Tin mới
2
Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'
Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'

Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"

Sống trong môi trường trong lành là một quyền con người quan trọng

Đăng bởi Thế Giới Sao | 2023-08-12 06:08

Ngày nay, sống trong môi trường trong lành là một quyền con người quan trọng. Có thể nói, quyền con người chứa đựng các giá trị chung được cả thế giới ghi nhận và bảo vệ, nó là quyền tự nhiên và mang tính lịch sử.

​Ngày nay, sống trong môi trường trong lành là một quyền con người quan trọng. Có thể nói, quyền con người chứa đựng các giá trị chung được cả thế giới ghi nhận và bảo vệ, nó là quyền tự nhiên và mang tính lịch sử.

Theo nghĩa rộng, "môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”.

Dưới góc độ pháp lý, môi trường tự nhiên được hiểu bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. (khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020).

Còn theo chúng tôi, môi trường trong lành là môi trường sạch đẹp, thuần khiết, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, không có ô nhiễm, suy thoái môi trường, trong môi trường đó con người và sinh vật sống thoải mái, sống khỏe mạnh, sống hữu ích và sống hài hòa với thiên nhiên.

Sống trong môi trường trong lành là một quyền con người quan trọng

Ảnh minh hoạ. ITN

Ngày nay, sống trong môi trường trong lành là một quyền con người quan trọng. Có thể nói, quyền con người chứa đựng các giá trị chung được cả thế giới ghi nhận và bảo vệ, nó là quyền tự nhiên và mang tính lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội các giá trị của quyền con người ngày càng được mở rộng và bảo vệ, ban đầu quyền con người gồm những quyền cơ bản như quyền được sống, quyền được tự do,… sau đó nhiều quyền quan trọng khác cũng được coi là giá trị chung của nhân loại (quyền con người), trong đó có quyền được sống trong môi trường trong lành.

Dưới góc độ ngữ nghĩa, "quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” . Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc thì"quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” .

Từ những dẫn giải trên, chúng tôi cho rằng quyền được sống trong môi trường trong lành là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được sống trong môi trường sạch đẹp, thuần khiết, chất lượng với hệ sinh thái cân bằng, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường; không có ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và hoạt động bình thường của con người được pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo vệ.

Quyền được sống trong môi trường trong lành được đặt ra khi sự đe dọa về quyền được sống cơ bản đã được bảo vệ bởi các thể chế dân chủ pháp quyền , nhưng sự tồn tại của con người lại bị đe dọa, hủy hoại do tác động tiêu cực từ môi trường tự nhiên mà nguyên nhân chủ yếu do chính con người gây ra . Sự tác động thái quá của con người vào tự nhiên đã phá vỡ tính thống nhất của môi trường, của hệ sinh thái làm cạn kiệt tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng gây ra những thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, đời sống của con người cũng như sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của các quốc gia.

Ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là cơ chế bảo vệ quyền. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành bao gồm thể chế và thiết chế nhằm đảm bảo thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.

Thể chế pháp lý về bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành là tổng hợp những quan điểm, những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia nhằm bảo đảm, bảo vệ những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được sống trong môi trường sạch đẹp, thuần khiết, chất lượng với hệ sinh thái cân bằng, không có ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và hoạt động bình thường của con người. Có thể phân thể chế bảo vệ quyền con người nói chung, quyền được sống trong môi trường nói riêng thành 3 cấp độ: thể chế pháp lý quốc tế, thể chế pháp lý khu vực và thể chế pháp lý quốc gia.

Ở bình diện quốc tế, quyền được sống trong môi trường trong lành đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện, công ước quốc tế, như: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ năm 1962 về Sự phát triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên, Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội năm 1966, Tuyên bố Xtốc khôm về môi trường con người năm 1972, Tuyên bố Rio d’Janeiro về môi trường và phát triển (1992), Tuyên bố Johannesburg năm 2002 về phát triển bền vững và Hội nghị về Chống Biến đổi khí hậu (2009) tại Copenhagen, Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu 2015, Hiệp ước khí hậu Glasgow tại Anh năm 2021…

Trong đó, Tuyên bố Liên Hợp quốc về môi trường con người năm 1972 lần đầu tiên chỉ rõ: "con người có quyền cơ bản được sống trong một môi trường chất lượng, cho phép cuộc sống có phẩm giá và phúc lợi mà con người có trách nhiệm long trọng bảo vệ, cải thiện cho thế hệ hôm nay và mai sau” .

Để bảo vệ môi trường Công ước quy định các quốc gia: cần phải giao nhiệm vụ quy hoạch, quản lý hay kiểm soát các nguồn tài nguyên môi trường của các nước cho các cơ quan quốc gia thích hợp nhằm làm cho chất lượng môi trường tốt đẹp hơn.

Tuyên bố Rio de Janeiro cũng tiếp tục khẳng định:"Con người là trung tâm của các mối quan tâm về sự phát triển lâu dài. Con người có quyền được hưởng một cuộc sống hữu ích, lành mạnh và hài hoà với thiên nhiên ”. Qua đó chúng ta thấy sống trong môi trường trong lành được coi là quyền con người chính thức được ghi nhận trong Tuyên bố Xtốckhom về môi trường con người năm 1972 và được củng cố, phát triển trong các văn kiện quốc tế sau này và tiếp tục củng cố phát triển đến nay.

Ở nước ta trước khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế còn phát triển chậm tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ… Thậm chí thời kỳ này sự phát thải từ các nhà máy, xí nghiệp còn đi vào tác phẩm văn, thơ, báo chí như một biểu tượng mạnh mẽ cho sự phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Sau khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa tháng 12 năm 1986, Việt Nam đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (tức là sản xuất nhiều hàng loạt, trước đây mỗi gia đình chỉ nuôi vài con gà, con lợn thì nay mở rộng nuôi đến hàng nghìn, hàng vạn con trong các trang trại, hay trước kia chỉ có nhà máy, xí nghiệp của nhà nước thì nay các nhà máy xí nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế được thành lập và phát triển).

Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch đã dẫn tới môi trường nước, đất đai, không khí nhiều khu vực ở nước ta bị ô nhiễm nặng nề. Điều này cũng dễ hiểu bởi việc bảo đảm tăng trưởng liên tục ở mức cao mà không tàn phá môi trường là một bài toán không dễ. Hơn nữa, sức ép phải tăng trưởng có thể buộc chúng ta phải đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cắt giảm hoặc trì hoãn những khoản đầu tư không thể thiếu cho môi trường. Xu thế này tác động xấu đến quyền được sống trong môi trường trong lành của nhân dân.

Vậy, pháp luật về bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Bối cảnh mới tác động đến hiệu quả bảo vệ môi trường, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành ở Việt Nam thời gian tới ra sao? Mời bạn đọc theo dõi ở những bài viết tiếp theo.

TS. BÙI ĐỨC HIỂN
Viện Nhà nước và Pháp luật

 

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...

Tags:


Viết bình luận