục cần sự hỗ trợ kinh tế từ mình.

Sau 3 năm đi làm, Thanh Nga (25 tuổi, quận 3, TP.HCM) không có một đồng tiết kiệm. Tiền lương tháng của cô dao động từ 12 đến 17 triệu đồng tùy theo hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, dù kiếm bao nhiêu, cô cũng sẽ nhanh chóng tiêu hết bởi gia đình ở quê luôn có việc cần tiền.

Theo đó, sau khi nhận lương hàng tháng, cô gửi về quê 4 triệu đồng để phụ cha mẹ trang trải sinh hoạt phí và lo cho em gái học đại học.


Thanh Nga dành phần lớn thu nhập để gửi về gia đình. Ảnh: NVCC.

Vào mỗi dịp giỗ ông bà, ngày lễ hoặc việc phát sinh khác như mua sắm đồ dùng, gia cố mái nhà chống bão, sửa chữa sân vườn…, cô đều thu xếp và gửi thêm 2-5 triệu đồng.

Tết Nguyên đán, Thanh Nga chuẩn bị khoảng 20 triệu đồng biếu cha mẹ. Nếu công ty trả lương/thưởng muộn, quá sát Tết, cô sẽ vay tiền của bạn bè và gửi về nhà trước để gia đình kịp mua sắm cho dịp cuối năm.

Số tiền còn lại, cô cân đối để vừa đủ sinh sống tại TP.HCM, dù không dư dả nhưng may mắn hiếm khi cần vay mượn

"Từ ngày đi làm, tôi chỉ có một lần du lịch tại Đà Lạt, một lần đi Vũng Tàu, vẫn dùng xe máy cũ và ít khi mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Tôi không nề hà gì về chuyện gửi tiền về quê, nhưng thú thật nhiều lúc cảm thấy áp lực và tủi thân khi nhìn bạn bè sống vô tư, thoải mái hơn mình", cô chia sẻ với PV.

Áp lực

Cũng như Thanh Nga, Nguyễn Thành (27 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM) nhiều lần bối rối, khó xử bởi gia đình liên tục phát sinh việc và muốn anh gửi tiền.

Vào 2019, sau 2 năm đi làm, Thành tiết kiệm được 100 triệu đồng và gửi về quê nhờ mẹ cất giúp. Nửa năm sau, mẹ anh cho biết số tiền này đã hết sạch do bà sử dụng để trả nợ, điều trị căn bệnh tiểu đường và sửa lại khu vệ sinh đã xuống cấp.

Lần đầu tiên sau khi trưởng thành, anh bật khóc trong căn phòng trọ.

"Tôi biết những việc mẹ làm đều là chính đáng, khoản nợ của gia đình cũng do tôi đi học đại học mà cha mẹ phải vay mượn. Nhưng tôi rất buồn vì mẹ dùng hết tiền mồ hôi, nước mắt của mình mà không hề nói trước một tiếng. Tôi đã rất tự hào và kỳ vọng sẽ dùng số tiền đó để cùng bạn mở một cửa hàng buôn bán nhỏ", Thành kể lại.

Dù thất vọng, Thành cố gắng không thể hiện tâm trạng cho mẹ biết. Anh nói mình có thể kiếm lại tiền, chỉ có điều muốn tự giữ gìn, không nhờ mẹ cầm giúp nữa.

Nhưng không vì thế mà tình hình khác đi. Mẹ nhiều lần gọi điện hỏi Thành về mức lương, dặn dò nếu có tiền hãy gửi về một ít để gia đình trang trải nợ nần, thăm hỏi hiếu, hỷ.

Sau mỗi cuộc gọi như vậy, anh đều gửi về vài triệu đồng giúp mẹ vơi đi nỗi lo kinh tế. Nhiều lần, anh còn gửi về số tiền lớn hơn (khoảng 20-30 triệu đồng) và động viên cha mẹ nuôi thêm gia súc hoặc trồng cây công nghiệp thay vì chỉ trồng lúa theo mùa vụ. Tuy nhiên, các kế hoạch đều bất thành.

"Cha mẹ tôi đều cao tuổi, không có lương hưu, cũng không còn nhiều sức khỏe để làm thêm gì mới như người trẻ. Tôi mua bảo hiểm y tế cho cha mẹ, mỗi năm đóng hơn 30 triệu đồng. Tôi còn không mua bảo hiểm nhân thọ nào cho mình", Thành bày tỏ.


Cuộc sống ở thành phố khó khăn, luôn là áp lực với những người trẻ sống một mình. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.

Áp lực của Thành bị đẩy lên cao trào vào giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài vào giữa năm ngoái tại TP.HCM.

Theo đó, công việc của anh đòi hỏi phải gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Suốt 5 tháng "chôn chân" tại nhà, anh chỉ được trả mức lương cứng 6,8 triệu đồng. Anh nhận thêm công việc thời vụ để làm online, tuy nhiên, tổng thu nhập chỉ là hơn 10 triệu đồng, bằng gần một nửa so với trước dịch.

Trong khi đó, cha mẹ ở quê vẫn nói anh gửi tiền về. Thấu hiểu dịch bệnh là khó khăn chung của tất cả, gia đình ở quê càng chật vật hơn bởi không có nguồn thu, Thành rút tiền tiết kiệm từ ngân hàng ra để mỗi tháng gửi về 6 triệu đồng. Đây là khoản tiền anh cho là vừa đủ để cha mẹ sinh hoạt, ăn uống và mua thuốc điều trị bệnh tuổi già.

"Dịch dã ập đến, tôi đành phải rút tiền tiết kiệm để gửi về cho cha mẹ một ít, cũng để bù đắp sinh hoạt phí cho mình những tháng lương không đủ. Tôi áp lực vì mình nhiều việc cần lo quá. Trong khi bạn bè đã ổn định, nhiều đứa mua được nhà hoặc xe, tôi vẫn phải rút tiền làm ăn để lo cho gia đình", Thành nói.

ap luc bao hieu anh 3
Thu nhập còn hạn chế, nhiều người trẻ căng thẳng khi mình có nhiều việc cần đến tiền. Ảnh minh họa: Quỳnh Danh.

Có phải là gánh nặng?

Lòng hiếu thảo, tình yêu thương từng là chuẩn mực trong nhiều gia đình tại châu Á, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

Tuy nhiên, giờ đây, mọi chuyện đã thay đổi.

Theo một cuộc khảo sát công bố vào tháng 11/2021, khoảng 70% người trên 60 tuổi ở Hàn Quốc vẫn còn làm việc để kiếm tiền và có cuộc sống tách biệt với con cái, Korea Bizwire đưa tin.

Cuộc khảo sát do Statistics Korea thực hiện trên 36.000 người chỉ ra rằng đa số người già ở xứ sở kim chi vẫn phải lao động chân tay vì không được chu cấp, phần lớn họ không có kế hoạch tài chính trước khi nghỉ hưu.

Theo Korea Expose, quan niệm về gia đình đã ít nhiều thay đổi. Đa số người trẻ ngày này quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống cá nhân. Họ không muốn hy sinh vô điều kiện cho gia đình như thế hệ trước.

Tương tự, tháng 11/2021, chính phủ Trung Quốc đã công bố chính sách khuyến khích người trẻ trưởng thành sống cùng cha mẹ nhằm nỗ lực đối phó với tình trạng già hóa dân số ngày càng trầm trọng, theo SCMP.

Dữ liệu chính thức của nước này cho thấy hơn 100 triệu người từ 60 tuổi trở lên tại Trung Quốc đang sống một mình hoặc chỉ ở với bạn đời.

Nhiều người trong số họ được gọi là “người già bị bỏ lại phía sau” ở các vùng nông thôn, nơi hệ thống an sinh xã hội kém hơn, khi những người trong độ tuổi lao động đã chuyển đi làm việc tại các khu vực thành thị.

Theo The Straits Times, Suresh Rajenthiran, một giám đốc tiếp thị và truyền thông tại Malaysia, từng chia sẻ quan điểm của mình về tình trạng con cái từ chối chăm sóc cha mẹ ở đất nước này: "Một giai đoạn nào đó trong cuộc đời, chúng ta có thể cảm thấy rằng cha mẹ già của mình trở thành một gánh nặng, đặc biệt khi chúng ta đang cố gắng gây dựng sự nghiệp, các mục tiêu hay các mối quan hệ của mình. Nhưng nếu bạn biết những gì cha mẹ đã hy sinh cho bạn, bạn sẽ không còn coi đó là gánh nặng, mà là bổn phận của chính mình".

Quan điểm của Nguyễn Thành là tương tự. Anh cho biết không giận cha mẹ, nhờ họ mà bản thân mới được ăn học và có việc làm như hôm nay. Anh chỉ mong mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn để dễ dàng lo cho gia đình mà không gây ảnh hưởng đến dự định khác của cuộc sống.

"Đúng là trách nhiệm với cha mẹ là không hề dễ dàng, càng khó hơn khi sau này tôi lập gia đình riêng. Nhưng tôi không muốn cha mẹ mình phải khổ nữa vì cả cuộc đời họ quá vất vả rồi", Thành cho hay.

Trong khi đó, theo Thanh Nga, áp lực của cô không xuất phát từ việc phụng dưỡng cha mẹ mà từ chính cách sử dụng tài chính không hiệu quả.

Sau khi đi làm, vì quá mong muốn giúp đỡ gia đình, cô dành phần lớn thu nhập để gửi về quê mà quên đi nhu cầu giải trí, tái đầu tư sức khỏe và tinh thần. Hậu quả, cô rơi vào tâm trạng tồi tệ bởi hết tiền dù quả thực gia đình không yêu cầu cô báo đáp nhiều đến thế.

"Cha mẹ ở quê không biết thu nhập của tôi là bao nhiêu. Tôi luôn nói mình ổn mỗi khi gửi tiền về nhưng quả thực trong lòng đầy bất ổn. Tôi nhận ra mọi điều là do mình mà thôi. Tôi đang học cách cân đối chi tiêu, tích lũy hơn để cân bằng lại", Nga cho biết.

"Tôi nghĩ rằng với cha mẹ, hạnh phúc chính là nhìn con mình hạnh phúc. Trở nên trưởng thành, vui vẻ và nhiều trải nghiệm cũng chính là cách làm vui lòng cha mẹ", cô nói thêm.

Theo Zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận