Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Ước mơ giản dị của những phụ nữ cổ dài

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-07-08 08:07

Trong cả cuộc đời, họ chỉ được phép gỡ ra duy nhất có 3 lần: ngày kết hôn, ngày sinh con, và cuối cùng là ngày qua đời, còn lại tất cả đều phải đeo.

Không ít người đã từng nghe qua bộ tộc người cổ dài ở Thái Lan, nhưng bạn đã bao giờ hiểu những cảm giác đọa đày của họ trong từng đường xoắn vòng quanh cổ?

Tộc người cổ dài sống ở phía bắc Thái Lan. (Ảnh: Internet)
Tộc người cổ dài sống ở phía bắc Thái Lan. (Ảnh: Internet)

Đối với những người phụ nữ bình thường, vòng cổ, dây chuyền là một trong những món đồ trang sức, một quà tặng hoàn hảo mà ai cũng ao ước được sở hữu. Thế nhưng đối với dân tộc Cổ dài ở vùng ngoại ô phía bắc của Chiang Mai, Thái Lan, vòng cổ là một nhà ngục mà họ phải lầm lũi trong đấy suốt một đời người. Thực tế, những chiếc vòng này khiến cho cuộc sống vô cùng khó khăn như mùa nóng phải hạ nhiệt cho vòng đồng, khi tắm, mặc quần áo,... Chưa kể, họ còn phải trở thành thú mua vui, chịu nhiều ánh mắt soi mói của khách du lịch từ khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng.

Rơi nước mắt trước ước mơ giản dị của những phụ nữ cổ dài

Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn. (Ảnh: Internet)
Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn. (Ảnh: Internet)

Phong tục đeo vòng đồng 

Có rất nhiều giả thuyết về lí do vì sao họ đeo vòng đồng. Đầu tiên, tổ tiên của họ từ rất sớm đã đeo vòng cổ để tránh bị bắt làm nô lệ hay bị hổ vồ. Ngoài ra, sử dụng trang phục cùng với cổ dài này là vì tổ tộc thờ rồng cổ dài. Nghi thức đeo vòng cổ này được bắt đầu từ khi bé gái mới lên 5. Thậm chí, thầy cúng còn phải xem quẻ để quyết định ngày giờ thực hiện nghi thức. Người ta sẽ bôi một chất dầu quanh cổ bé. xoa bóp trong nhiều giờ liền trước khi đeo vòng. Để tránh bị đau, người ta lót vài miếng vải mềm quanh cổ và lấy đi sau một thời gian.

Từ lúc lên 5, những bé gái phải đeo những vòng cổ như thế này. (Ảnh: Internet)
Từ lúc lên 5, những bé gái phải đeo những vòng cổ như thế này. (Ảnh: Internet)

Cứ sau hai năm người ta lại đeo tiếp một vòng và cứ thế đến khi cô gái bước vào tuổi lấy chồng (25 tuổi). Tuy nhiên, cân nặng của chiếc vòng không hề nhẹ với trọng lượng tối đa là 10kg. Trong cả cuộc đời, họ chỉ được phép gỡ ra duy nhất có 3 lần: ngày kết hôn, ngày sinh con, và cuối cùng là ngày qua đời, còn lại tất cả đều phải đeo.

Rơi nước mắt trước ước mơ giản dị của những phụ nữ cổ dài

Những vòng cổ này đã đem không ít phiền toán cho người phụ nữ nơi đây. (Ảnh: Internet)
Những vòng cổ này đã đem không ít phiền toán cho người phụ nữ nơi đây. (Ảnh: Internet)

Chiếc vòng được tháo bỏ lần đầu tiên

Lần đầu tiên những người phụ nữ dân tộc Kayan được gỡ vòng là vào ngày kết hôn. Lễ kết hôn luôn là giây phút trọng đại nhất, khẳng định sự trưởng thành của một người con gái. Với người phụ nữ bình thường, vòng cổ, nhẫn cưới là những món đồ trang sức không thể thiếu trong đại lễ này. Các cô dâu sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng khi được đeo những trang sức hồi môn mà bố mẹ trao tặng trước khi bước về nhà chồng.

Riêng với người Kayan thì niềm vui đó còn được nhân lên gấp bội, bởi đó là lần đầu tiên họ được trở lại với chiếc cổ tự nhiên, không có gông cùm nào kèm cặp. Có rất nhiều người đã không thể kiềm được nước mắt khi lần đầu tiên được cởi vòng ra, trong mắt họ đã long lanh những hi vọng vào những lần tháo vòng tiếp theo để có thể sống như một cô gái bình thường.

Vào ngày cưới, vòng thường sẽ được đeo lên cổ cô dâu. Thế nhưng, đó là ngày người phụ nữ Kenya được "giải phóng", sống như một người phụ nữ bình thường. (Ảnh: Internet)
Vào ngày cưới, vòng thường sẽ được đeo lên cổ cô dâu. Thế nhưng, đó là ngày người phụ nữ Kenya được "giải phóng", sống như một người phụ nữ bình thường. (Ảnh: Internet)

Sinh con và được hưởng ân huệ

Sự mong mỏi vào lần tự do tiếp theo của chiếc cổ cũng đã tới - ngày lâm bồn - chính là khoảnh khắc kì diệu mà người phụ nữ của bộ tộc này được ân quyền tự do không vòng cổ trong thời hạn 1 ngày. Tuy nhiên, cảm xúc họ không còn như lần đầu mà thậm chí có phần hơi não nề vì họ nhận ra rằng đây là lần tháo vòng mà họ còn có thể tận hưởng sự thoải mái khi còn đang xuân sắc.

Tuổi thọ của bộ tộc này ngày cảng giảm dân do phải đeo những vòng bằng đồng. (Ảnh: Internet)
Tuổi thọ của bộ tộc này ngày cảng giảm dân do phải đeo những vòng bằng đồng. (Ảnh: Internet)

Giải thoát khỏi gông cùm khi lìa đời

Mặc dù không cảm nhận được những cảm giác tuyệt vời khi từng đường vòng được gỡ ra khỏi cổ, nhưng ít nhất, những người phụ nữ cũng đã được tự do vào giờ phút nhắm mắt xuôi tay. Cuối cùng, sau kiếp người đày đọa thì họ cũng được ra đi với chiếc cổ nhẹ nhàng.

Hiện tại, dân số của tộc người cổ dài này càng ngày càng giảm. Không biết rằng tập tục này có thể duy trì được trong bao lâu, chỉ mong họ có thể trở lại cuộc sống trước đây, sinh sống tự do, khỏe mạnh.

Họ phải đeo những cái vòng bằng đồng này cho tới cuối đời. (Ảnh: Internet)
Họ phải đeo những cái vòng bằng đồng này cho tới cuối đời. (Ảnh: Internet)

Sinh sống trên đất Thái trong nhiều năm, nhưng bộ tộc cổ dài Karen vẫn giữ vẹn nguyên bản sắc và chế độ mẫu hệ qua bao đời. Tuy nhiên, nhiều nguồn ý kiến cho rằng không thề nào vì bảo vệ những tục lệ này mà đày đoạ con người phải sống một cách khổ sở, chưa kể là chịu đựng ánh mắt soi xét của khách tham quan. Nhiều nhà bảo vệ quyền lợi của phụ nữ đã lên tiếng và đề nghị chính quyền nên có những biện pháp can thiệp để giúp cho đời sống của những người phụ nữ ở bộ tộc này có thể sống và mơ ước như một người phụ nữ bình thường.

Theo thegioitre.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận