Tin mới
2
Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'
Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'

Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"

Lí do ổ đĩa mặc định trên máy tính luôn lấy tên là C?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-08-24 02:08

Từ xưa đến giờ, dường như "C" là tên mặc định để đặt cho phân vùng ổ cứng đầu tiên trên rất nhiều máy tính, đặc biệt là những máy cài HĐH Windows. Thậm chí, ổ "C" còn được ngầm định là nơi phải cài hệ điều hành.

Ngay từ lúc MS-DOS bắt đầu phổ biến thì việc dùng ký tự “C” để đặt tên cho ổ cứng dường như đã trở thành một luật bất thành văn. Bất kể là máy tính mới hay được các kĩ thuật viên lắp ráp đều chọn ký tự “C” để đặt cho vùng ổ đĩa. Nhưng tại sao lại có sự mặc định này?

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Nguồn gốc của việc dùng chữ cái để gọi tên ổ đĩa

Việc đặt tên các ổ trong hệ điều hành máy tính dựa trên những chữ cái là ý tưởng của IBM từ những năm 1960 khi hãng này phát triển những hệ thống máy tính đầu tiên mang tên CP-40 và CP/CMS. Ban đầu, những ký tự chữ cái được dùng để chỉ định các phân vùng ổ đĩa phụ.

Về sau, có một công ty điện tử đã sao chép ý tưởng này của IBM và thiết lập một hệ thống mang tên CP/M. Vào năm 1980, hệ điều hành CP/M này bắt đầu được sử dụng phổ biến trên hầu hết các máy tính cá nhân. Trước tình thế đó, IBM đã yêu cầu quyền sở hữu với công ty điện tử đã sao chép ý tưởngcủa họ để sử dụng những tính năng của CP/M cho dòng máy tính cá nhân mới ra mắt của IBM. Tuy nhiên, kết quả của cuộc đàm phán đã không thành công, IBM đành từ bỏ thỏa thuận về CP/M và chuyển sang sử dụng hệ điều hành thay thế mang tên 86-DOS của Microsoft.

Hệ điều hành 86 DOS của Microsoft.
Hệ điều hành 86 DOS của Microsoft.

Thời điểm này Microsoft vừa mua lại bản quyền của một phần mềm mô phỏng từ CP/M có tên 86-DOS, về sau họ cho đổi tên thành MS-DOS. Khi Bill Gates đồng ý việc hợp tác với IBM thì những chiếc máy tính mới ra đời với cái tên PC DOS, khá thân thuộc với hầu hết những người sử dụng máy tính sau này. MS-DOS là một bản mô phỏng từ CP/M nên hệ điều hành này có khá nhiều điểm tương đồng người tiền nhiệm của mình, kể cả cách thức lấy các chữ cái để chỉ định cho ổ lưu trữ cũng được MS-DOS học hỏi.

Nguyên nhân của việc dùng chữ “C”

Giao diện MS-DOS trên hệ điều hành Windows ngày nay.
Giao diện MS-DOS trên hệ điều hành Windows ngày nay.

Trong khoảng những năm 1950, những chiếc máy tính cá nhân không có nhiều không gian lưu trữ như bây giờ mà chỉ có một vài kilobyte hoặc không đi kèm với thiết bị lưu trữ do giá thành của nó còn quá đắt đỏ. Thay vào đó, người ta thường sử dụng ổ đĩa mềm, ổ đĩa mềm được đặt là ổ “A”. Trong một số hệ thống, người ta dùng tới 2 ổ đĩa mềm và tất nhiên ổ đĩa thứ 2 sẽ có tên là “B”. Tới đây, 2 chữ cái “A” và “B” đã bị chiếm giữ. Khi những chiếc máy tính IBM PC đầu tiên ra đời vào những năm 1980 sau vụ hợp tác với Microsoft thì ổ HDD (ổ đỉa cứng) mới bắt đầu xuất hiện, lúc này khi được gắn với hệ thống do 2 chữ cái “A”, “B” đã có chủ nên MS-DOS chỉ định ổ HDD thông qua chữ cái “C”.

Đĩa mềm (floppy disk)
Đĩa mềm (floppy disk)

Ngày nay, với một ít kiến thức về máy tính, bất kì ai cũng có quyền định dạng, đặt tên, chọn bất cứ ký tự mình thích cho các ổ cứng và phân vùng trên máy tính, không phải bị ràng buộc bởi luật ổ "A" là đĩa mềm, ổ "C" là ổ cài hệ điều hành và ổ "D" để lưu trữ dữ liệu.

Thế nhưng, mặc định từ thuở sơ khai ấy đã trở thành thói quen đối với hầu hết người dùng trên khắp thế giới. Vì vậy nên khi nhắc tới ổ “C”, người ta nghĩ ngay tới hệ điều hành và điều đó được duy trì cho đến ngày nay.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận