Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Nhà vệ sinh lộ thiên ở Việt Nam dưới ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2018-04-05 01:04

Nhiếp ảnh gia Andrea Bruce đã ghi lại tình trạng đi vệ sinh "lộ thiên" của người dân ở nhiều nơi. Đây là một vấn đề nhức nhối được đặt ra trong mối quan hệ giữa sức khoẻ toàn cầu và hệ thống vệ sinh ở những nơi đói nghèo. Trong đó, hình ảnh tại Việt Nam cũng xuất hiện trong hành trình này.

Nhà vệ sinh lộ thiên là thứ khá phổ biến ở những vùng quê nghèo, phản ảnh cuộc sống cũng như chất lượng sống không đảm bảo của người dân, đặc biệt là vấn đề vệ sinh. Với lời đề nghị kể một câu chuyện về vấn đề nhà vệ sinh lộ thiên, nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ Andrea Bruce đã không ngần ngại thực hiện một phóng sự ảnh về vấn đề nhạy cảm và quan trọng này.

Dù đây là một trong những vấn đề khó thể hiện và truyền tải trên phương diện hình ảnh, nhưng nó đã không trở thành vấn đề to lớn với nữ nhiếp ảnh gia. Bà Andrea Bruce đã nhận lời mời tham gia dự án kéo dài một năm để ghi lại hình ảnh nhà vệ sinh của người dân ở nhiều nơi trên thế giới với hàng triệu ý tưởng trong đầu.

Những bức ảnh được chụp ở Ấn Độ, Haiti và Việt Nam đã mở ra câu chuyện về một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng tới hơn 1,1 tỷ người nghèo nhất trên thế giới.

Một phụ nữ tìm chỗ để đi vệ sinh trên đường ray tàu hỏa vào sáng sớm tại khu ổ chuột Anna Nagar ở Delhi, Ấn Độ (Ảnh: Andrea Bruce)
Một phụ nữ tìm chỗ để đi vệ sinh trên đường ray tàu hỏa vào sáng sớm tại khu ổ chuột Anna Nagar ở Delhi, Ấn Độ (Ảnh: Andrea Bruce)

Bà Bruce nói: "Càng nghiên cứu tôi càng nhận ra tỷ lệ dân số thế giới đang sống trong nước thải mà không có nước sạch lớn đến mức nào. Số người chết vì các vấn đề sức khoẻ liên quan đến vệ sinh hàng ngày tăng cao hơn so với số người thiệt mạng do bệnh sốt rét, HIV hay các bệnh nguy hiểm khác".

Ấn độ là nước đầu tiên bà Andrea Bruce chọn làm đối tượng cho dự án phóng sự ảnh của mình.

Một hiện trạng vệ sinh diễn ra trong thực tế tại đây là ước tính 524 triệu người Ấn Độ (gần một nửa số dân nước này) không được tiếp cận hệ thống vệ sinh an toàn. Điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khiến hơn 1 triệu trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi do mắc bệnh tiêu chảy mỗi năm.

Nữ nhiếp ảnh gia cũng nhận thấy nạn dịch ở Haiti sau khi cơn bão Matthew tàn phá đất nước này. Cơn bão đi qua không chỉ càn quét, phá hủy tài sản, con người mà nó còn mang đến một thời kỳ kinh khủng của bệnh dịch tại nơi đây.

Bà Andrea Bruce ấn tượng nhất với những người dọn vệ sinh ở đây. Vì theo bà, họ là những người anh hùng cam chịu với công việc vệ sinh cho cả một cộng đồng.


Các khu ổ chuột ở phía bắc Haiti bị bệnh tả sau trận bão Matthew và tình trạng trở nên tệ hơn do thiếu nhà vệ sinh. Ở khu dân cư này, mọi người thường đi vệ sinh ngay tại lối đi giữa hai dãy nhà. (Ảnh: Andrea Bruce)
Các khu ổ chuột ở phía bắc Haiti bị bệnh tả sau trận bão Matthew và tình trạng trở nên tệ hơn do thiếu nhà vệ sinh. Ở khu dân cư này, mọi người thường đi vệ sinh ngay tại lối đi giữa hai dãy nhà. (Ảnh: Andrea Bruce)

"Ở Haiti, các bayakou là những người được thuê để dọn dẹp nhà vệ sinh. Vì tính chất công việc, họ bị mọi người xua đuổi mặc dù họ được chính những người xung quanh thuê để dọn dẹp. Đối với khu ổ chuột, tôi cũng làm việc với một tổ chức phi chính phủ nhỏ gọi là ‘Soil in Haiti’, với hoạt động mang loại hình nhà vệ sinh khô tới cho người dân nghèo khó, rồi sau đó thu gom lại để cung cấp cho nông dân chế biến chất thải thành phân bón", nhiếp ảnh gia người Mỹ chia sẻ.

Một trong những địa điểm được nhiếp ảnh gia đặt chân đến và ghi lại trong hành trình của mình là Việt Nam - nơi mà nhà vệ sinh lộ thiên cũng phổ biến trong các hộ dân nghèo. 

Hoạt động sinh hoạt của chị Phạm Thị Lan (31 tuổi) cùng con trai (4 tuổi) tại trại nuôi cá thuộc thôn Vĩnh Xuyên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. (Ảnh: Andrea Bruce)
Hoạt động sinh hoạt của chị Phạm Thị Lan (31 tuổi) cùng con trai (4 tuổi) tại trại nuôi cá thuộc thôn Vĩnh Xuyên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. (Ảnh: Andrea Bruce)

Những bức ảnh bà Andrea Bruce chụp được trong suốt hành trình của mình là những bức ảnh chân thực và quý giá. Tuy nhiên bà cũng rất lo lắng khi đây là một chủ đề nhạy cảm đối với người xem, nhất là ở phương Tây: "Tôi không cố tạo ra các bức ảnh đẹp bắt mắt người nhìn. Những bức ảnh đó có thể nhàm chán nhưng phản ánh những sự thật, những vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu. Đó mới là vẻ đẹp thực sự của những bức ảnh tôi tạo ra”.

Các tấm ảnh này sau đó đã giành giải nhất tại hạng mục danh giá Bức ảnh xuất sắc nhất của National Geographic.

Trong làng Peepli Kheera, với 800 người mà chỉ có một nhà vệ sinh bị khóa. Tất cả mọi người đều đi vệ sinh ngoài trời, đàn ông đi trên cánh đồng ở một bên làng, phụ nữ đi phía bên còn lại. (Ảnh: Andrea Bruce)
Trong làng Peepli Kheera, với 800 người mà chỉ có một nhà vệ sinh bị khóa. Tất cả mọi người đều đi vệ sinh ngoài trời, đàn ông đi trên cánh đồng ở một bên làng, phụ nữ đi phía bên còn lại. (Ảnh: Andrea Bruce)

Sau khi bộ ảnh được xuất bản lần đầu tiên, chính phủ Ấn Độ đã đến ngôi làng và xây dựng chuỗi nhà vệ sinh công cộng. Người dân ở đây dần vơi bớt nỗi lo về vấn đề vệ sinh hàng ngày. Đây là điều rất ý nghĩa sau hành trình dài hơn 1 năm của nhiếp ảnh gia người Mỹ mang lại.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận