Tin mới
2
Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'
Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'

Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"

Lần đầu tiên hacker Nhật 14 tuổi bị bắt vì chế ra mã độc tống tiền

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-06-08 12:06

Sau mã độc Wannacry gây loạn người dùng mạng thế giới thì một cậu bé 14 tuổi ở Nhật đã chế mã độc tống tiền khác và ngay lập tức bị bắt.

Chính quyền Nhật Bản vừa bắt giữ một hacker 14 tuổi ở Osaka vì hành vi chế tạo và phát tán mã độc tống tiền - Ransomware tấn công máy tính của người dùng mạng nhằm tống tiền.

Đây là trường hợp bị bắt vì tạo ra mã độc tống tiền đầu tiên ở Nhật. (Ảnh minh họa)
Đây là trường hợp bị bắt vì tạo ra mã độc tống tiền đầu tiên ở Nhật. (Ảnh minh họa)

Ransomware là loại malware (phần mềm độc hại) sử dụng một hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu trên máy tính thuộc về một cá nhân. Nó có "tác dụng" là ngăn chặn người dùng truy cập và sử dụng hệ thống máy tính của họ.

Ransomware dạng này thường đưa ra các thông điệp cho nạn nhân rằng họ phải nộp một khoản tiền kha khá vào tài khoản của hacker hoặc nộp tiền chuộc là dạng Bitcoins (một loại tiền "ảo" có thể giao dịch trên mạng Internet) nếu muốn lấy lại dữ liệu, thông tin cá nhân hoặc đơn giản nhất là truy cập được vào máy tính của họ.

Một dạng của mã độc tống tiền Ransomware. Khi nó truy cập vào máy của nạn nhân, ngay lập tức nó sẽ mã hóa máy tính và thể hiện thông điệp trên màn hình rằng chủ nhân máy phải "chuộc" dữ liệu bằng cách nạp tiền vào tài khoản cho hacker. (Ảnh minh họa)
Một dạng của mã độc tống tiền Ransomware. Khi nó truy cập vào máy của nạn nhân, ngay lập tức nó sẽ mã hóa máy tính và thể hiện thông điệp trên màn hình rằng chủ nhân máy phải "chuộc" dữ liệu bằng cách nạp tiền vào tài khoản cho hacker. (Ảnh minh họa)

Cậu nhóc hacker 14 tuổi bị cảnh sát Nhật Bản bắt vì chế tạo ra virus Ransomware và phát tán mã nguồn lên Internet thông qua các trang mạng xã hội như Twitter với lời mời gọi: "Đây là mã nguồn cho mã độc Ransomware do tôi tạo ra, mọi người có thể tải về và sử dụng thoải mái". Kết quả có hơn 100 lượt tải về của những người muốn sử dụng nó để tấn công vào máy khác.

Cậu nhóc hacker 14 tuổi bị cảnh sát Nhật Bản bắt vì chế tạo ra virus Ransomware và phát tán mã nguồn lên Internet thông qua các trang mạng xã hội như Twitter với lời mời gọi: "Đây là mã nguồn cho mã độc Ransomware do tôi tạo ra, mọi người có thể tải về và sử dụng thoải mái". (Ảnh minh họa)
Cậu nhóc hacker 14 tuổi bị cảnh sát Nhật Bản bắt vì chế tạo ra virus Ransomware và phát tán mã nguồn lên Internet thông qua các trang mạng xã hội như Twitter với lời mời gọi: "Đây là mã nguồn cho mã độc Ransomware do tôi tạo ra, mọi người có thể tải về và sử dụng thoải mái". (Ảnh minh họa)

Cậu nhóc đưa ra lời biện minh rằng cậu chỉ phát tán mã này nhằm hướng dẫn cho những người dùng mạng về loại mã tống tiền này chứ không hề có ý tấn công, tư lợi cho cá nhân. Mặc dù vậy, lời biện minh này vẫn không giúp cậu thoát khỏi việc bị truy cứu trước pháp luật. Thực chất toàn bộ hành động của cậu đều đã được cảnh sát Nhật "để ý" từ tháng 1 năm nay trước khi họ quyết định bắt giữ cậu.

Cảnh sát từ chối tiết lộ danh tính của "thiên tài nguy hiểm" này nhưng cho biết cậu nhóc đã nghiên cứu về các loại mã độc này từ lúc còn rất nhỏ do tò mò. Ransomware mà cậu phát tán lần này chỉ được tạo ra trong vòng 3 ngày.

Cậu nhóc đã nghiên cứu về các loại mã độc này từ lúc còn rất nhỏ do tò mò và Ransomware cậu phát tán lần này chỉ được tạo ra trong vòng 3 ngày. (Ảnh minh họa)
Cậu nhóc đã nghiên cứu về các loại mã độc này từ lúc còn rất nhỏ do tò mò và Ransomware cậu phát tán lần này chỉ được tạo ra trong vòng 3 ngày. (Ảnh minh họa)

Cách đây chưa tới một tháng, mã độc tống tiền WannaCry cũng đã khiến nhiều người "muốn khóc" vì nó đã làm "tê liệt" hơn 3000 máy tính trên toàn thế giới chỉ trong vòng 72 giờ. Điều đó cũng cho thấy sức "tàn phá" kinh hoàng của các loại mã độc như thế này. 

Mặc dù cũng xuất hiện từ khoảng thời gian trước nhưng gần đây Ransomware mới bắt đầu "tung hoành" trở lại và đe dọa đến sự an toàn dữ liệu thông tin của các doanh nghiệp và cá nhân dùng mạng trên toàn thế giới.

Người dùng mạng được cảnh báo phải cân nhắc kĩ trước khi truy cập bất kì một trang web hoặc phần mềm lạ nào bởi nguy cơ luôn tiềm ẩn trong đó. Hãy là một người mạng thông minh để không tiếp tay cho những kẻ hacker thông minh nhưng nguy hiểm!

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận