Tin mới
2
Việt Nam chuẩn bị phóng vệ tinh mới
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo Cục Tần số Vô tuyến điện và VNPT sớm trình phương án phóng vệ tinh mới thay thế vệ tinh VINASAT-1 đã hết hạn sử dụng
5
Tiềm năng tỷ USD của 'bạn gái AI'
Các ứng dụng bạn gái, bạn trai ảo bằng AI được dự đoán mang về hàng tỷ USD nhờ "đem đến sự thoải mái cho người dùng vào cuối ngày"
Ảnh
iPhone 4 từng bị chê cười khi chưa ra mắt
Khi những hình ảnh đầu tiên của iPhone 4 được tiết lộ đầu năm 2010, nhiều người khẳng định đó không phải thiết kế chính thức của sản phẩm vì quá xấu.

sunwin | sunwin

Việt Nam chuẩn bị phóng vệ tinh mới

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo Cục Tần số Vô tuyến điện và VNPT sớm trình phương án phóng vệ tinh mới thay thế vệ tinh VINASAT-1 đã hết hạn sử dụng

Máy móc đã thống trị trò chơi

Đăng bởi Tôi Là Sao | 2016-03-14 10:03

AlphaGo đánh bại Lee Se-dol không chỉ là câu chuyện của cờ vây, mà còn thể hiện tương lai của trí tuệ nhân tạo.

“Đó không phải là nước đi của con người. Tôi chưa từng thấy một kỳ thủ nào thi triển nước cờ này. Thật đẹp đẽ”, Fan Hui - một kỳ thủ chuyên nghiệp đã thốt lên như thế sau khi AlphaGo - cỗ máy trí tuệ nhân tạo của Google tung ra nước cờ quyết định cục diện trận đấu với kỳ thủ cửu đẳng Lee Se-dol hôm thứ 7.

Với nhiều kỳ thủ chuyên nghiệp, nước cờ này gần như là không tưởng, bởi nó không nằm trong bất kỳ ghi chép kỳ phổ nào, và cũng vượt quá sức tính toán của con người. Tuy vậy, Fan Hui - người đã theo sát AlphaGo từ tháng 10 năm ngoái - không hề bất ngờ. Sau thất bại trước AlphaGo, Fan Hui đã trở thành cố vấn đặc biệt cho cỗ máy này, và chứng kiến nó đánh bại hàng loạt người chơi với những nước cờ “không người thường nào có thể nghĩ ra”.

Máy móc đã thống trị trò chơi
Fan Hui - kỳ thủ chuyên nghiệp đầu tiên thất bại trước AlphaGo. Ảnh: Geordie Wood.

Sự kiện này khiến giới công nghệ và cả làng cờ vây kinh ngạc. Kỳ thủ cửu đẳng là những nhân vật “đức cao vọng trọng” trong giới cờ vây, bởi con đường đạt được mốc này không hề dễ dàng. Lee Se-dol trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp vào năm 1995, khi ông mới 12 tuổi. Phải mất 8 năm ròng rã, ông mới lên được cửu đẳng vào năm 2003. Thậm chí con số này cũng đã được xem là kỷ lục. Một thống kê từ Quora cho thấy, nhiều kỳ thủ phải mất hơn 20 năm luyện tập vất vả để đứng vào hàng ngũ này.

Phiên bản AlphaGo đánh bại kỳ thủ này dùng 1.920 CPU và 280 GPU, chỉ mới được phát triển chưa đến một năm. Tuy nhiên, bản thân cỗ máy này đã có một lịch sử phát triển thú vị.

Cờ vây được xem là môn khó đối với máy móc, bởi số lượng nước cờ khả thi mỗi lần là rất lớn so với cờ vua, khiến các thuật toán kinh điển như Alpha-beta pruning, tree travelsal hay tìm kiếm heuristic không thực sự hiệu quả.

Do đó, phải mất hai thập kỷ sau khi máy tính của IBM là Deep Blue đánh bại kỳ thủ cờ vua Gary Kasparov vào năm 1997, phần mềm cờ vây đầu tiên mới chỉ đạt mức ngũ đẳng, tương đương một kỳ thủ nghiệp dư, và không cách nào chiến thắng kỳ thủ chuyên nghiệp một cách công bằng.

Máy móc đã thống trị trò chơi
Hai mươi năm sau khi đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới, AI chỉ mới đạt trình độ của các tay chơi cờ vây nghiệp dư. Ảnh: The Atlantic.

Vào năm 2012, chương trình AI Zen mới đánh bại kỳ thủ Masaki Takemiya (cửu đẳng) sau khi hai trận được chấp lần lượt 4 và 5 quân. Năm 2013, phiên bản cải tiến Crazy Stone chiến thắng kỳ thủ Yoshio Ishida (cửu đẳng) hai trận liên tục khi được chấp 4 quân.

Đến 2015, phần mềm AlphaGo ra đời, kết hợp nhiều thuật toán mới từ Deepmind, công ty vừa được Google mua lại một năm trước đó. Trong một cuộc chạy thử, AlphaGo đã thể hiện sức mạnh tuyệt đối trước những phần mềm chơi cờ khác, nó đánh bại 499/500 phần mềm cùng lúc, kể cả những “người đàn anh” như Zen hay Crazy Stone. Lần thử nghiệm thứ hai, nó đã chiến thắng tuyệt đối. Khi đối đầu với các kỳ thủ là người thực, AlphaGo đã chiến thắng 77% người chơi.

Tuy vậy, con số này không gây bất ngờ vào thời điểm đó, vì với sức mạnh của 1.202 CPU và 176 GPU, những nước cờ bình thường không thực sự làm khó được ngay cả các chương trình trước đó.

Dư luận chỉ thực sự chú ý đến AlphaGo vào 10/2015, khi nó đánh bại nhà vô địch cờ vây châu Âu là Fan Hui, kỳ thủ chuyên nghiệp nhị đẳng, năm ván liên tục. Đây là lần đâu tiên một trí tuệ nhân tạo chiến thắng một kỳ thủ chuyên nghiệp khi đánh ngang cờ.

Máy móc đã thống trị trò chơi
Chưa đầy một năm sau khi hoàn thiện, AlphaGo đã vượt xa cả đời phấn đấu của nhiều kỳ thủ. Ảnh: GoGameGuru.

Chưa đến nửa năm sau, giới cờ vây chấn động với cuộc cá cược trị giá 1 triệu USD. Theo đó, AlphaGo sẽ mang về số tiền khổng lồ trên cho các quỹ từ thiện nếu đánh bại kỳ thủ Lee Se-dol, người đang nắm giữ 18 danh hiệu quốc tế, một “huyền thoại sống” của làng cờ vây.

Vào tháng 2/2016, Lee trả lời phỏng vấn của đài JTBC Newsroom, cho rằng ông “hoàn toàn tự tin đánh bại AlphaGo, dù nó đã mạnh hơn nhiều”, ông cũng nói thêm rằng “thậm chí nếu chỉ thắng ⅘ trận đấu cũng sẽ là sự thất bại của mình, hay thậm chí là thất bại của cả nhân loại”.  Trong một cuộc phỏng vấn sau đó với Yonhap News, Lee Sedol tự tin sẽ thắng 5-0, dù “AlphaGo đã có 3 tháng nâng cấp phần mềm, nhưng như thế vẫn không đủ để đối đầu với tôi”.

Trận đấu được diễn ra một cách công bằng nhất, mỗi bên đều có thời gian suy nghĩ như nhau, cùng áp lực như nhau.

Kết quả, Lee Se-dol đã thất bại ba trận liên tiếp, ba trận thua hoàn toàn thuyết phục, và thậm chí ông đã chơi dưới cơ AlphaGo trong suốt thời gian thi đấu.

Máy móc đã thống trị trò chơi
"Máy móc đã thống trị trò chơi, giờ đến lượt thế giới". Ảnh: Wired.

Sau trận thua thứ hai, Lee Se-dol nói: “Hôm qua, tôi đã bị bất ngờ, nhưng hôm nay, tôi hoàn toàn câm lặng. Nếu bạn theo dõi kỹ trận đấu, phải thừa nhận tôi đã thua rất rõ ràng. Từ đầu trận, không có thời điểm nào tôi thực sự thấy mình đang dẫn dắt”.

Tờ Wired bình luận: “Theo một nghĩa nào đó, đây chỉ là một trò chơi, nhưng trận đấu này cũng đại diện cho tương lai của Google. Giờ đây, máy móc đã thống trị trò chơi, giờ đến lượt thế giới”.

Giải thích cho khả năng này, nhiều người nhắc đến công nghệ AI “thông minh” mà Google cài đặt trên AlphaGo. Những thuật toán bí mật đứng đằng sau sự cải tiến của nhiều dịch vụ như Google hay Facebook, cho phép cải tạo lại hoàn toàn những nghiên cứu về rôbốt. Với công nghệ này, AlphaGo có thể “tự học” chơi cờ bằng cách phân tích hàng nghìn nước đi của các kỳ thủ con người, sau đó tự chơi cờ với mình, phân tích và tìm lời giải cho các tình huống phát sinh. Kết quả, Google có một cỗ máy chơi cờ biết tự hoàn thiện trí thông minh của mình.

Theo The Verge, công nghệ này không hoàn toàn lạ lẫm. Người dùng đã chứng kiến những thứ tương tự, như việc Google Photos tự nhận diện hình ảnh và cho phép bạn chọn theo câu lệnh. Ví dụ, khi bạn chọn “thể hiện tất cả hình ảnh với mèo”, nó sẽ phân tích từng bức ảnh, nhận diện mèo và đưa ra kết quả tìm kiếm. Khả năng nhận diện ngày càng chính xác của Google Photos cũng là kết quả của quá trình rèn luyện và “tự học”. Thế nhưng, điểm đáng sợ của AlphaGo là nó có thể dự đoán trước cả phản ứng của đối thủ, những điều họ đang tính toán và phương án để ứng phó sau đó.

Máy móc đã thống trị trò chơi
Tăng số lượng vi xử lý, AlphaGo tăng thứ hạng Elo theo nghiên cứu trên đăng tải trên trang Nature.

Điểm khác biệt của trí tuệ nhân tạo là nó có thể được nâng cấp, khác với con người dường như bị giới hạn trong một lĩnh vực hay khả năng nhất định, khả năng chơi cờ của AlphaGo tăng tỷ lệ thuận với số CPU và GPU được trang bị. Không chỉ tự khiến mình thông minh lên, AlphaGo còn có khả năng dạy người khác, bản thân Fan Hui cho biết ông đã chơi giỏi hơn từ khi đánh cờ với cỗ máy này. Khi mới chơi với AlphaGo, ông xếp hạng 633 thế giới, và giờ ông đã leo lên quanh hạng 300. Một cỗ máy đang dạy cho con người tốt đẹp lên, và có thể, trong tương lai gần, máy móc sẽ tự dạy cho nhau thông minh hơn, như một kịch bản thường gặp trong phim viễn tưởng. 

Theo zing.vn

Xem tiếp :

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục xin gửi về:
bientap@2isao.com

loading...


Viết bình luận