Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

80% diện tích quận Bình Tân nguy cơ ngập vào năm 2100

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2022-01-05 01:01
Trong kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo TP.HCM nguy cơ ngập 17,4% diện tích vào năm 2100. Nơi ngập nhiều nhất là TP Thủ Đức và quận Bình Tân.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa đưa ra kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản mới nhất. So với phiên bản trước được công bố vào năm 2016, kịch bản lần này đã cung cấp bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho các khu vực đồng bằng, ven biển, các đảo và quần đảo của Việt Nam. Mức độ chi tiết của bản đồ được cập nhật đến cấp xã.

Nguy cơ ngập ở ĐBSCL gia tăng

Theo các mô hình tính toán với kịch bản nước biển dâng 100 cm vào cuối thế kỷ XXI, nơi có nguy cơ ngập nhiều nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 47,29% diện tích. Trong đó, Cà Mau và Kiên Giang nguy cơ có trên 75% diện tích bị ngập trong vòng 80 năm tới.

So với kịch bản cách đây 5 năm, nguy cơ ngập ở ĐBSCL tăng gần 10% diện tích, đặc biệt là ở khu vực Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh…

Đồng thời, Bộ TN&MT cảnh báo TP.HCM có nguy cơ ngập 15,21% diện tích nếu mực nước biển dâng 80 cm và ngập khoảng 17,15% diện tích nếu nước biển dâng 100 cm.

Trong đó, quận Bình Tân và TP Thủ Đức đứng trước nguy cơ ngập cao nhất, tương ứng với 80,35% và 64,47% diện tích có thể ngập vào cuối thế kỷ XXI. Những nơi ở TP.HCM có tỷ lệ ngập thấp 0-1% là các quận 1, 10, 3, 5, Phú Nhuận, Tân Bình.


Bản đồ nguy cơ ngập tại TP.HCM và ĐBSCL ứng với kịch bản mực nước biển dâng 100 cm vào năm 2100. Ảnh: Bộ TN&MT.

Ở phía bắc, 13,2% diện tích của Đồng bằng sông Hồng có thể bị ngập trong vòng 80 năm nữa. Nam Định là địa phương có nguy cơ ngập cao nhất miền Bắc với khoảng 43,67% diện tích.

Bộ TN&MT cũng khuyến cáo nguy cơ ngập vì nước biến dâng có thể gia tăng do cộng hưởng của các yếu tố khác như nâng hạ địa chất, thay đổi địa hình, sụt lún, thủy triều, nước dâng do bão.

Trong đó, các chuyên gia đặc biệt lưu ý đến hiện tượng sụt lún đất đang diễn ra ở khu vực ĐBSCL và TP.HCM. Đây là hai địa phương có nền địa hình thấp nhất cả nước.

Điều này xảy ra do hai nhóm nguyên nhân chính. Nguyên nhân tự nhiên là sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, quá trình nén chặt của các lớp trầm tích trẻ… Nguyên nhân do con người tác động gồm khai thác nước ngầm quá mức, quá trình đô thị hóa tăng tải trọng trên nền đất yếu, rung động do các hoạt động giao thông.

Theo Bộ TN&MT, bản đồ nguy cơ ngập được xây dựng dựa trên kịch bản mực nước biển dâng trung bình do biến đổi khí hậu mà chưa tính đến đầy đủ các yếu tố khác có liên quan như sự nâng hạ địa chất, thay đổi địa hình, sụt lún đất do khai thác nước ngầm cùng việc xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi…

Dù vậy, bản đồ lần này được nhận định có độ chính xác cao. Đây là cơ sở để nhà chức trách các địa phương tham khảo khi lên định hướng đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước; xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê bao, đê xung yếu, đường ven biển, bờ ngăn chống lũ…

Bão mạnh có xu thế tăng

Cũng theo kịch bản được đưa ra, trong thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình mùa đông có xu thế tăng trên cả nước, cao nhất là ở Bắc Bộ và mức tăng thấp nhất ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Vào năm 2050, nhiệt độ cả nước tăng phổ biến 1,2-1,6 độ C và tăng mức cao nhất 1,5-2,2 độ C vào cuối thế kỷ.

Ngoài ra, một mô hình khác cho thấy nhiệt độ trên cả nước có thể tăng đến 2,9-3,8 độ C vào cuối thế kỷ XXI. Theo đó, nền nhiệt chung của mùa đông ở miền Bắc nguy cơ tăng 3,5-3,8 độ C vào những năm 2100. Đây là kịch bản tương đối cực đoan.

Đi cùng nguy cơ nền nhiệt tăng nhanh, số ngày rét đậm, rét hại sẽ giảm 5-15 ngày tại Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong khi miền núi phía bắc có thể giảm 25-30 ngày. Thời gian có nắng nóng và nắng nóng gay gắt tăng 10-30 ngày ở các khu vực trên.

Như vậy, miền Bắc có thể trải qua những mùa đông có rất ít ngày rét đậm sau năm 2050.

Lượng mưa trên cả nước cũng có xu thế gia tăng. Theo kịch bản được đưa ra, vào năm 2100, lượng mưa trên cả nước có thể tăng 10-25%, riêng khu vực Đông Bắc Bộ ghi nhận lượng mưa tăng trên 40% so với những năm qua.

Đồng thời, các nhà khoa học nhận định biến đổi khí hậu khả năng làm thay đổi tần suất, cường độ, quy luật hoạt động của các hiện tượng khí hậu cực đoan trong 80 năm nữa. Cụ thể, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ít biến đổi nhưng sẽ tập trung vào cuối mùa. Đây cũng là thời kỳ bão hoạt động chủ yếu ở phía nam, bão mạnh và rất mạnh có xu thế gia tăng.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...