Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Những điều thú vị trong Tết âm lịch của 4 quốc gia châu Á

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-01-30 08:01

"Đuổi quỷ", biếu cam quýt, uống trà đầu năm,... đều là những phong tục độc đáo chào mừng năm mới của 4 nước châu Á cùng đón Tết âm lịch với Việt Nam chúng ta. 

1. Singapore

Đây được xem dịp lễ quan trọng bậc nhất trong năm của người Singapore. Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật gồm: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay là phương thức để họ tổ chức chào mừng năm mới tại quốc gia của mình.

Mỗi một lễ hội đều mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt và thú vị. Với lễ hội hoa đăng - diễn ra tại khu China Town - trung tâm của Lễ hội Tết Âm lịch, người người nhà nhà đều trang trí ứng với các con vật tượng trưng cho năm mới. Người Singapore sẽ có dịp đi du xuân với nhiều hoạt động như đến các đền chùa để lễ thần phật, xin lộc đầu năm, vãn cảnh các khu di tích, danh thắng văn hoá trong cả nước,...

Lễ Singapore River Hongbao - một trong ba lễ hội lớn nhất ngày Tết tại quốc đảo Sư Tử. 
Lễ Singapore River Hongbao - một trong ba lễ hội lớn nhất ngày Tết tại quốc đảo Sư Tử. 

Lễ hội Singapore River Hongbao là lễ hội được tổ chức thường niên tại Công viên Esplanade lộng lẫy với chuỗi hoạt động giải trí dành cho gia đình, tạo nên sân chơi lí tưởng cho mọi lứa tuổi. Nếu là du khách thập phương có dịp đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hoá Trung Hoa qua các gian trưng bày và những bức tượng khổng lồ về các thần thoại như Thần tài, 12 con giáp cùng với chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ Tây Tạng hàng đêm. 

Lễ hội đường phố Chingay tại Singapore. 
Lễ hội đường phố Chingay tại Singapore. 

Còn lễ hội Đường phố Chingay sẽ thường diễn ra vào ngày thứ Bảy đầu tiên của năm mới và kết thúc vào rằm tháng Giêng. Hoạt động xuyên suốt trong lễ hội này là những buổi diễu hành ấn tượng và độc đáo để người dân và du khách có dịp tham gia cùng. Lễ hội này mang ý nghĩa vừa để giải trí vừa thắt chặt tình đoàn kết giữa các sắc tộc trong nước với các cộng đồng dân tộc trên thế giới. 

Người Singapore sẽ đón Tết suốt 15 ngày trong tháng Giêng. Trên khắp đất nước Singapore luôn dào dạt bầu không khí cùng các hoạt động vui xuân. Cha mẹ, người thân trong gia đình dựa vào dịp này để gửi tặng "hong baos" (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân thích chưa có gia đình để cầu chúc may mắn đến với họ. 

2. Triều Tiên

Tết của người Triều Tiên kéo dài hàng tuần với rất nhiều phong tục truyền thống hết sức đặc sắc và độc đáo như dán hình động vật lên cửa cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức chào đón trăng mọc. 

Những điều thú vị trong Tết âm lịch của 4 quốc gia châu Á

Đêm 30 trước thềm năm mới, các gia đình trên mọi miền đất nước sẽ quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo mới. Vào sáng mồng một, mọi người cùng nhau dật thật sớm, quần áo chỉnh tề đón Tết, quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên); sau đó sẽ đáp lễ bằng việc mời cơm Tết. Trong bữa cơm, cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk - được làm từ nước cơm, bánh gạo và đậu xanh. Một bát Ttok - kuk vào ngày đầu xuân sẽ giúp họ có được thêm một tuổi mới khi hết năm cũ. 

"Đốt tóc rụng" - Phong tục kì lạ ngày Tết của người Triều Tiên. 
"Đốt tóc rụng" - Phong tục kì lạ ngày Tết của người Triều Tiên. 

"Đuổi quỷ" và "đốt tóc" là hai phong tục không thể nào thiếu được trong cái Tết cổ truyền của người Triều Tiên. Để có thể "đuổi quỷ", họ sẽ bện một người nộm bằng rơm, nhét tiền vào trong ruột và vứt chúng ra ngã tư đường vào sáng sớm ngày đầu năm mới với ý nghĩa tống khứ ma quỉ, đón điều tốt lành. Còn với tục "đốt tóc" họ thường sẽ làm vào chiều mồng một khi đem hết tóc rụng thu nhặt được trong cả năm ra đốt sạch, với mong ước năm mới gặp nhiều bình an, xua đi bệnh dịch và xui xẻo.

3. Hàn Quốc

Đối với người Hàn Quốc, Tết âm lịch là dịp quan trọng bậc nhất trong năm. Vào đêm 30 Tết, họ sẽ cùng người thân dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần; mặc trang phục truyền thống hanbok hay những bộ quần áo đẹp nhất để thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên.

Lễ Chesa của người Hàn Quốc. 
Lễ Chesa của người Hàn Quốc. 

Họ còn đốt những thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Họ sẽ không ngủ vào đêm Giao Thừa mà sẽ thức trắng cùng chào đón năm mới vì họ quan niệm nếu ngủ thì sáng hôm sau, lông mi sẽ bạc trắng và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy. 

Lễ Seba của người Hàn Quốc. 
Lễ Seba của người Hàn Quốc. 

Sang mùng 1 Tết, người Hàn sẽ lại tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool - loại rượu bổ cho thính giác tinh nhạy, và tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là Chesa do trưởng nam sẽ đứng ra làm lễ. Sau lễ Chesa là lễ Seba, đây là lễ mà con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và cầu may mắn. Những người lớn tuổi sẽ thưởng tiền, vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi và địa vị trong nhà của người con cháu đó cũng như điều kiện và hoàn cảnh của gia đình có cho phép hay không.

Nếu bạn đến nhà của người Hàn Quốc vào dịp tết sẽ luôn luôn thấy một cái xẻng bằng rơm gọi là Bok jo ri với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi vãi ngoài cửa để nhận phúc lộc quanh năm. 

4. Trung Quốc

Đối với người Trung Quốc, Tết cổ truyền là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm khi người người nhà nhà trên khắp mọi miền đất nước và thế giới cùng nhau về quê ăn Tết để đoàn tụ gia đình. 

Trong khoảng thời gian này có rất nhiều hoạt động được người dân Trung Quốc dùng để chào đón năm mới. Ở nhà, họ sẽ trang trí bằng cách treo câu đối đỏ, đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ và đốt pháo, mong muốn có một cái Tết thật vui vẻ, năm mới an lành. Trong suốt thời gian Tết, họ có thói quen quây quần bên nhau cùng làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên. 

Người Trung Quốc trang trí nhà cửa ngày Tết. 
Người Trung Quốc trang trí nhà cửa ngày Tết. 

Phong tục lì xì "đặc biệt" của người Trung Quốc
Phong tục lì xì "đặc biệt" của người Trung Quốc

Ngoài ra, họ còn có một phong tục rất đặc biệt đó là sẽ mang theo một túi cam quýt có bỏ kèm những phong lì xì mừng tuổi khi đến nhà bạn bè, người thân trong hai tuần đầu năm mới. Theo dân gian, ngoài màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc thì cam quýt còn mang ý nghĩa đem lại sự may mắn cho người được tặng. Đặc biệt, đối với những đôi vợ chồng trẻ mới cưới thì hai loại trái cây này là lời chúc sinh con đàn cháu đống.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận