Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Ngỡ ngàng với phong tục nữ quyền của "Tây Lương Nữ Quốc" thời hiện đại

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-04-26 11:04

Phụ nữ trong bộ tộc Mosuo không cần kết hôn và có quyền được có quan hệ tình cảm với tất cả người con trai mà họ thích. Với họ, đàn ông không có quyền hành gì trong gia đình cả, thay vào đó họ chỉ giống như "người hiến tặng tinh trùng tự nguyện"​ mà thôi.

Bờ hồ Lugu trên dãy núi cao chạy dọc danh giới giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch nhờ vào phong cảnh thiên nhiên đẹp hoang sơ, tựa như tiên cảnh với nước biển trong vắt, cây rừng xanh mướt.

Xung quanh chiếc hồ rộng lớn này là nơi sinh sống của khoảng hơn 40.000 người Mosuo - bộ tộc duy trì chế độ mẫu hệ hiếm hoi còn lại trên thế giới.

Ngỡ ngàng với phong tục nữ quyền của Tây Lương Nữ Quốc thời hiện đại

Quang cảnh hoang sơ, hùng vĩ trên tuyến đường đi đến hồ Lugu, cảnh vật đẹp như trên thiên đường.
Quang cảnh hoang sơ, hùng vĩ trên tuyến đường đi đến hồ Lugu, cảnh vật đẹp như trên thiên đường.

Ngỡ ngàng với phong tục nữ quyền của Tây Lương Nữ Quốc thời hiện đại

Những chiếc thuyền gỗ trên mặt nước rộng lớn của hồ Lugu, tạo nên khung cảnh rất yên bình và lãng mạn. Hồ nước này có diện tích 52 km, sâu 93m và nằm cách mặt nước biển 2.685 m.
Những chiếc thuyền gỗ trên mặt nước rộng lớn của hồ Lugu, tạo nên khung cảnh rất yên bình và lãng mạn. Hồ nước này có diện tích 52 km, sâu 93m và nằm cách mặt nước biển 2.685 m.

Ngỡ ngàng với phong tục nữ quyền của Tây Lương Nữ Quốc thời hiện đại

Mosuo là một trong số ít tộc người còn dùng ngôn ngữ tượng hình.
Mosuo là một trong số ít tộc người còn dùng ngôn ngữ tượng hình.

Bộ tộc Mosuo, tộc người duy trì chế độ mẫu hệ hiếm hoi trên thế giới

Được biết đến với cái tên Vương quốc của phụ nữ, trong bộ tộc Mosuo, phụ nữ có vai trò "đầu tàu", dẫn dắt toàn bộ bộ tộc suốt hơn 2.000 năm qua. Hình ảnh người phụ nữ trong trang phục sặc sỡ, mắt chăm chú nhìn về phía trước và đôi cánh tay rắn chắc đẩy thuyền đi băng băng trên mặt hồ là hình ảnh thường thấy ở vùng đất này. Ở đây, người đàn ông không được coi trọng, còn phụ nữ mới là người chủ gia đình.

Phụ nữ quán xuyến tất cả các công việc trong nhà.
Phụ nữ quán xuyến tất cả các công việc trong nhà.

Ngỡ ngàng với phong tục nữ quyền của Tây Lương Nữ Quốc thời hiện đại

Họ cũng làm nhiều công việc nặng nhọc như chẻ củi, cho heo ăn...
Họ cũng làm nhiều công việc nặng nhọc như chẻ củi, cho heo ăn...

.
Ngoài những công việc gia đình, phụ nữ Mosuo còn dệt vải, làm quà lưu niệm để bán cho khách du lịch.
Ngoài những công việc gia đình, phụ nữ Mosuo còn dệt vải, làm quà lưu niệm để bán cho khách du lịch.

Ở đây, chỉ có phụ nữ mới có quyền sở hữu và kế thừa tài sản, ruộng đất, nuôi dạy và chăm sóc con cái. Phụ nữ cũng là người quyết định các vấn đề trọng đại, họ kiểm soát tài chính trong gia đình. Nếu trong một gia đình có nhiều phụ nữ thì người phụ nữ lớn tuổi nhất sẽ nắm giữ quyền lực cao nhất. Bà quyết định số mệnh của tất cả những người sống trong nhà. Với cái tên “bà chúa gia đình”, bà có quyền chuyển giao trách nhiệm cho thế hệ tiếp theo.

Ngỡ ngàng với phong tục nữ quyền của Tây Lương Nữ Quốc thời hiện đại

Chân dung những cụ bà quyền lực tại Mosuo.
Chân dung những cụ bà quyền lực tại Mosuo.

Khi muốn giao quyền "kế vị" cho ai đó, bà sẽ đưa cho người kế vị chìa khóa nhà kho đồng thời chính thức thông báo với mọi người về việc truyền lại quyền nắm giữ tài sản và trách nhiệm cho người mới. Được biết nhà kho là nơi chứa lương thực và các nhu yếu phẩm, việc trao chìa khoá nhà kho cho người kế nhiệm đồng nghĩa với việc trao tất cả tài sản và quyền hành trong gia đình cho họ.

"Bà chúa gia đình" sẽ giao chìa khoá nhà kho cho người bà chọn lên làm "kế vị".
"Bà chúa gia đình" sẽ giao chìa khoá nhà kho cho người bà chọn lên làm "kế vị".

Con gái Mosuo có quyền quan hệ tình cảm với nhiều người và sẵn sàng có “tình một đêm”

Các cô gái khi vào độ tuổi trưởng thành (thường là 13) sẽ có một căn phòng riêng tại nhà. Đây là nơi mà các cô có thể thoải mái đem những người con trai mà họ thích về để hẹn hò và có quyền thẳng tay từ chối nếu chàng trai đó không phù hợp với cô. Chàng trai được mời về chỉ được phép tới vào ban đêm và rời đi trước bình minh. Tất cả các mối liên lạc được giữ riêng tư và không được phép đề cập trước mặt mọi người. Cứ như vậy, đời sống công việc ban ngày và những hoạt động ban đêm là hai mảng hoàn toàn riêng rẽ.

Các cô gái có quyền dẫn người mình thích về nhà "tâm sự".
Các cô gái có quyền dẫn người mình thích về nhà "tâm sự".

Mỗi khi có sự kiện giao lưu, người Mosuo sẽ cùng nhau nhảy nhiều điệu nhảy, các cô gái sau đó sẽ chọn ra một chàng trai để kết bạn một đêm, cũng có thể là đối tượng gắn bó cả đời. Nếu như chàng trai có cảm tình với cô gái trước, anh ta sẽ chạm vào tay cô để mời nhảy cùng. Nếu cô gái cũng có tình cảm, cô sẽ chấp nhận lời mời bằng cách chạm lại vào tay chàng trai.

Họ có quyền lựa chọn bạn nhảy của mình và sẵn sàng từ chối người không lọt vào "mắt xanh".
Họ có quyền lựa chọn bạn nhảy của mình và sẵn sàng từ chối người không lọt vào "mắt xanh".

Nhảy múa là hoạt động giao lưu truyền thống giúp nam nữ gặp gỡ và kết duyên.
Nhảy múa là hoạt động giao lưu truyền thống giúp nam nữ gặp gỡ và kết duyên.

Cuộc sống ban đêm rất tập nập và đông vui. Nhiều khách du lịch cũng đến đây tham quan và tìm hiểu thêm về đời sống của người dân nơi đây.
Cuộc sống ban đêm rất tập nập và đông vui. Nhiều khách du lịch cũng đến đây tham quan và tìm hiểu thêm về đời sống của người dân nơi đây.

Nhiều người cho rằng việc có thể quan hệ tình cảm với nhiều người con trai của phụ nữ Mosuo lá khá dễ dãi và có phần "lăng nhăng". Tuy nhiên, điều này là không đúng với "chuẩn mực" của người Mosuo vì các đôi trai gái ở đây đến với nhau không phải vì tiền bạc, áp lực gia đình hay các vấn đề nào khác. Họ đơn giản chỉ vì cảm mến nhau và đến với nhau hoàn toàn vì tình yêu. Từ sau thập niên 1970, với sự giúp đỡ của chính phủ, bộ tộc Mosuo dần thay đổi. Bây giờ, chế độ một vợ một chồng dù không tồn tại nhưng nhiều phụ nữ đã có quan hệ gắn bó với một người đàn ông duy nhất.

Các đôi trai gái ở đây đến với nhau không phải vì tiền bạc, áp lực gia đình hay các vấn đề nào khác.
Các đôi trai gái ở đây đến với nhau không phải vì tiền bạc, áp lực gia đình hay các vấn đề nào khác.

Phụ nữ Mosuo không kết hôn và vai trò “vô hình” của người đàn ông trong gia đình

Bộ tộc Mosuo không có truyền thống cưới hỏi. Chính vì vậy, đối với họ không hề tồn tại định nghĩa “vợ” hoặc “chồng”. Họ gọi đó là tisese hoặc “cưới dạo”. Việc phụ nữ Mosuo không kết hôn và những đứa trẻ không có cha có thể khiến nhiều người nghĩ rằng bộ tộc này không coi trọng cuộc sống gia đình. Nhưng trên thực tế, người Mosuo coi gia đình là thứ quan trọng hơn tất cả mọi mối quan hệ khác.

Do quan điểm độc đáo này, nên người Mosuo không hề có khái niệm trọng nam khinh nữ, khái niệm  “ly hôn” hay “ly dị” hay con ngoài giá thú. Với họ, con nào cũng như nhau và chẳng ai bận tâm xem cha của đứa trẻ là ai. Hằng ngày, niềm hạnh phúc của họ là cùng nhau lao động, kiếm sống và vui chơi giải trí trong các ngày rảnh rỗi và không ai thích bàn tán về cuộc sống của người khác.

Hằng ngày, niềm hạnh phúc của họ là cùng nhau lao động, kiếm sống và vui chơi giải trí trong các ngày rảnh rỗi và không ai thích bàn tán về cuộc sống của người khác.
Hằng ngày, niềm hạnh phúc của họ là cùng nhau lao động, kiếm sống và vui chơi giải trí trong các ngày rảnh rỗi và không ai thích bàn tán về cuộc sống của người khác.

Tại bộ tộc Mosuo, đàn ông không có tiếng nói, không tham gia vào việc dạy con, cũng không được ra quyết định trong cuộc sống. Đặc biệt hơn, trong ngôn ngữ của bộ tộc Mosuo, không có từ nào mang ý nghĩa “chồng” hoặc “bố”. Những đứa trẻ sinh ra sẽ được gia đình bên ngoại chăm sóc. Các chú bên mẹ sẽ đảm nhận vai trò đàn ông trong gia đình. Còn những ông bố lại rất ít khi được gặp con.

Người đàn ông không có vai trò gì trong việc nhà lẫn việc chăm sóc con cái.
Người đàn ông không có vai trò gì trong việc nhà lẫn việc chăm sóc con cái.

Tập tục của tộc người Mosuo hiện nay có còn giữ được bản sắc cổ xưa?

Tuy nhiên, đã có sự thay đổi kể từ khi khách du lịch Trung Quốc tràn vào làng của người Mosuo từ những năm 1990. Khi đến họ làm đường, sân bay, xây khách sạn, tạo việc làm cho người Mosuo, khiến cách sống truyền thống của bộ tộc dần trở nên bị "hiện đại hoá" hơn trong nhận thức của người trẻ tuổi. Các cô gái bắt đầu kết hôn với người ngoại tộc, sống cùng chồng và con trai, thay vì chỉ ở nhà mẹ đẻ như trước.

Theo yan.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận