Tin mới
5
Dòng người nhích từng bước ở chợ Viềng
Dòng người ùn ùn đổ về chợ Viềng ở Nam Định lúc nửa đêm để mua bán, lễ lạt cầu tài lộc trong năm mới khiến mọi ngả đường dẫn vào khu vực này đều tắc kín.
Ảnh
​Chào năm mới 2024
Biển người đổ về các khu vực trung tâm ở Hà Nội, Huế, TP HCM, Cần Thơ... đón thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, với mong ước đất nước ngày càng hưng thịnh.

sunwin | sunwin

Tết Trung Thu của các nước láng giềng có gì khác so với Việt Nam?

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-09-14 12:09

Tết Trung Thu của Việt Nam và các nước bạn láng giềng có gì giống và khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu để biết thêm về những nét đặc sắc trong văn hóa của mỗi nước nhé.

Dù là ở Việt Nam hay tại các nước châu Á thì Tết Trung Thu vẫn luôn được xem là dịp đoàn viên của gia đình, tuy nhiên mỗi nước lại có cách trang trí mâm cỗ và thưởng trăng khác nhau, đồng thời cũng có thêm các phong tục rất đặc biệt. Hãy cùng dạo quanh một vòng châu Á để tìm hiểu văn hóa đón trăng của những "người hàng xóm" nhé.

Hàn Quốc

Ở quê hương của làn sóng Kpop, Tết Trung Thu thường được gọi là Tết Chuseok - một trong những ngày lễ lớn nhất của người Hàn Quốc. Trong ngày lễ này, dù bận rộn công việc đến đâu, những người trong cùng một gia đình luôn cố gắng sắp xếp thời gian để về đoàn tụ bên ông bà, bố mẹ. Họ sẽ mặc trang phục Hanbok truyền thống và cùng nhau ăn bánh Songpyeon. Trong trường hợp bố mẹ đã qua đời, người Hàn sẽ chuẩn bị những mâm cúng thịnh soạn để tưởng nhớ về các bậc "tiền nhân" ở bên kia thế giới.

Người Hàn thường mặc Hanbok...
Người Hàn thường mặc Hanbok...

...và ăn bánh Songpyeon vào đêm Trung Thu.
...và ăn bánh Songpyeon vào đêm Trung Thu.

Họ cũng thường chuẩn bị mâm cúng để tưởng nhớ tổ tiên trong ngày tết lớn này.
Họ cũng thường chuẩn bị mâm cúng để tưởng nhớ tổ tiên trong ngày tết lớn này.

Nhật Bản

Khác với Hàn Quốc, người Nhật Bản thường không sum họp ở nhà mà hay đi đến những khu đền, chùa để tham dự lễ hội Trung Thu vì đây được coi như là ngày Tết ngắm trăng ở xứ sở hoa anh đào. Bên cạnh đó, họ sẽ ăn bánh Mochi giã tay – món bánh truyền thống của Nhật Bản trong ngày rằm tháng Tám thay vì ăn bánh Trung Thu như ở nhiều nước.

Tết Trung Thu của các nước láng giềng có gì khác so với Việt Nam?

Thay vì ở nhà, người dân Nhật Bản đến các chùa để ngắm trăng và thả lồng đèn trên sông.
Thay vì ở nhà, người dân Nhật Bản đến các chùa để ngắm trăng và thả lồng đèn trên sông.

Người Nhật Bản thường ăn bánh mochi giã tay truyền thống.
Người Nhật Bản thường ăn bánh mochi giã tay truyền thống.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, Tết Trung Thu được coi là ngày tết của sự đoàn viên, sum họp gia đình. Chính vì thế, những người con xa nhà thường cố gắng trở về nhà đoàn tụ để ăn bữa cơm gia đình. Sau bữa ăn, các thành viên trong gia đình sẽ tụ họp dưới ánh đèn lồng – biểu tượng không thể thiếu của Tết Trung Thu ở Trung Quốc và cùng nhau thưởng thức chiếc bánh thơm lừng dưới ánh trăng tròn.

Tết Trung Thu của các nước láng giềng có gì khác so với Việt Nam?

Tết Trung Thu của Trung Quốc rất chú trọng vào việc trang trí hoa đăng và lồng đèn đặc sắc.
Tết Trung Thu của Trung Quốc rất chú trọng vào việc trang trí hoa đăng và lồng đèn đặc sắc.

Người Trung Quốc thường ăn bánh Trung Thu vào ngày rằm tháng 8.
Người Trung Quốc thường ăn bánh Trung Thu vào ngày rằm tháng 8.

Việt Nam

Trung Thu ở Việt Nam lại được coi là ngày Tết của thiếu nhi với các hoạt động như rước đèn, phá cỗ, múa lân múa rồng. Hình ảnh chị Hằng chú Cuội cũng được xem là người bạn thân thiết của các em nhỏ trong ngày tết đặc biệt này.

Thông thường, người lớn ở nhà không tham gia rước đèn nhộn nhịp mà thay vào đó, họ lo coi sóc việc cúng kiếng. Món ăn truyền thống luôn được yêu thích trong đêm hội trăng rằm là các loại bánh nướng, bánh dẻo và các loại trái cây mùa thu như bưởi, chuối, cam, quít.

Rước đèn...
Rước đèn...

...múa lân là những hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu Việt Nam.
...múa lân là những hoạt động phổ biến trong tết Trung Thu Việt Nam.

Tết Trung Thu của các nước láng giềng có gì khác so với Việt Nam?

Bánh nướng, bánh dẻo là hai loại bánh phổ biến được ăn trong đêm Trung Thu.
Bánh nướng, bánh dẻo là hai loại bánh phổ biến được ăn trong đêm Trung Thu.

Thái Lan

Khác xa so với nhiều quốc gia trong khu vực, người dân xứ Chùa Vàng quan niệm Trung Thu là “Tết cầu trăng”. Họ thường tụ họp lại trong bộ trang phục truyền thống và cùng nhau thả những chiếc đèn "khổng minh" bay lên trời cao mang theo những điều ước tốt đẹp. Bên cạnh đó, trong mâm cúng của người Thái trong đêm Trung Thu không thể thiếu quả bưởi – loại trái cây tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên.

Người Thái Lan gửi lời ước nguyện trong những chiếc đèn lồng.
Người Thái Lan gửi lời ước nguyện trong những chiếc đèn lồng.

Tết Trung Thu của các nước láng giềng có gì khác so với Việt Nam?

Tết Trung Thu của người Thái luôn có quả bưởi - loại quả tượng trung cho sự đoàn viên.
Tết Trung Thu của người Thái luôn có quả bưởi - loại quả tượng trung cho sự đoàn viên.

Theo thethaovanhoa.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận