Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Kinh hoàng 12 tập tục hành hạ cơ thể ghê rợn nhất thế giới

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2017-03-15 06:03

Chúng ta đều biết rằng mỗi dân tộc đều có những nghi thức tập tục đặc trưng cho văn hóa của mình. Tuy nhiên, 15 tập tục dưới đây sẽ khiến bạn rùng mình ghê sợ bởi mức độ tàn bạo của nó.

Có thể nói, xã hội loài người đã đạt đến trình độ phát triển vượt bậc, cuộc sống của con người nhờ đó cũng thêm văn minh tiến bộ hơn. Cùng với sự phát triển đó, những hủ tục lạc hậu cũng dần dần được xóa bỏ. Tuy nhiên, đâu đó trên thế giới này vẫn tồn tại những góc khuất mà ánh sáng của nền văn minh thế kỷ 21 vẫn chưa chạm tới được. Ở đó, các bộ lạc vẫn ngày đêm thi hành những tập tục ghê rợn hành hạ thân xác con người. Dưới đây là 15 tập tục khủng khiếp nhất hiện vẫn còn tồn tại cho tới ngày hôm nay.

1. Phuket Vegetarian Festival

Phuket Vegetarian Festival hay Lễ hội của người ăn chay được tổ chức vào tháng 10 thường niên tại Phuket, Thái Lan. Lễ hội thường kéo dài 9 ngày và là dịp để người dân đổ xuống đường cầu nguyện và diễu hành khổ hạnh.

Sẽ không có gì đáng nói nếu lễ hội chỉ bao gồm những hoạt động thông thường này. Tuy nhiên, những người tham dự sẽ phải thể hiện lòng sùng kính của mình thông qua hình thức “bấm khuyên” trên mặt bằng những vật dụng vô cùng khủng khiếp.

Một chàng trai đã xuyên hàng chục que xiên để tỏ lòng sùng bái của mình trong mùa lễ hội năm 2012.
Một chàng trai đã xuyên hàng chục que xiên để tỏ lòng sùng bái của mình trong mùa lễ hội năm 2012.

2. Bó chân

Với quan niệm một bàn chân nhỏ thể hiện cho sự quyền quý và là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, rất nhiều người đã phải chịu đau đớn bó chặt đôi bàn chân của mình trong các lớp vải để sở hữu “gót huệ” hay “gót hoa” – danh xưng mĩ miều của những bàn chân bé xíu.

Người phụ nữ với "gót huệ" duy nhất còn sống trên thế giới.
Người phụ nữ với "gót huệ" duy nhất còn sống trên thế giới.

Quá trình này sẽ được bắt đầu khi bé gái được 2-5 tuổi, khi đó khung xương còn mềm và chưa hoàn thiện. Những người mẹ hoặc bà sẽ dùng vải bó chặt bàn chân con gái hoặc cháu gái của mình lại cho tới khi bàn chân vào khuôn cố định. Để giảm đau đớn, việc bó chân thường được thực hiện vào đầu mùa đông khi chân trẻ bị tê lạnh vì giá rét. Tập tục này được hình thành từ thế kỷ 10 và đã bị xóa xổ vĩnh viễn vào năm 1911.

3. Đeo đĩa vào môi

Nữ giới bộ tộc Mursi có tập tục đeo đĩa ở môi và đội sừng bò trên đầu để thể hiện cho sự trưởng thành hay dấu hiệu cho thấy người phụ nữ ấy đã sẵn sàng cho việc sinh đẻ. Ngoài ra, những chiếc đĩa trên môi còn thể hiện sự thu hút của người phụ nữ và giúp họ nhận được nhiều của hồi môn hơn. Chiếc đĩa đeo trên môi càng to, các cô gái càng được nhà chồng đánh giá cao. Vì vậy, các cô gái của tộc đeo đĩa thường tăng dần kích cỡ các đĩa bằng đất sét hoặc gỗ để sở hữu chiếc đĩa to nhất có thể.

Đeo đĩa ở môi thể hiện cho sự trưởng thành của người phụ nữ.
Đeo đĩa ở môi thể hiện cho sự trưởng thành của người phụ nữ.

Ngoài ra nó còn giúp ích trong việc nhận của hồi môn khi về nhà chồng.
Ngoài ra nó còn giúp ích trong việc nhận của hồi môn khi về nhà chồng.

Người phụ nữ này đang chuẩn bị cho việc đeo đĩa ở môi.
Người phụ nữ này đang chuẩn bị cho việc đeo đĩa ở môi.

4. Đục lỗ ở môi

Gần giống như tập tục đeo đĩa ở môi, việc đục lỗ ở môi rồi nhét những vật tròn dẹt vào là một trong những tập tục cổ xưa và ghê rợn nhất còn tồn tại cho tới ngày hôm nay. Tập tục này xuất hiện ở Ethiopia và Sudan từ năm 8700 trước Công nguyên, ở Mesoamerica từ năm 1500 trước Công nguyên và vùng ven biển Ecuador từ năm 500 trước Công nguyên. Dù nghi thức này rất đau đớn và khủng khiếp nhưng vẫn còn nhiều bộ tộc ở châu Phi và Amazone thực hiện nó đến tận bây giờ.

Tập tục đeo đĩa ở môi được cho là tập tục lâu đời nhất còn sót lại cho tới ngày nay.
Tập tục đeo đĩa ở môi được cho là tập tục lâu đời nhất còn sót lại cho tới ngày nay.

5. Đeo vòng đồng trên cổ

Những người phụ nữ ở Kayan Lahwi (Myanmar) bắt đầu đeo vòng đồng chồng lên nhau từ khi lên 5 tuổi, nhờ đó mà họ có những chiếc cổ dài nổi tiếng thế giới. Có thể bạn không tin nhưng một người phụ nữ có thể đeo đến 25 chiếc vòng đồng đấy.

Nhờ đeo vòng đồng từ khi còn nhỏ, những người phụ nữ ở Kayan Lahwi sở hữu những cái cổ dài nhất thế giới..
Nhờ đeo vòng đồng từ khi còn nhỏ, những người phụ nữ ở Kayan Lahwi sở hữu những cái cổ dài nhất thế giới..

6. Mài nhọn răng

Tập tục mài nhọn răng được tìm thấy  ở các dân tộc thiểu số trên khắp thế giới như Bagobo ở Mindâno, Phillipines và bộ tộc Pygmy ở khu bảo tồn Dzanga-sangha (Cộng hòa Trung Phi). Theo các tài liệu khảo cổ học, người Maya cũng thực hiện tập tục mài nhọn răng.

Ảnh chụp một người phụ nữ dân tộc Bagobo ở Mindanao, Philippines đã mài nhọn răng của mình vào năm 1910.
Ảnh chụp một người phụ nữ dân tộc Bagobo ở Mindanao, Philippines đã mài nhọn răng của mình vào năm 1910.

Tập tục này được thực hiện nhằm thể hiện cho sự trưởng thành hay cấp bậc xã hội của người phụ nữ. Đa số, những người phụ nữ dân tộc sẽ mài nhọn răng cửa, còn lại một số ít mài cả hàm răng.

Tập mài nhọn răng cũng được tìm thấy ở bộ tộc Pygmy (Cộng Hòa Trung Phi).
Tập mài nhọn răng cũng được tìm thấy ở bộ tộc Pygmy (Cộng Hòa Trung Phi).

7. Đục lỗ tròn bên hai cánh mũi

Người phụ nữ với hai lỗ tròn bên hai cánh mũi
Người phụ nữ với hai lỗ tròn bên hai cánh mũi

Tập tục khủng khiếp này thường được phụ nữ bộ tộc Apatani sống tại thung lũng Ziro, bang Arunachal Pradesh, Đông Bắc Ấn Độ duy trì để bảo vệ bản thân khỏi tà ma và tránh khỏi bị bắt cóc và tấn công. Khi đến tuổi, phụ nữ của bộ tộc này phải đục hai lỗ tròn bên cánh mũi và nhét đồ vật có hình tròn dẹt vào. Chỉ nhìn thôi cũng đủ biết tập tục này đau đớn ra sao.

8. Xuyên que nhọn qua lưỡi

Tại Kerala, Ấn Độ, người phụ nữ được trao danh hiệu “nữ thần” trong Lễ hội Pooram phải xuyên que nhọn qua lưỡi của mình trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ.

Nữ thần trong quan niệm của người Ấn Độ
Nữ thần trong quan niệm của người Ấn Độ

9. Đánh nhau giữa các làng

Bộ tộc Konyak Naga là nơi sản sinh ra những chiến binh khét tiếng tàn bạo tại bang Nagaland miền Đông Bắc Ấn Độ. Những người trong bộ tộc này nổi tiếng hung dữ và thường xuyên đánh nhau giữa các làng để giành đất đai và khẳng định sức mạnh. Những cuộc chiến này thường kéo dài và đẫm máu, vì vậy đã bị cấm vào những năm 1940.

Những người trong bộ tộc Konyak Naga sinh ra với tính hiếu chiến bẩm sinh.
Những người trong bộ tộc Konyak Naga sinh ra với tính hiếu chiến bẩm sinh.

10. Chặt ngón tay

Bộ tộc Dani thuộc vùng đảo New Guinea, Indonesia được xem như là bộ tộc đồ đá còn tồn tại trong thế kỷ 21. Bộ tộc này tới nay vẫn giữ được những nghi thức cổ xưa và chặt đốt ngón tay là một trong số đó. Nghi thức đau đớn này được thực hiện khi trong gia đình có người mất đi. Khi đó, người phụ nữ phải chặt đi một hoặc hai đốt ngón tay để thể hiện sự ra đi của người thân thích không chỉ có sự đau đớn về mặt tinh thần mà còn là sự mất mát về mặt thể xác.

Những người phụ nữ trong bộ tộc Dani phải chặt đốt ngón tay để thể hiện sự mất mát khi người thân trong gia đình qua đời.
Những người phụ nữ trong bộ tộc Dani phải chặt đốt ngón tay để thể hiện sự mất mát khi người thân trong gia đình qua đời.

11. Rạch trán

Như một nghi thức đánh dấu sự trưởng thành và lòng gan dạ, các cậu bé ở bộ tộc Dinka phải trải qua một trải nghiệm cực kỳ đau đớn ngay khi còn nhỏ. Người chủ trì nghi lễ sẽ dùng một con dao đã hơ qua lửa rạch những đường nhỏ trên trán của các cậu bé này. Nghi lễ không chỉ là niềm tự hào của riêng các cậu bé mà còn là danh dự của cả gia đình, vì vậy để tránh làm mất mặt cả nhà, chúng không được bật khóc hay la hét trong suốt thời gian chịu nghi lễ dù phải chịu đau đớn tột bậc.

Nghi thức rạch trán được thực hiện để đánh dấu sự trưởng thành của các bé trai.
Nghi thức rạch trán được thực hiện để đánh dấu sự trưởng thành của các bé trai.

Nghi lễ này rất phổ biến tại bộ tộc Dinka tại Nam Sudan bất chấp sự nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Những vết thương do dao rạch ra thường không được chữa trị, do đó trở thành những vết sẹo vĩnh viễn.

12. Rạch cánh tay

Nếu như các cậu bé của tộc Dinka phải chịu rạch trán thì phụ nữ ở các bộ tộc dọc con sông Omo của Ethiopia lại phải chịu đau đớn khi dùng dao rạch những đường nhỏ trên cánh tay của mình. Các vết thương này sau đó sẽ sưng phồng lên và trở thành các vết sẹo chi chít hai bên cánh tay của họ.

Những vết sẹo trên cánh tay người phụ nữ này được cho là vẻ đẹp ở các bộ tộc sinh sống dọc theo con sông Omo - Ethiopia.
Những vết sẹo trên cánh tay người phụ nữ này được cho là vẻ đẹp ở các bộ tộc sinh sống dọc theo con sông Omo - Ethiopia.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận