Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

71 năm sau vụ ném bom lịch sử, nỗi đau của người Nhật vẫn chưa nguôi

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-08-09 12:08

Vụ ném bom nguyên tử kinh hoàng ở Hiroshima và Nagasaki đã để lại nhiều nỗi đau và hậu quả khủng khiếp cho đến 71 năm sau vẫn chưa thôi day dứt.

Đúng 8 giờ 15 phút (theo giờ địa phương) ngày 6 tháng 8 vừa qua, hơn 50.000 người Nhật đã đến Công viên tưởng niệm Hòa bình để tham gia lễ tưởng niệm 71 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Buổi tưởng niệm có sự tham gia của Thủ tướng Shinzo Abe và đại diện của hơn 90 nước và lãnh thổ trên thế giới. Đúng thời khắc quả bom được ném xuống cách đây 71 năm, hơn 50.000 người cùng dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân.

71 năm sau vụ ném bom lịch sử, nỗi đau của người Nhật vẫn chưa nguôi

71 năm sau vụ ném bom lịch sử, nỗi đau của người Nhật vẫn chưa nguôi

Hàng ngàn người đã tới Công viên tưởng niệm Hòa bình để tham gia lễ tưởng niệm 71 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.
Hàng ngàn người đã tới Công viên tưởng niệm Hòa bình để tham gia lễ tưởng niệm 71 năm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima.

Chim bồ câu được mọi người thả ra trong buổi lễ với mong muốn cầu chúc thế giới hòa bình.
Chim bồ câu được mọi người thả ra trong buổi lễ với mong muốn cầu chúc thế giới hòa bình.

Tòa nhà này là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ và trở thành biểu tượng hòa bình.
Tòa nhà này là công trình gần vụ nổ nguyên tử nhất chịu được sức công phá. Tòa nhà được bảo tồn nguyên trạng ngay sau vụ nổ và trở thành biểu tượng hòa bình.

71 năm sau vụ ném bom lịch sử, nỗi đau của người Nhật vẫn chưa nguôi

Đúng 8 giờ 15, hàng ngàn người đến dự dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ nổ.
Đúng 8 giờ 15, hàng ngàn người đến dự dành 1 phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân trong vụ nổ.

Vụ nổ bom nguyên tử kinh hoàng nhất lịch sử

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 sắp bước vào hồi kết,  Nhật thất thế nhưng vẫn không đồng ý trước yêu cầu đầu hàng vô điều kiện tại Hội nghị Potsdam. Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã quyết định sử dụng bom nguyên tử nhằm kết thúc chiến tranh nhanh chóng và để ngăn chặn những thương vong đáng kể nếu đưa quân vào Nhật. 

Đúng 8 giờ 15 ngày 6 tháng 8 năm 1945, máy bay Mỹ B-29 Enola Gay đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên (mang tên Little Boy) trên thế giới xuống thành phố Hiroshima. Quả bom phát nổ ở độ cao 579m phía trên một bệnh viện và giải phóng sức mạnh tương đương 12.500 tấn thuốc nổ TNT. 

Thành phố bị thiêu rụi ngay lập tức do sức công phá khủng khiếp của quả bom. Khoảng 80.000 người chết do hậu quả trực tiếp của vụ nổ và 35.000 người khác bị thương. Ít nhất 60.000 người nữa sẽ bị chết vào cuối năm đó do ảnh hưởng của bụi phóng xạ.

Chiếc B-29 có biệt danh Enola Gay đang đậu trên sân bay ở đảo Tinian.
Chiếc B-29 có biệt danh Enola Gay đang đậu trên sân bay ở đảo Tinian.

Cột khói bốc lên tới 20km sau khi "Little Boy" được thả xuống.
Cột khói bốc lên tới 20km sau khi "Little Boy" được thả xuống.

71 năm sau vụ ném bom lịch sử, nỗi đau của người Nhật vẫn chưa nguôi

Các tòa nhà, xe cộ tan chảy trong phút chốc và Hiroshima trở thành vùng đất chết.
Các tòa nhà, xe cộ tan chảy trong phút chốc và Hiroshima trở thành vùng đất chết.

Một người lính Nhật đi qua vùng đất hoang tàn một tháng sau vụ bom nguyên tử phá tan thành phố Hiroshima.
Một người lính Nhật đi qua vùng đất hoang tàn một tháng sau vụ bom nguyên tử phá tan thành phố Hiroshima.

71 năm sau vụ ném bom lịch sử, nỗi đau của người Nhật vẫn chưa nguôi

71 năm sau vụ ném bom lịch sử, nỗi đau của người Nhật vẫn chưa nguôi

Hiroshima gần như bị san phẳng.
Hiroshima gần như bị san phẳng.

Tất cả đồng hồ ở Hiroshima dừng lại ở mốc 8 giờ 15 phút.
Tất cả đồng hồ ở Hiroshima dừng lại ở mốc 8 giờ 15 phút.

Khi Nhật Bản vẫn không chịu đầu hàng sau vụ ném bom ở Hiroshima, Hoa Kỳ tiếp tục ném quả bom nguyên tử thứ 2 (mang tên Fat Man) xuống Nagasaki lúc 11 giờ 02 trưa ngày 9 tháng 8 năm 1945. Khoảng 39.000 người chết tức khắc và hơn 25.000 người khác bị thương. Mặc dù phía Hoa Kỳ tuyên bố đã thông báo về vụ nổ này song người Nhật nói rằng vẫn không nhận được thông tin gì cho đến khi vụ nổ đã xảy ra 1 ngày sau đó.

Lúc 11 giờ 02 trưa ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ tiếp tục ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nagasaki và biến nơi này thành bình địa.
Lúc 11 giờ 02 trưa ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ tiếp tục ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nagasaki và biến nơi này thành bình địa.

Người Hoa Kỳ cụng bia ăn mừng ném thành công 2 quả bom trong khi cả đất nước Nhật Bản điêu đứng, quằn quại trước cảnh hoang tàn, đổ nát.
Người Hoa Kỳ cụng bia ăn mừng ném thành công 2 quả bom trong khi cả đất nước Nhật Bản điêu đứng, quằn quại trước cảnh hoang tàn, đổ nát.

Nỗi đau nhức nhối chưa bao giờ nguôi

Vụ ném bom kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người gặp nhiều bình luận trái chiều. Phía quân đội Hoa Kỳ cho rằng nhằm mục tiêu quân sự chính đáng song gần như cả thế giới đều coi đó là tội ác chiến tranh, là tội ác chống lại loài người. Kể cả những nhà khoa học tham gia nghiên cứu và phát triển bom nguyên tử cũng phản đối việc sử dụng chúng.

Hai quả bom nguyên tử không chỉ giết người và sang bằng Nhật Bản ngay lúc đó mà còn để lại nhiều hậu quả, thương tâm về sau. Hàng ngàn người chết dần chết mòn trong những năm tiếp theo do nhiễm chất phóng xạ. Những người may mắn sống sót (được gọi là Hibakusha) không chỉ chịu cảnh trốn chui trốn lủi vì bị xã hội kì thị mà còn bị những kí ức kinh hoàng ám ảnh suốt cuộc đời.

Sức khỏe của các Hibakusha suy giảm trầm trọng. Họ mất cảm giác ngon miệng, tóc rụng, nhiều đốm xanh lợt xuất hiện trên cơ thể và máu chảy ra từ tai, mũi, miệng. Nhiều người bị mù mắt do chứng kiến trực tiếp ánh sáng khủng khiếp từ vụ nổ. Phụ nữ không kết hôn được vì lo sợ sinh con dị dạng. Đàn ông không thể lập gia đình vì không ai muốn lấy người chỉ có thể sống vài năm. Họ cố gắng hòa nhập vào cộng đồng và che giấu thân phận một Hibakusha.

Thế giới lên án hành động man rợ nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến những nạn nhân chịu tác động trực tiếp ấy. Họ tiếp tục sống chung với những kí ức đáng sợ về cái ngày tận mắt chứng kiến người thân của mình, nhân dân của mình bị chết cháy. Họ đau đớn nhìn quê hương chìm trong tro bụi và khói lửa. Những sang chấn tâm lí ấy sẽ chẳng thể nào ngừng dày vò họ.

Một cô bé còn sống sót sau vụ đánh bom nhưng đôi mắt đã mãi mãi bị mù lòa.
Một cô bé còn sống sót sau vụ đánh bom nhưng đôi mắt đã mãi mãi bị mù lòa.

Những vết thương cháy xém do nhiệt độ của quả bom gây ra.
Những vết thương cháy xém do nhiệt độ của quả bom gây ra.

Các Hibakusha mất cảm giác ngon miệng, tóc rụng, nhiều đốm xanh lợt xuất hiện trên cơ thể.
Các Hibakusha mất cảm giác ngon miệng, tóc rụng, nhiều đốm xanh lợt xuất hiện trên cơ thể.

Mắt một người bị đục thủy tinh thể do ảnh hưởng từ vụ nổ.
Mắt một người bị đục thủy tinh thể do ảnh hưởng từ vụ nổ.

Một cậu bé cắn răng đến chảy máu để kiềm lại giọt nước mắt khi đưa em mình nơi thiêu hủy.
Một cậu bé cắn răng đến chảy máu để kiềm lại giọt nước mắt khi đưa em mình nơi thiêu hủy.

Việc đánh bom có cần thiết hay không chẳng còn quan trọng nữa. Song chúng ta phải thừa nhận rằng việc ném bom đã giết hại rất nhiều người không tham chiến, không phải 1 mà 2 lần, là hoàn toàn sai lầm. Mặc dù những người lính Nhật Bản đã gây ra hàng ngàn tội ác nhưng điều đó không có nghĩa những dân thường phải gánh chịu tội lỗi đó.

Sự tàn phá, hủy diệt khủng khiếp ở Hiroshima và Nagasaki đã khiến loài người không dám nghĩ đến chiến tranh hạt nhân rất nhiều năm sau đó.

Hiroshima và Nagasaki - nỗi đau chưa bao giờ khôn nguôi trong lòng người Nhật.
Hiroshima và Nagasaki - nỗi đau chưa bao giờ khôn nguôi trong lòng người Nhật.

Ngọn lửa Hoà bình đã được thắp sáng vào năm 1964 và sẽ không tắt cho đến khi tất cả vũ khí hạt nhân trên Trái đất bị tiêu huỷ.
Ngọn lửa Hoà bình đã được thắp sáng vào năm 1964 và sẽ không tắt cho đến khi tất cả vũ khí hạt nhân trên Trái đất bị tiêu huỷ.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận