Tin mới
Ảnh

sunwin | sunwin

Xuất hiện "Phật tái sinh" ở Nepal?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-11-15 09:11

Ram Bahadur Bomjon, sinh ngày 9/5/1989, được gọi là cậu bé Phật khi ngồi thiền định trong nhiều ngày mà không cần ăn uống.

Câu bé còn được gọi với cái tên Palden Dorje (Phật hiệu chính thức), nhà sư trẻ thuộc làng Ratanapuri, quận Bara, Nepal đã thu hút sự chú ý của hàng ngàn du khách cũng như các phương tiện truyền thông.

​Ram Bahadur Bomjon được gọi là cậu bé Phật.
Ram Bahadur Bomjon được gọi là cậu bé Phật.

Gia đình và hàng xóm của Bomjon kể lại rằng, ngay từ khi còn nhỏ cậu đã có những cư xử khác biệt so với những đứa trẻ khác, cậu thường quan sát người khác hành lễ và cùng cầu nguyện. Bomjon sinh ra với "bản tính hòa hảo", không bao giờ đánh nhau hay giết hại một con vật. Khi bắt đầu lên năm Bomjon chỉ ăn thức ăn thừa, và nhịn đói nếu thức ăn thừa không còn.

Ngày 16/5/2005, Bomjon đã bỏ đi và gia đình tìm thấy cậu bé đang ngồi thiền dưới một cây đa gần đó. Bomjon bảo mọi người trở về và đừng lo lắng. Khi mẹ Bomjon tiếp tục khuyên nhủ, cậu bé hái sáu cái lá đa đưa cho mẹ và nói "Mẹ hãy về nhà và cất kỹ những chiếc lá này. Nếu đánh mất chúng, mẹ sẽ không thể tìm thấy con. Nếu mẹ còn chúng, con sẽ luôn bên mẹ mãi mãi."

​Ram Bahadur Bomjon đang ngồi thiền định dưới gốc cây.
Ram Bahadur Bomjon đang ngồi thiền định dưới gốc cây.

Ngày 24/7/2005, Bomjon mở mắt bảo người anh gọi mình là "Om Namo Buddha Gyani" ("chào mừng Phật sáng suốt"). Chữ Buddha Gyani có thể không có nghĩa Phật sáng suốt mà là "người có sự hiểu biết của Phật".

Và vào ngày 8/11/2005 ​Ram Bahadur Bomjon đột nhiên đứng dậy và nói với những người xung quanh, "Nói mọi người đừng gọi tôi là Phật. Tôi không có sức mạnh của Phật. Tôi chỉ ở mức một rinpoche." Rinpoche là mức độ của một thầy giáo, điều này cho thấy Bomjon tin rằng mình đã đạt được một số thành quả khá lớn. Bomjon cũng nói rằng mình cần thêm sáu năm thiền định nữa trước khi có thể trở thành Phật. Từ đó khách du lịch từ khắp Nepal, khách quốc tế, lũ lượt kéo tới thị trấn quê hương Bomjon hàng ngày.

​Rất nhiều người đã đến và tỏ lòng thành với ​Ram Bahadur Bomjon.
Rất nhiều người đã đến và tỏ lòng thành với ​Ram Bahadur Bomjon.

Đến tháng 12/2005, một ủy ban chính phủ gồm chín người do Gunjaman Lama đứng đầu đã quan sát cặn kẽ Bomjon trong 48 giờ và thấy Bomjon không hề ăn hay uống trong khoảng thời gian đó. Một cuộc ghi hình cũng đã được tiến hành để xác định điều trên. Tuy nhiên, họ không được tiến gần quá 3 mét hay xem xét các dấu hiệu sự sống của Bomjon. Một nhóm các bác sĩ theo chủ nghĩa duy lý đã tìm cách tiến hành một cuộc nghiên cứu độc lập nhưng bị ngăn cản bởi bức màn căng ra vào buổi đêm.

Đột nhiên Bomjon mất tích vào ngày 11/3/2006 sau 6 tháng ngồi thiền. Cảnh sát đã hủy bỏ việc tìm kiếm Bomjon sau khi xác nhận không có khả năng về một vụ bắt cóc.

Ngày 19/3, Bomjon được phát hiện khi đang ngồi thiền định. Bomjan đã nói "ở đây không có sự yên bình" và rằng mình sẽ quay trở lại sau sáu năm, hay khoảng năm 2011 hay 2012. Bomjon cũng để lại lời nhắn cho cha mẹ, nói họ không nên lo lắng.

Ngày 26/3/2007, Bomjon được tìm thấy bên trong một căn phòng ngầm dưới đất, một cái hố vuông khi đang ngồi thiền. Căn phòng đã được trát xi măng khắp xung quanh và có mái che lợp ngói.

Ngày 2/8/2007, Bomjon đã diễn thuyết trước một đám đông lớn trong rừng Halkhoriya tại quận Bara phía nam Nepal. Ủy ban Namo Buddha Tapoban, thực hiện việc chăm sóc Bomjon, đã tổ chức sự kiện này. Một thông báo về bài giảng đạo đầu tiên của cậu bé Phật đã được phát trên đài FM địa phương, và ủy ban cũng đã gọi điện thoại mời mọi người đến nghe. Khoảng ba ngàn người đã tập trung để nghe Bomjon giảng đạo.

​Ram Bahadur Bomjon giảng đạo trước sự theo dõi của rất nhiều người.
Ram Bahadur Bomjon giảng đạo trước sự theo dõi của rất nhiều người.

Theo những môn đồ, Bomjon có thể là một Bồ tát, một người đang trên con đường đạt tới sự khai sáng toàn bộ của một đức Phật. Những tuyên bố khác cho rằng Bomjon cũng có thể là hiện thân của Bồ Tát Maitreya, người kế thừa theo tiên đoán của Thích Ca Mầu Ni.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận