Tin mới
Ảnh
Bản làng tan hoang sau lũ quét
Hàng chục ngôi nhà ở xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải bị lũ quét cuốn sập, đường sá ngập đất đá, quốc lộ chia cắt

sunwin | sunwin

Cá chết la liệt trên sông Mã

Hàng loạt bè cá nuôi lồng và tôm cá tự nhiên trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước chết hàng loạt, nghi do nguồn nước bị ô nhiễm
Động đất ở Tuyên Quang

Tuyên Quang xuất hiện động đất 4 độ ở vị trí nằm trên đứt gãy sông Lô, tâm chấn tại huyện Hàm Yên, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km

14 ngày sống cạnh ổ dịch nguy hiểm nhất TP.HCM

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2021-06-13 11:06

“Tôi choáng lắm! Ngay trước cửa nhà mình. Nguy cơ quá cao. Tôi cố nhớ xem mình có lần nào tiếp xúc, hay đi ngang qua họ hay không”, bà Trần Thị Hảo nhớ lại.

Ẩn sau vẻ tĩnh lặng của con hẻm là sự hoang mang của 32 hộ dân khi sống cạnh ổ dịch nguy hiểm nhất thành phố.

Những ngày cuối tháng 5, khi hai chuỗi lây nhiễm Covid-19 ở quận 3 (TP.HCM) được kiểm soát, ổ dịch liên quan đến điểm nhóm Hội thánh truyền đạo Phục Hưng được đánh giá rất phức tạp, lại bùng phát.

Im lặng đến đáng sợ

8h30 ngày 26/5 - sau khi phát hiện 3 ca nhiễm đầu tiên có liên quan đến điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, lực lượng chức năng và đội ngũ y tế tiến vào hẻm 415 Nguyễn Văn Công (Gò Vấp). Nơi đây là trụ sở sinh hoạt của điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Không khỏi bàng hoàng, bà Nguyễn Thị Ngọc (79 tuổi) nhớ lại: “Nhìn đoàn người mặc đồ bảo hộ đến phun khử khuẩn, tôi sợ run cả người, không biết chuyện gì đang xảy ra”.

Chúng tôi không ngủ được, hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm.

Bà Trần Thị Hảo

21h, barie được dựng lên, hẻm 415 Nguyễn Văn Công chính thức bị phong tỏa.

Đối diện trụ sở nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là gia đình bà Trần Thị Hảo (60 tuổi). Sau khi được thông tin về 3 ca nhiễm, bà và gia đình vô cũng lo lắng. “Tôi choáng lắm! Ngay trước cửa nhà mình. Nguy cơ quá cao. Tôi cố nhớ xem mình có lần nào tiếp xúc, hay đi ngang qua họ hay không”, bà kể.

0h ngày 27/5, các gia đình được thông báo ở yên trong nhà. Mỗi gia đình đặt một chiếc ghế trước cửa, nhân viên y tế sẽ đến từng nhà lấy thông tin và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm trong đêm.

Mãi đến 2h sáng công việc mới hoàn thành, sau khi nhân viên y tế rời đi, nỗi lo âu lan tràn trong từng ngóc ngách. Đêm hôm đó gia đình bà Hảo gần như thức trắng. Bà nói: “Chúng tôi không ngủ được, cảm xúc lẫn lộn, hồi hộp chờ đợi kết quả xét nghiệm”.

Go phong toa anh 3
Hẻm 415 nằm trong 2 vòng cách ly kể từ 0h ngày 31/5. Ảnh: Phạm Ngôn.

Sáng đầu tiên của ngày cách ly, anh Minh Tâm (40 tuổi) mở cửa nhà nhìn ra bên ngoài, không khí khác hẳn với ngày thường. “Không còn nghe tiếng xe chạy, tiếng người nói chuyện, hay tiếng rao của chị mua ve chai, anh bán keo dính chuột. Mọi thứ im lặng đến đáng sợ”, anh Tâm nói.

Ở cạnh nơi sinh hoạt của điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, ông Nguyễn Văn Chuẩn (66 tuổi) cho biết hơn 10 năm nay, kể từ khi gia đình chuyển về con hẻm này đã thấy hoạt động của nhóm.

“Họ gặp gỡ nhau rất kín đáo. Đoàn người đến mở cửa, rồi khép lại. Họ sinh hoạt trong nhà và không tiếp xúc với ai trong hẻm”, ông Chuẩn kể. Nhiều hộ dân trong hẻm không biết thông tin về nhóm sinh hoạt tôn giáo này, và cũng không thể tin chính căn nhà mà họ đi qua mỗi ngày là nơi khởi nguồn ổ bệnh nguy hiểm nhất ở TP.HCM.

Từ ngày 27/5 đến 30/5, các ca bệnh liên quan đến địa điểm này tăng không ngừng. Chỉ 4 ngày, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 133 ca dương tính với nCoV. Trong đó, 126 ca liên quan điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng.

Liên tục cập nhật tin tức về dịch bệnh trên báo chí, anh Trung Nam không khỏi hoang mang: “Nhìn con số không có dấu hiệu giảm, tôi đứng ngồi không yên. Con tôi chỉ mới 9 tháng, sức đề còn kháng yếu lắm”.

Gia đình nào càng ở gần ổ dịch, sự căng lo âu càng nhiều. Bà Hảo than vãn: "Mấy đêm liền không ngủ được, tôi giảm gần 2 kg".

Hai vòng cách ly

Ngày 30/5, trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, tại cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo áp dụng Chỉ thị 15+ trên toàn thành phố từ 0h ngày 31/5. Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) thực hiện Chỉ thị 16.

Tình láng giềng không còn khoảng cách những ngày cách ly.

Người dân hẻm 415 Nguyễn Văn Công

0h ngày 31/5, toàn bộ quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) bắt đầu thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Đồng nghĩa, người dân trong hẻm 415 Nguyễn Văn Công nằm trong 2 vòng cách ly.

Trải qua những ngày sống trong cảnh bị phong tỏa, người dân hẻm 415 quen dần với việc ở yên trong nhà. Kết quả âm tính lần một giúp sự lo lắng trong họ phần nào vơi bớt. Chị Trân Châu chia sẻ: “Tôi bắt đầu cảm thấy an tâm hơn nhiều”.

“Cốc! Cốc! Cốc!”

Nghe tiếng gõ cửa, chị Cẩm Nhung hé cửa ra, nhận lấy phần gạo, rau củ từ chị Trân Châu, không quên gửi lời cảm ơn. Đã nhiều ngày trôi qua, người trong hẻm 415 dần quen với nếp sinh hoạt mới: Nghe tiếng gõ cửa, bước ra nhận đồ.

Go phong toa anh 4
Chị Trân Châu trở thành "tiếp tế viên" trong những ngày hẻm bị phong tỏa. Ảnh: Phạm Ngôn.

Đó là những nhu yếu phẩm, lương thực mà chính quyền và các nhà hảo tâm chuyển đến cho người dân trong hẻm. Việc cách ly bất ngờ khiến các gia đình không kịp trở tay; vì vậy, sự hỗ trợ này giúp họ an tâm trong sinh hoạt hàng ngày.

Vì ở gần đầu hẻm, chị Trân Châu được chính quyền nhờ hỗ trợ việc nhận và phân phát nhu yếu phẩm cho các hộ dân trong xóm. Nhằm tránh tụ tập đông người, mỗi khi có đồ cứu trợ, người phụ nữ này sẽ đến từng nhà để trao cho mọi người.

Từ ngày con hẻm được rào chắn, các gia đình biết nhau nhiều hơn. Trước đây mọi người đi làm, đến tối về nhà đóng cửa ngủ, ít có cơ hội giao lưu. Tình láng giềng không còn khoảng cách những ngày cách ly. “Cũng nhờ vậy mà chúng tôi mới biết hàng xóm của mình dễ thương quá chừng”, một người phụ nữ chia sẻ.

Niềm vui chưa trọn

Cả đêm thao thức không ngủ được, anh Minh Tâm mở điện thoại xem vài video, mãi đến gần sáng mới thiếp đi.

8h ngày 10/6, anh Tâm bị đánh thức bởi tiếng nhạc từ chiếc loa kẹo kéo. Không khí con hẻm rộn ràng, trái ngược với vẻ im ắng những ngày qua.

Bên ngoài, mọi người nhảy múa trong tiếng nhạc. Anh Tâm chạy vội ra hỏi tình hình, chị Trân Châu cười tươi bảo: "Hôm nay hẻm mình được gỡ phong tỏa".


Con hẻm được gỡ phong tỏa sau 14 ngày không phát hiện ca dương tính. Ảnh: Phạm Ngôn.

9h cùng ngày, người dân trong hẻm đứng nghe UBND phường thông báo gỡ phong tỏa tại hẻm 415 Nguyễn Văn Công. Đây là hẻm đầu tiên được kết thúc cách ly trong tổng số 47 tuyến hẻm thực hiện cách ly y tế trên địa bàn quận Gò Vấp. Sau khi các barie được di dời, người dân tiếp tục được khuyến cáo hạn chế ra ngoài và tuân thủ các biện pháp phòng dịch trong cộng đồng.

Sau 14 ngày với nhiều cung bậc cảm xúc, người trong hẻm trở lại với cuộc sống thường nhật. Phía trong căn nhà, nơi sinh hoạt của điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, những chậu lan vẫn xanh tốt. Người trong hẻm dẫn xe ra trước nhà, khởi động máy sau nhiều ngày không đụng đến.

Tuy nhiên, niềm vui của họ chưa trọn vẹn. Người dân hẻm 415 vẫn tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Ông Hồ Văn Bé làm việc tại Công ty Vận tải Sài Gòn cho biết ông vẫn phải đợi Gò Vấp hết áp dụng Chỉ thị 16 để trở lại công việc.

Bà Minh Ngọc đứng trước nhà, ánh mắt nhìn xa xăm phía đầu hẻm: “Mở rào này rồi, vẫn còn cái rào lớn ngoài kia. Dịch bệnh cứ phức tạp thế này thì chẳng biết bao giờ mới sống bình thường trở lại”.

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận