Tin mới
2
Những người trẻ mất kết nối
Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
4
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức
Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản
Ảnh
Top Ten Travel đưa du khách khám phá Trung Quốc theo hình thức bay “Charter Flight”
Sau một thời gian dài đóng cửa, chính phủ Trung Quốc đã cho phép ngành du lịch hoạt động trở lại bắt đầu từ tháng 3/2023. Bên cạnh việc đón khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam, một số ít doanh nghiệp du lịch lớn tại Việt Nam cũng đang tiến hành tổ chức các tour du lịch đưa khách tới Trung Quốc theo hình thức bay “Charter”.

sunwin | sunwin

Những người trẻ mất kết nối

Ngày càng nhiều thanh niên Mỹ không đi học, không việc làm hoặc không tìm việc làm. Họ được gọi là "disconnected youth" (thanh niên mất kết nối)
Việc cần làm khi cảm thấy kiệt sức

Áp lực công việc khiến nhiều người muốn chạy trốn, nhưng chỉ cần hiểu "burn out" hoạt động như thế nào, bạn có thể đảo ngược tình thế bằng vài thay đổi đơn giản

2 chàng trai gây sốt với bộ ảnh cưới "không chú rể"

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2015-04-28 03:04

Những hình ảnh hai chàng trai trong bộ váy cưới gần đây lại lần nữa gây xôn xao cộng đồng mạng về chủ đề kết hôn đồng giới.

2 Nhân vật chính xuất hiện trong bộ ảnh “Đám cưới cô dâu không chú rể” là Mai Bá Minh Nhật (1993) và Nguyễn Văn Hinh (1994), sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Chỉ trong khoảng gần 3 giờ chụp, bộ ảnh đã được hoàn thành nhờ sự trợ giúp của 5 thợ ảnh và các cộng tác viên.

Được biết, “Cha đẻ” của ý tưởng “Đám cưới cô dâu không chú rể” là cậu bạn 9X Mai Bá Minh Nhật, cũng là một trong hai “nữ chính” của bộ ảnh.

2 chàng trai gây xôn xao khi xuất hiện trong bộ ảnh cưới không chú rể
2 chàng trai gây xôn xao khi xuất hiện trong bộ ảnh cưới không chú rể

Ngay khi được chia sẻ trên mạng xã hội, bộ ảnh đã nhận được sự khen ngợi và ủng hộ của không ít bạn trẻ, bởi đề cập đến chủ đề “hot” kết hôn đồng giới.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện, Minh Nhật và ê-kíp cũng vấp phải khá nhiều phản ứng trái chiều, những ánh mắt dò xét, nghi ngại...

Chúng ta hãy cùng trò chuyện với Minh Nhật - "nữ chính" đồng thời là người lên ý tưởng bộ ảnh.

Chào Minh Nhật, bộ ảnh “Đám cưới “cô dâu” không chú rể” của các bạn đang được cộng đồng mạng chú ý đến. Từ đâu mà bạn lại có ý tưởng táo bạo thực hiện bộ ảnh này?

Mình là một người đam mê chụp ảnh, nên muốn tất cả bạn bè cùng đam mê chụp ảnh ở trường đại học của mình gặp gỡ và giao lưu với nhau.

Thế là vừa nhận được lời mời, bạn "nữ" còn lại đã cùng mình nảy ra ý tưởng chụp một bộ ảnh thật độc đáo để mọi người vừa thỏa mãn được đam mê, vừa có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ nhau.

Quá là trùng hợp khi mà trong tay có sẵn hai bộ váy cưới. Nên bọn mình quyết định làm một bộ ảnh cưới, không chú rể .

Trong quá trình thực hiện bộ ảnh, ê-kíp có vấp phải khó khăn gì lớn không?

Khó khăn nhất chính là sự ngại ngùng ban đầu, vừa là ánh mắt mọi người đổ dồn về quá nhiều, tò mò có, cười nói có, thậm chí là cả chửi...

Một phần nữa là do bọn mình là con trai binh thường, nên ban đầu có chút gượng gạo. Về sau thì mọi thứ ổn hơn và bọn mình thực hiện rất tốt.

Minh Nhật có thể bật mí những kỉ niệm khó quên khi thực hiện bộ ảnh chứ?

Hài hước nhất chính là vì váy cưới là size nữ, mà bọn mình lại là nam, nên mặc váy không kéo khóa được, cởi ra tháo vào luôn cần đến đội ngũ cộng tác viên là nữ tháo hộ… Cũng ngại lắm, nhưng vì đam mê, phải cố. (cười).

Là một chàng trai, tại sao Minh Nhật lại hào hứng với bộ ảnh có chủ đề kết hôn đồng giới?

Mình có rất nhiều bạn bè là người đồng giới. Với mình, họ là những người rất tài năng, phải đến 90% bạn bè của mình như vậy. Mình rất hiểu và thông cảm cho bạn bè của mình nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung.

Riêng về vấn đề kết hôn đồng giới, mình hoàn toàn đồng ý.

Trong bộ ảnh “Đám cưới “cô dâu” không chú rể” có đến 2 “cô dâu”. Tại sao các bạn không lựa chọn concept 1 vest – 1 váy như bình thường?

Mình có đọc và tìm hiểu một chút về đồng tính nam, thật ra không nhất thiết phải phân biệt ai là vai nam, ai là vai nữ. Bọn mình mặc hai váy nữ, ý chính ở đây là để không phận định rõ ràng, ai là nam, ai là nữ.

Một lúc nào đó mình là nam, một lúc khác mình lại trong vai nữ. Tuy không rõ ràng nhưng có thể nó thể hiện được phần nào về tình yêu của những người đồng giới.

Trong gần 3 giờ thực hiện bộ ảnh, ê-kíp có gặp trở ngại gì từ phía dư luận không?

Có chứ, rất nhiều là đằng khác, từ trẻ con tới người lớn. (cười)

Bọn mình chụp trong sân trường và bị bảo vệ của trường đuổi, họ nói là lố lăng, dung tục...Cho tới khi chuyển địa điểm, đúng giờ các em cấp 1, cấp 2 tan học, đi qua, các em ý chỉ trỏ, cười cợt, rồi chế giễu, làm các hành động như "nôn, ọe”.

Cho tới khi mình về nhà, sau khi bộ ảnh được chia sẻ lên các diễn đàn, đọc comment của các bạn, nhiều người thể hiện những sự kinh tởm thì mình thấy thật đáng sợ.

Dù gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội, nhưng phải công nhận bộ ảnh “Đám cưới “cô dâu” không chú rể” là một ý tưởng độc, lạ và ý nghĩa. Thông qua bộ ảnh, ê-kíp muốn gửi gắm thông điệp gì đến người xem?

Thông điệp của chúng mình chỉ  ngắn gọn là: “Người trẻ, dám nghĩ, dám làm”.

Bộ ảnh cũng là một lần người trẻ lên tiếng nói về quyền yêu, được yêu. Nhật hi vọng mọi người sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về những người đồng tính nam nói riêng, và cộng đồng LGBT nói chung.

Cảm ơn Minh Nhật vì cuộc trò chuyện thú vị này!

Cùng ngắm bộ ảnh của Minh Nhật và ê-kíp:

Theo Đại lộ

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận