Tin mới
5
Gen Z ghét email
Nhân viên trẻ trong các văn phòng dường như gặp áp lực lớn với việc trao đổi công việc bằng email
Ảnh

sunwin | sunwin

8/3 lặng cùng những số phận từ chối quyền làm phụ nữ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-03-08 12:03

Đó là những con người phải trải qua nỗi đau bị mắc kẹt trong chính cơ thể mình, bởi con người sinh ra không có quyền chọn lựa giới tính... 

Phái đẹp sinh ra là để được yêu thương, chiều chuộng và tôn vinh. Tuy nhiên, có những người phụ nữ đã từ chối đặc quyền ấy, để sống cuộc đời mà không may mắn được quyền chọn ngay từ lúc mới sinh ra đời: cuộc sống dưới hình hài một người đàn ông.

Liệu rằng đằng sau những mảnh đời ấy, chỉ đơn thuần là câu chuyện về những người phụ nữ tìm lại chính mình, hay còn đâu đó bóng dáng của một thứ định kiến xã hội xa xưa nào?

Trước ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 , cộng đồng mạng chợt trở nên ngậm ngùi bởi câu chuyện của một cô gái chối bỏ quyền làm phụ nữ, được đăng tải trên một trang mạng xã hội nổi tiếng. Thoạt nhìn, không ai biết người trong ảnh là một cô gái bởi gương mặt góc cạnh, kiểu tóc và cả trang phục đều rất nam tính. Nhưng khi đọc những dòng tâm sự của chàng trai này, không một ai không day dứt…


Tâm sự khiến cộng đồng mạng nghẹn ngào của cô gái bị mắc kẹt trong cơ thể của mình. (Ảnh: Internet)

“Nếu có thể lựa chọn, tôi ước mình là một người bình thường. Tôi sinh ra trong cơ thể một người con gái nhưng lại luôn luôn nghĩ mình là con trai, luôn luôn bị thu hút bởi những cô gái, luôn phải cố tỏ ra mạnh mẽ, nam tính với cái cơ thể nữ giới. Nhưng vì cơ thể đó là nữ, giọng nói ấy cũng là nữ nên mọi người vẫn luôn gọi tôi là tomboy, đồng tính hay một đứa ‘bê đê’ nào đó.

Dù có thế nào, tôi vẫn mơ ước được sống như một người con trai, dù chỉ một ngày, để ít nhất tôi có thể về ra mắt bố mẹ người yêu tôi và cô ấy có thể giới thiệu ‘Đây là người yêu con’ một cách đàng hoàng. Kể cả sau đó, tôi có chết đi thì cũng không phải hối hận”.

Những dòng chia sẻ nặng trĩu của chàng trai này chợt gợi nhớ lại hai câu chuyện về hành trình sống thật với bản thân và tình cảm của hai chàng trai, từng lấy đi nước mắt của biết bao người.


Trúc Vy và mối tình 5 năm của mình. (Ảnh: Internet)

Nguyễn Trúc Vy, 27 tuổi, là một người chuyển giới đang sống tại Nha Trang. Đằng sau vóc dáng nhỏ bé và nụ cười tươi của chàng trai này là cả một câu chuyện dài về bao năm đằng đẵng chịu tổn thương vì sự kì thị của người đời. Từng trải qua rất nhiều cuộc tình nhưng đều kết thúc trong đau khổ vì sự kì thị gay gắt từ phía gia đình người yêu và xã hội, đã có lúc Vy từng phẫn uất hét lên với mẹ mình: “Tại sao má lại đẻ con ra như thế này? Tại sao? Tại sao biết vậy lúc nhỏ má không bóp mũi con chết đi? Tại sao con không được yêu?”. Nhưng sau tất cả những khổ đau ấy, Vy cũng tìm được tình yêu đích thực với cái kết viên mãn là một đám cưới nhỏ ấm cúng cùng mối tình 5 năm. Nhưng có lẽ những tổn thương trong quá khứ do bị kì thị sẽ vẫn là vết sẹo hằn mãi trong lòng chàng trai này.


Bill Lê sinh ra là con gái nhưng trong tiềm thức luôn nhìn nhận bản thân là con trai. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện thứ hai là về Bill Lê – chàng trai chuyển giới từng nổi tiếng do đã mạnh dạn chia sẻ hình ảnh về toàn bộ quá trình chuyển giới từ nữ sang nam của mình. Bill Lê sinh năm 1996, sinh ra và lớn lên tại TP. HCM nhưng hiện đang định cư cùng gia đình tại Mỹ. Theo lời của Bill Lê, tuy sinh ra là con gái nhưng trong tiềm thức, anh luôn nhìn nhận bản thân là con trai. Đến năm 14 tuổi, Bill Lê nhận ra mình muốn chuyển giới và mong ước được sống trong cơ thể một người đàn ông thực thụ trở nên lớn hơn bao giờ hết. Nhưng rồi, Billvấp phải sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình, bởi họ cho rằng Bill suy nghĩ chưa chín chắn.


Và chàng trai Bill Lê của ngày hôm nay... (Ảnh: Internet)

4 năm không ngừng nỗ lực chứng tỏ suy nghĩ và quyết định chuyển giới của mình là đúng, cũng là 4 năm khó khăn nhất của Bill Lê. Đến một ngày, sự nghiêm túc và chân thành của Bill đã làm lay chuyển được gia đình anh, để rồi đi đến quyết định chấp nhận con người thật của Bill. Đó cũng là năm Bill tròn 18 tuổi và bắt đầu tiêm hormone để thay đổi dần. Giờ đây, Bill Lê đang sống rất hạnh phúc và không giấu giếm ước mơ sở hữu cho mình một gia đình nhỏ trong 10 năm nữa.

Cái kết tròn đầy của hai câu chuyện trên tựa như cái kết có hậu của một bộ phim, chứng tỏ được một điều rằng con người có quyền sống thật với bản thân mình và hoàn toàn có thể tìm được một tình yêu chân thành. Nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác, ta tự hỏi rằng: họ có quyền sống thật với giới tính trong hình hài một người phụ nữ nhưng vì sao lại muốn chối bỏ cả thân xác ấy, mặc cho họ sẽ phải đối mặt với rủi ro về sức khỏe, tuổi thọ thậm chí là cả tính mạng khi thực hiện phẫu thuật chuyển giới?


Họ có quyền sống thật với giới tính trong hình hài một người phụ nữ nhưng vì sao lại muốn chối bỏ cả thân xác ấy? (Ảnh: Internet)

Không xét đến yếu tố lựa chọn cá nhân, có phải chăng bình đẳng giới vẫn còn là một điều gì đó khá xa vời và chưa bao giờ trở nên triệt để, ít nhất là ở xã hội Việt Nam? Có phải chăng phụ nữ ở một quốc gia còn nặng nề về tư tưởng Nho giáo với quá nhiều nguyên tắc, lề thói và quy chuẩn đạo đức – những thứ đang kiềm hãm sự tự do của phụ nữ như Việt Nam thật sự là một điều khiến họ nản lòng và mong muốn được thoát khỏi “kiếp khổ”, trở thành đàn ông? Trong một thời đại mà tuyên ngôn nữ quyền ở khắp nơi, người người nhà nhà nói về bình đẳng giới nhưng sự bất bình đẳng vẫn hiển hiện mỗi ngày dưới lớp vỏ bọc của thứ gọi là nề nếp, truyền thống xa xưa thì quyết định rủi ro tính mạng của những người phụ nữ này cũng là một điều không quá khó hiểu.


Có phải chăng bình đẳng giới vẫn còn là một điều gì đó khá xa vời và chưa bao giờ trở nên triệt để, ít nhất là ở xã hội Việt Nam? (Ảnh: Internet)

Còn nhớ năm 2015, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép các cặp đồng giới trên toàn bộ 50 bang kết hôn theo quy định trong hiến pháp nước này, đánh dấu chiến thắng lịch sử với cộng đồng LGBT trên toàn thế giới. Nhưng rõ ràng Việt Nam – dù những phong trào ủng hộ LGBT cũng như nữ quyền rất rầm rộ và nhận được sự quan tâm lớn, thì tư duy của nhiều người vẫn không hoặc chưa sẵn sàng.


Cái cần ở đây là một sự chấp nhận và thông cảm thật sự từ trong tư tưởng. (Ảnh: Internet)

Vấn đề đặt ra là: khi nào thì những gì nước Mỹ làm được ngày hôm ấy sẽ thay đổi tư duy của nhiều người, cũng như giúp được nhiều người một cách rốt ráo và toàn diện, trong khi cái cần ở đây là sự chấp nhận và thông cảm từ trong tư tưởng. Luật pháp chỉ là giấy tờ, cơ chế; các phong trào nữ quyền xét cho cùng cũng không có giá trị nếu người ta chỉ nói mà không thực sự muốn làm, còn cái liên quan đến tinh thần mới là thứ khó giải quyết.

Nhân ngày 8/3, dành một khoảng ngẫm nghĩ, không tung hê, không tô hồng cho những số phận đã từ chối trở thành “một nửa thế giới đáng được nâng niu và tôn trọng”!

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận